Nguyên nhân làm hoang hoá các ao nuôi tôm sú ở vùng ven biển Hải Phòng

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở vùng ven biển hải phòng (Trang 49 - 75)

- Với bệnh KST, từ năm 2005 đến năm 2008, tỷ lệ mắc bệnh KST tại Hải Phòng có chiều hướng tăng lần lượt là 1,80%; 1,98%; 2,38% và 2,83%.

- Với bệnh vi khuẩn, từ năm 2005 đến năm 2008, tỷ lệ mắc bệnh do vi khuẩn tại Hải Phòng có mức biến động lớn, cụ thể lần lượt như sau 2,91%, 2,50%;

4,38% và 5,83%.

Nhìn chung, dịch bệnh tôm nuôi ở Hải Phòng xảy ra qua các năm với mức độ và cường độ khác nhau, gây thiệt hại lớn cho người dân nuôi tôm khu vực ven biển (Hình 13).

Hình 13. Biến động tình hình dịch bệnh ở một số khu vực nuôi tôm sú tại Hải Phòng

3.2. Nguyên nhân làm hoang hoá các ao nuôi tôm sú ở vùng ven biển Hải Phòng

Qua quá trình tìm hiểu tài liệu, các nhà quản lý, các nhà khoa học và tham gia điều tra thực tế tại các vùng NTTS trọng điểm của TP. Hải Phòng, thấy rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến các ao nuôi tôm bị bỏ hoang như: ô nhiễm môi

trường, dịch bệnh, trình độ quản lý và tổ chức sản xuất, quá trình phát triển đô thị, du lịch, cảng biển, cơ chế chính sách, quy hoạch và thực hiện quy hoạch, vốn và nguồn vốn đầu tư….Tuy nhiên những nguyên nhân cơ bản được xác định như sau:

- Nguyên nhân ô nhiễm và tích lũy ô nhiễm - Nguyên nhân dich bệnh và tích lũy mầm bệnh - Nguyên nhân quy hoạch và thực hiện quy hoạch - Nguyên nhân quản lý

3.2.1. Nguyên nhân ô nhiễm và tích lũy ô nhiễm

3.2.1.1. Ô nhiễm và tích lũy ô nhiễm trong nước và trầm tích đáy ao đầm nuôi tôm vùng cửa sông

*

Ô nhiễm môi trường từ nguồn thải sinh hoạt

Nguồn thải sinh hoạt có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái trong các ao nuôi tôm trên vùng BTC tự nhiên có RNM phát triển hoặc ở cả trong đê quốc gia. Tuy nhiên, mức độ của nguồn thải sinh hoạt sẽ gây ảnh hưởng rất khác nhau trên từng loại hình thuỷ vực. Ao nuôi tôm được phân bố chạy dọc vùng ven biển Hải Phòng từ cửa sông châu thổ Văn Úc (địa phận huyện Tiên Lãng) lên đến cửa sông hình phễu Bạch Đằng (địa phận Phù Long - Cát Bà). Tất cả chúng chịu sự tác động rất lớn từ các khu vực tập trung đông dân cư trong các quận nội thành: quận Hồng Bàng, quận Ngô Quyền, quận Lê Chân, quận Kiến An, quận Hải An. Mặt khác, từ Cầu Rào đi xuống phía Nam còn có quận Dương Kinh (phường Anh Dũng, phường Hưng Đạo, phường Đa Phúc, phường Hoà Nghĩa, phường Hải Thành và phường Tân Thành) và quận Đồ Sơn. Theo Niên giám Thống kê năm 2007 của thành phố Hải Phòng, dân số Hải Phòng lúc đó là 1796700 người. Trong đó, với số dân 697085 người tương đương 37,8% tổng số dân toàn thành phố Hải Phòng là tập trung đông dân cư ở ven biển.

Ngoài ra, nói tới du lịch ở Hải Phòng thì chúng ta không thể không nhắc tới khu du lịch nổi tiếng là Cát Bà và Đồ Sơn. Nơi đây chủ yếu phát triển kinh tế

theo hướng dịch vụ làm chính. Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với Hải Phòng tăng lên nhanh chóng. Số người đến với du lịch Hải Phòng không chỉ đông vào những ngày nghỉ , ngày lễ như: ngày 01/04 “Kỉ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà”, ngày nghỉ lễ 30/04 - 01/05 mà trong mùa du lịch chính những ngày cuối tuần cũng rất đông. Nếu như năm 2000 có trên 700000 và năm 2005 là 2820000 thì đến hết tháng 10/2008 số lượng khách du lịch đến với Hải Phòng đã lên tới trên 2940000 lượt. Và như vậy, ô nhiễm môi trường nước tăng dần đến nay đạt ở ngưỡng báo động, theo thời gian nguồn nước cấp cho các ao đầm nuôi tôm ngày càng bị ô nhiễm, đã khiến cho nhiều hộ nuôi tôm sú không đảm bảo được năng suất nuôi mà có không ít hộ nuôi bỏ đầm làm hoang hóa một vùng nuôi. Tải lượng sinh hoạt tính cho các điểm tập trung dân cư ven bờ và từ khách du lịch được trình bày trong bảng 10.

Bảng 10. Tổng lượng thải nguồn sinh hoạt khu vực ven bờ Hải Phỏng Danh mục thải Lượng thải từ (tấn/năm) Tổng lượng thải sinh

hoạt (tấn/năm) Dân cư Khách du lịch

BOD 7734,0 24,4 7758,4

COD 15468,0 48,8 15516,8

N-T 3093,6 9,8 3130,4

P-T 386,7 1,2 387,9

(Nguồn: Viện Tài nguyên và Môi trường biển, năm 2008 )

* Ô nhiễm môi trường từ các hoạt động công nghiệp

Hải Phòng là một thành phố lớn thứ 3 trong cả nước có ngành công nghiệp phát triển rất mạnh. Điển hình là các cơ sở công nghiệp chủ chốt như: cơ khí, đúc, các nhà máy sản xuất thép xây dựng và các sản phẩm từ kim loại, hóa chất, cao su, nhựa, chế biến thực phẩm, đồ uống,...tất cả tập trung ở phía Đông Bắc - Đồ Sơn và một phần nhỏ tập trung ở vùng cửa sông châu thổ Văn Úc - nơi có các khu công nghiệp chế xuất nằm trên đường 353 từ Cầu Rào về Đồ Sơn. Nhìn trên ảnh vệ tinh SPOT được chụp qua các năm 1994, 2000 và 2008 cho thấy, phần lớn các cơ sở công nghiệp này thường phân bố khá gần với các khu vực có

vùng nuôi tôm. Như vậy, nguồn thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp khi thải ra môi trường xung quanh có tác động rất lớn đến chất lượng nước nuôi tôm sú khu vực ven bờ, đó là: các kim loại nặng Cu2+, Pb2+, Cd2+, Zn2+ và Hg2+. Việc phân chia chất thải từ công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước trong các ao nuôi tôm sú ở vùng ven biển Hải Phòng chỉ mang tính tương đối:

- Ô nhiễm nguồn nước trong từ kim loại nặng do các cơ sở cơ khí, sản xuất thép, hóa chất, sơn, thủy tinh,…khoảng 60% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp lớn có trong khu vực.

- Ô nhiễm nguồn nước từ các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ từ các nhà máy chế biến hải sản, bánh kẹo, đồ uống,…khoảng 23% tổng số cơ sở.

- Ô nhiễm nguồn nước từ dầu mỡ phát sinh do các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu, thuyền chiếm 17% tổng số cơ sở.

Bảng 11. Tổng lượng thải nguồn công nghiệp ở khu vực ven bờ Hải Phòng Danh mục

thải

Tải lượng thải (tấn/năm)

Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008

BOD 899,4 1259,7 1620,2 1979,6

COD 2399,6 3348,4 4254,8 5150,5

N-T 82,8 128,6 164,9 187,3

P-T 56,8 76,7 100,7 135,6

Dầu - mỡ 73,7 96,5 129,8 163,2

Cu2+ 0,11 0,14 0,19 0.25

Pb2+ 6,74 9,53 12,15 15,11

Zn2+ 39,23 53,8 68,8 85,3

Hg2+ 0,03 0,05 0,08 0,12

As2+ 0,13 0,18 0,22 0,28

Cd2+ 0,15 0,22 0,26 0,33

(Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Hải Phòng tháng 11/2008)

Mặt khác, trong quá trình thu và phân tích mẫu nước ở các ao nuôi tôm sú tại một số khu vực nuôi trọng điểm Hải Phòng phục vụ cho đề tài cấp Bộ (Nguyễn Đức Cự, năm 2008), kết quả đạt được trình bày trong bảng 12.

Bảng 12. Các chất ô nhiễm kim loại nặng trong ao nuôi tôm sú tại Hải Phòng

Thông

số Đơn vị Tiên Lãng

Kiến

Thụy Đồ Sơn Hải An Cát Hải - Cát Bà

Tiêu chuẩn

CN- àg/l 1,41 1,35 1,45 2,08 2,14 10

Cu2+ àg/l 4,67 4,73 4,75 4,22 4,29 10

Pb2+ àg/l 5,11 4,89 4,23 4,46 4,72 50

Zn2+ àg/l 13,14 12,11 13,05 12,06 12,24 10

Cd2+ àg/l 0,48 0,47 0,52 0,33 0,47 5

As2+ àg/l 1,52 1,46 1,79 1,54 1,76 10

Hg2+ àg/l 0,32 0,38 0,36 0,28 0,33 5

(Nguồn: Trạm nghiên cứu biển Đồ Sơn: Nguyễn Xuân Thành và nnk tháng 06/2009)

Từ bảng 12 cho thấy, hàm lượng CN- khá cao có lẽ liên quan đến nguồn thải của công nghiệp từ lục địa nhưng vẫn thấp hơn nhiều lần so với GHCP cho phép theo TCVN 5943 - 1995. CN- không đáng ngại vì nó rất dễ bị bay hơi thoát ra môi trường ao nuôi tôm sú với điều kiện ao nuôi tôm sú có trạng bị đầy đủ hệ thống sục khí và hệ thống ao lắng trong quá trình cấp thoát nước cho ao nuôi.

Hàm lượng các kim lại nặng Cu2+, Pb2+, Cd2+, As2+, Hg2+ trong các vùng nuôi tôm sú trọng điểm Tiên Lãng, Kiến Thụy, Hải An, Cát Hải đều thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, riêng chỉ Zn2+ có hàm lượng cao nằm trong khoảng 12,06 - 13,14 àg/l (GHCP hàm lượng Zn2+ theo TCVN 5943 - 1995 là 10 àg/l) (hỡnh 14).

Hình 14. Biến động hàm lượng Zn2+ trong ao nuôi tôm sú ở một số vùng nuôi trọng điểm tại Hải Phòng

Một dẫn chứng minh họa cho điều này là ở quận Dương Kinh nằm ở phía Bắc Đồ Sơn, người nuôi tôm sú ở đây “bỏ ao đầm nuôi vì ô nhiễm”. Chúng tôi muốn nói ở đây là vùng nuôi tôm sú tại phường Hải Thành - quận Dương Kinh.

Từ trước đến nay, Hải Thành được đánh giá là một trong số những vùng nuôi tôm sú nước lợ lớn ở Hải Phòng. Hiện nay, tại vùng có hơn 50% hộ nuôi đã bỏ ao đầm cho hoang hóa, vì môi trường nước nơi đây thường xuyên bị ô nhiễm mà nguyên nhân chính là do ô nhiễm từ nguồn thải của hoạt động sản xuất công nghiệp từ các nhà máy, các xí nghiệp có cơ sở sản xuất đóng ở trên địa bàn dọc đường 353 hướng từ Cầu Rào về Đồ Sơn. Nhiều người dân nuôi tôm sú ở phường Hải thành đầy tâm trạng cho chúng tôi biết. Từ năm 2000 đến nay, khu vực nuôi tôm ở đây thường xuyên xuất hiện tình trạng tôm sú bị chết với lượng lớn do nguồn nước quá ô nhiễm. Thu hoạch của người dân từ việc nuôi tôm sú cũng theo đó mà giảm sút mạnh, có nhiều vụ nuôi hầu như bị mất trắng. Vào thời điểm 10/2008, tất cả 30 ha đầm của 15 hộ trong một đội sản xuất đã xuất hiện tình trạng khu vực đầm nuôi tôm cả mặt nước có màu đen và mùi hôi thối và một thực tại đáng buồn là ngay sau đó xuất hiện hang loạt tôm sú bị chết do môi trường nước không đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của tôm sú nuôi. Ngược lại, trước sự lo lắng của người dân, dường như chính

quyền địa phương phường Hải Thành khá thờ ơ trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Đi thực tế khảo thực địa chúng tôi nhận thấy rằng toàn bộ toàn bộ khu vực nuôi tôm sú ở phường Hải thành nằm đằng sau 7 nhà máy, xí nghiệp sản xuất và tính đến 05/2009 còn có 2 xí nghiệp chuẩn bị đi vào khởi động. Kênh cấp nước cho các ao đầm nuôi tôm sú lấy từ cống C1 chạy dọc phía sau các doanh nghiệp trên. Các cơ sở sản xuất công nghiệp này hàng ngày xả nước thải trực tiếp ra mương chung. Sau sự việc trên, địa diện ban quản lý vùng nuôi phường Hải Thành đã gửi mẫu nước đến Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc để phân tích và xét nghiệm. Phòng Trung tâm Quan trắc môi trường cho biết toàn bộ các mẫu nước gửi đến có hàm lượng N-NO3- đạt khoảng 0,47 - 0,61 mg/l (GHCP là 0,5 mg/l), ô nhiễm kim loại nặng CN-, Cu2+, Pb2+, Hg2+,… điển hình là Zn2+ hàm lượng thực tế phân tích đạt khoảng 12,58 - 13,64 àg/l (GHCP là 10 àg/l). Hiện nay, ụ nhiễm từ nguồn thải cụng nghiệp là rất lớn, hiện chưa có sự can thiệp tích cực của các cấp lãnh đạo về vấn đề ô nhiễm đa làm nhiều diện tích ao đầm nuôi tôm sú nơi đây kém năng suất và bị bỏ hoang.

* Ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp

Xét ở khía cạnh lao động phải phân theo các ngành kinh tế ở Hải Phòng, trong lao động tập trung đông nhất là ngành nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 49,17% nằm trong vấn đề lao động và việc làm được thảo luận tại Hội nghị bàn về “Tình hình phát triển kinh tế và phương hướng phát thành phố Hải Phòng năm 2008 - 2009” nhưng chúng ta thấy các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong khu vực ít có các trang trại hoặc các nông trường tập trung chăn nuôi, trồng trọt ở quy mô công nghiệp. Do vậy, nguồn thài này chỉ có tích chất phân tán. Mặc dù vậy, chúng ta không nên xem nhẹ tác động của nông nghiệp tới môi trường chất lượng nước trong các ao đầm nuôi tôm sú. Đó là, lượng hoá chất thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học được sử dụng để chăm sóc cho cây trồng. Lượng hóa chất được sử dụng hàng năm trong nông nghiệp là không

hình diễn biến sâu bệnh trong khu vực. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Hải Phòng năm 2008, chỉ tính riêng vùng ven biển Hải Phòng phía Đông Bắc - Đồ Sơn tại các khu vực cửa sông Lạch Tray, sông Cấm và sông Bạch Đằng đã sử dụng trên 21000 tấn phân hóa học và xấp xỉ 149 tấn hóa chất thuốc bảo vệ thực vật các loại để chăm sóc và diệt trừ sâu bệnh hại cây trồng. Điều đó khẳng định rằng, các chất ô nhiễm từ thuốc trừ sâu Clo trong nước ở vùng nước ven bờ Hải Phòng là rất lớn và dư lượng thuốc trừ sâu trong môi trường nước và trầm tích đáy đã ảnh hưởng không nhỏ tới các ao đầm nuôi tôm sú nước lợ tại đây. Ô nhiễm môi trường vùng nuôi tôm sú từ các hợp chất thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp DDE, DDT, DD, Aldrine, Lindane, Dieldrine, Endrine đã gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của tôm nuôi.

Bảng 13. Các chất ô nhiễm thuốc trừ sâu Clo hữu cơ trong các vùng nuôi tôm sú tại Hải Phòng

Thông

số Đơn vị Tiên Lãng

Kiến

Thụy Đồ Sơn Hải An

Cát Hải - Cát

Tiêu chuẩn Lindane ng/l 15,78 15,65 17,19 16,78 18,78 4*

Aldrin ng/l 3,03 3,24 4,94 2,89 3,72 3*

Endrin ng/l 4,27 4,76 6,62 5,05 5,42 4*

Dieldrin ng/l 3,36 3,96 4,88 3,02 3,25 3*

DDD ng/l 4,79 4,63 5,12 2,84 3,37 1**

DDE ng/l 3,34 4,12 2,08 2,11 3,24 1**

DDT ng/l 7,34 7,45 7,37 4,18 4,38 1*

(Chú giải: * Theo tiêu chuẩn của Indonexia và ** theo tiêu chuẩn của Mỹ) - Nguồn: Trạm biển Đồ Sơn tháng 06/2009)

Dư lượng các thuốc trừ sâu Clo hữu cơ luôn thường xuyên có trong môi trường ao nuôi tôm sú ở cả hai khu vực nuôi phía Đông Bắc - Đồ Sơn và khu vực phía Tây Nam - Đồ Sơn. Kết quả khảo sát về dư lượng hóa chất thuốc bảo

vệ thực vật như Lindane, Aldrin, Endrin, DDD, DDE, DDT đều vượt quá so với tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ dùng cho NTTS của Việt Nam (TCVN 5943 - 1995) và tiêu chuẩn của Indonexia và Mỹ. (bảng 13).

* Các nguồn ô nhiễm môi trường trực tiếp trên vùng cửa sông ven biển

Hải Phòng là một thành phố cảng cho nên cảng biển và giao thông biển là ngành kinh tế có đóng góp hết sức quan trọng cho sự phát triển chung của nền kinh tế Hải Phòng. Tuy vậy, bản thân hoạt động của ngành hàng hải lại là nguồn ô nhiễm dầu mỡ rất lớn cho khu vực ven biển tập trung nhiều ao đầm nuôi tôm sú. Theo kết quả báo cáo của đề tài ĐT.TS.2005.395 của TS.Nguyễn Đức Cự làm chủ nhiệm đề tài cho hay “Hàm lượng dầu mỡ khá cao luôn vượt quá tiêu chuẩn cho phép ở khu vực phía Bắc Đồ Sơn, có lẽ ảnh hưởng từ nguồn thải từ tầu thuyền tại cảng Hải Phòng. Khu vực phía Nam Đồ Sơn có hàm lượng thấp hơn nhưng cũng gần tiêu chuẩn cho phép”. Chúng ta đi tìm hiểu một số nguyên nhân sau:

- Trong quá trình hoạt động của tàu thuyền ra vào ở vùng ven bờ Hải Phòng, việc thải thường xuyên nước làm mát máy lẫn dầu của máy ra vào thuỷ vực vùng cửa sông ven biển Hải Phòng. Đây là những con số hết sức linh động, vì tuỳ theo tình trạng của máy tàu, lượng nhiên liệu sử dụng và ý thức của người vận hành phương tiện mà hàm lượng dầu - mỡ trong nước thải ra nhiều hay ít là khác nhau. Tính trung bình mỗi tàu hoạt động bình thường thải ra 2 kg dầu/ngày. Với khoảng trên 20000 lượt tầu ra vào cảng năm 2008, chưa kể số lượng tàu qua lại môi năm trên vùng ven biển Hải Phòng chỉ tính riêng khu vực vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng nhận được 489 tấn dầu/năm. (Nguồn: Cảng vụ Hải Phòng, năm 2008).

- Ngoài ra, một chuyến hành trình ra vào khu vực vùng ven bờ Hải Phòng của các tàu thuyền thì dựa vào quá trình vận hành của máy, dầu cặn, nước dằn tầu cần được thanh thải tương ứng. Do vậy, lượng dầu - mỡ rơi vãi từ hoạt động này là rất đáng kể.

- Dầu - mỡ rơi vãi và thất thoát từ các hoạt động xuất nhập khẩu ở cần tầu, bến cảng, nhà kho và lượng dầu thất thoát trong thời gian lưu kho gây ô nhiễm nghiêm trong đến môi trường trong ao đầm nuôi tôm sú.

Ngoài các nguyên nhân kể trên còn có dầu tràn từ các vụ tai nạn hang hải tuy xác suất nhỏ nhưng thường với khối lượng lớn, tức thời, gây hậu quả nghiêm trọng, chi phí cho xử lý, phục hồi môi trường rất tốn kém và thời gian kéo dài.

Mỗi năm trong khu vực có từ 2 - 4 chiếc tầu đắm, 4 - 5 vụ chìm xà lan và các vụ đâm cũng thường xuyên xảy ra (Phòng An toàn Hàng hải, năm 2008)

Lượng dầu thải ước tính từ hoạt động hàng hải trong khu vực Hải Phòng được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 14. Lượng dầu thải từ hoạt động hàng hải trong khu vực Hải Phòng

Hoạt động hàng hải Khối lượng dầu thải (tấn/năm)

- Dầu thanh thải rơi vãi 4,5

- Sự cố tràn dầu 7,3

- Xuất nhập dầu tại cảng 56,6

- Dầu lẫn trong nước làm mát máy 511,6

Tổng cộng 580,0

(Nguồn: Phòng An toàn Hàng hải, Cảng vụ Hải Phòng, năm 2008)

* Các nguồn ô nhiễm môi trường từ lục địa thải ra vùng cửa sông

Nguồn ô nhiễm môi trường từ lực địa do các sông thải ra vùng ven biển Hải Phòng là cửa sông Văn Úc, sông Lạch Tray, sông Cấm, sông Bạch Đằng và cửa lạch Huyện. Mặt khác, vùng nuôi tôm phân bố ở trong và ngoài đê quốc gia dọc vùng của sông châu thổ phía Tây Nam - Đồ Sơn đến vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng phía Đông Bắc - Đồ Sơn. Các khu vực nuôi tôm sú ở Tiên Lãng, Kiến Thuỵ và dọc đường 14, Đình Vũ và Phù Long đều bị ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp cho ao đầm nuôi tôm sú.

3.2.1.2. Nguyên nhân ô nhiễm do các ao nuôi tích lũy ô nhiễm

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở vùng ven biển hải phòng (Trang 49 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w