3.1. Hiện trạng đầm nuôi thủy sản vùng ven biển Hải Phòng 1. Khái niệm về hoang hóa trong các ao đầm nuôi tôm sú
3.1.2. Bản đồ hiện trạng đầm nuôi thủy sản vùng ven biển Hải Phòng
Đề tài đã sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh viễn thám SPOT đa phổ để thành lập bản đồ hiện trạng đầm nuôi và biến động diện tích đầm nuôi, diện tích rừng ngập mặn (RNM) ở các mốc thời gian năm1994, 2000 và năm 2008. Kết quả được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1. Diện tích đầm nuôi và RNM theo các khu vực thuộc vùng ven biển Hải Phòng ở các mốc thời gian năm 1994, năm 2000 và năm 2008
Khu vực
Diện tích năm 1994 (ha)
Diện tích năm 2000 (ha)
Diện tích năm 2008 (ha) Đầm
nuôi RNM Đầm
nuôi
RNM Đầm
nuôi
RNM Trong
đầm
Ngoài đầm
Trong đầm
Ngoài đầm
1 410,33 854,17 702,34 598,89 271,90 921,24 504,62 124,00
2 735,29 70,00 936,15 197,80 33,96 1089,82 17,33 53,62
3 891,67 675,76 1786,19 645,39 490,48 2921,33 350,27 35,17
4 259,98 77,91 1973,64 0 733,26 4345,65 11,72 1267,82
Tổng 2297,27 1600,38 5398,32 1442,08 1592,60 9278,04 833,94 1480,61
2971,68 2367,55
Chú giải: Khu vực 1, 2, 3, và 4 lần lượt là các khu vực Phù Long - Cát Bà, Cát Hải (bao gồm Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Văn Phong), Đình Vũ - Tràng Cát và Đồ Sơn - Tiên Lãng.
Vào thời điểm năm 1994 (bảng 1, hình 2), các địa điểm như Đình Vũ, Cát Hải, Phù Long thuộc vùng cửa sông hình phễu nằm ở phía Đông Bắc - Đồ Sơn đã được khoanh đắp đầm nuôi. Nhưng ở khu vực phía Tây Nam - Đồ Sơn vùng cửa sông châu thổ này có diện tích đầm nuôi là không đáng kể. Cụ thể:
- Ở khu vực phía Đông Bắc - Đồ Sơn, diện tích đầm nuôi là 2037,29 ha, trong đó:
+ Phù Long - đảo Cát Bà 410,33 ha.
+ Thị trấn Cát Hải - Đồng Bài - Nghĩa Lộ - Văn Phong 735,29 ha.
+ Đình Vũ - Tràng Cát 891,67 ha.
- Ở khu vực phía Tây Nam - Đồ Sơn, diện tích đầm nuôi là 259,98 ha. Phân bố đầm nuôi tôm ở khu vực này chủ yếu tập trung dọc đường 14 và Bàng La.
Tổng diện tích đầm nuôi ở Hải Phòng năm 1994 là 2297,27 ha, nhìn chung đầm nuôi được khoanh đắp với diện tích lớn thường từ hàng chục đến hàng trăm ha một đầm.
Hình 2. Ảnh vệ tinh SPOT đa phổ thu ngày 24/12/1994 khu vực vùng ven biển Hải Phòng
Năm 2000, diện tích đầm nuôi tại Hải Phòng đã tăng lên rất nhanh so với năm 1994, sau 6 năm ở khu vực phía Đông Bắc - Đồ Sơn diện tích đầm nuôi tăng lên tại những nơi có RNM ngoài đầm nuôi và một phần từ diện tích bãi triều cao (bảng 1, hình 3).
- Ở khu vực phía Đông Bắc - Đồ Sơn, diện tích đầm nuôi là 3424,68 ha, trong đó:
+ Phù Long - đảo Cát Bà 702,34 ha
+ Đình Vũ - Tràng Cát 1786,19 ha
- Ở khu vực phía Tây Nam - Đồ Sơn, diện tích đầm nuôi là 1973,64 ha. Như vậy, diện tích đầm nuôi tôm ở khu vực này đã tăng lên đáng kể, chủ yếu là mở rộng ra từ phần diện tích cũ của năm 1994.
Hình 3. Ảnh vệ tinh SPOT đa phổ thu ngày 14/09/2000 khu vực vùng ven biển Hải Phòng
Hình 4. Bản đồ hiện trạng đầm nuôi khu vực vùng ven biển Hải Phòng năm 2000
Năm 2008, sau một thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2000/QĐ - TTg, việc chuyển đổi đất trồng lúa, làm muối năng suất thấp và đất hoang hóa sang NTTS, phá RNM để nuôi tôm đã làm cho diện tích nuôi được mở rộng một cách nhanh chóng. Ở khu vực phía Đông Bắc - Đồ Sơn, diện tích đầm nuôi từ 3424,68 ha năm 2000 tăng lên đến 4932,39 ha năm 2008. Ở khu vực phía Tây Nam - Đồ Sơn, diện tích đầm nuôi từ 1973,64 ha năm 2000 tăng lên đến 4345,65 ha năm 2008 (bảng 1, hình 4, hình 5, hình 6).
Hình 5. Ảnh vệ tinh SPOT đa phổ thu ngày 05/11/2008 khu vực vùng ven biển Hải Phòng
Hình 6. Bản đồ hiện trạng đầm nuôi khu vực vùng ven biển Hải Phòng năm 2008 3.1.3. Biến động diện tích đầm nuôi khu vực vùng ven biển Hải Phòng giai đoạn 1994 - 2008
Qua tổng hợp phân tích tài liệu, giải đoán ảnh vệ tinh và chồng phủ lớp các lớp bản đồ hiện trạng đầm nuôi vùng ven biển Hải Phòng thu được kết quả biến động diện tích đầm nuôi giai đoạn 1994 - 2008 thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Biến động diện tích đầm nuôi ở Hải Phòng giai đoạn 1994 - 2008
Khu vực
Biến động diện tích đầm nuôi
1994 - 2000
Biến động diện tích đầm nuôi
2000 - 2008
Biến động diện tích đầm nuôi
1994 - 2008 Đầm
nuôi RNM Đầm
nuôi
RNM Đầm
nuôi RNM
Trong đầm
Ngoài đầm 1 292,01 +16,62 218,90 -92,27 -147,90
510,91 -225,55 -242,17
2 200,86 +161,22 153,67 -180,47 +19,66
354,53 +0.95 -160,81
3 894,52 +478,11 1135,14 -295,12 -455,31
2029,66 -272,32 -750,43
4 1713,66 +655,35 2372,01 +17,72 +534,56
4085,67 +1201,63 +552,28
Tổng 3101,05 +1311,30 3879,72 -552,14 -48,99
6980,77 +704,71 -601,13
Chú giải: Khu vực 1, 2, 3, và 4 lần lượt là các khu vực Phù Long, Khu vực Cát Hải (bao gồm Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Văn Phong), Đình Vũ - Tràng Cát và Đồ Sơn - Tiên Lãng.
Từ bảng 2 diện tích đầm nuôi năm 1994 đến nay đều có xu hướng mở rộng diện tích nhưng diện tích RNM trong suốt 14 năm qua có mức biến động trái chiều so với đầm nuôi. Các giá trị của bảng 3 được hiểu như sau: diện tích rừng bị mất đi có giá trị âm (-), diện tích rừng sinh trưởng và phát triển thêm hoặc được trồng mà thời điểm tính mà có diện tích lớn hơn thời điểm trước đó thì mang giá trị dương (+). Bằng cách nhìn nhận này, ta có:
Giai đoạn 1994 - 2000, qua giải đoán ảnh vệ tinh ta thấy khu vực như Phù Long, Cát Hải, Đình Vũ, Tràng Cát, đường 14 - Đồ Sơn và Tiên Lãng diện tích đầm nuôi đều có xu hướng tăng thêm. Khu vực Phù Long - Cát Bà tăng 292,01 ha, Cát Hải tăng 200,86 ha , Đình Vũ - Tràng Cát tăng 894,52 ha và Đồ Sơn -
Kiến Thụy - Tiên Lãng tăng 1713,66 ha. Biến động tổng diện tích đầm nuôi tại Hải Phòng trong giai đoạn này là 3101,05 ha.
Giai đoạn 2000 - 2008, diện tích đầm nuôi đã phát triển một cách ồ ạt, nhanh chóng trong những năm đầu thực hiện Nghị quyết số 09/2000/QĐ - TTg, thành phố Hải Phòng đã chuyển đổi các loại đất sản xuất lúa kém hiệu quả, đất trũng, đất ven biển chuyển sang NTTS. Do vậy, diện tích đầm nuôi ở vùng ven biển Hải Phòng năm 2008 tăng gần gấp đôi so với năm 2000 từ 5398 ha lên đến 9278 ha. Đa phần các diện tích khoanh đắp này chủ yếu tập trung vào khu vực có nhiều xói lở bãi triều xảy ra mạnh mẽ ở phía bắc cửa sông Bạch Đằng, phần bãi triều thấp phía nam cửa sông đến Đồ Sơn, đối diện với biển, chịu sự tác động mạnh của sóng, dòng chảy, động lực biển thắng thế (hình 7, bảng 2).
Hình 7. Bản đồ biến động diện tích đầm nuôi khu vực vùng ven biển Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2008
Bảng 3. Mức độ xói lở bãi triều vùng ven biển Hải Phòng giai đoạn 1994 - 2008 (m/năm)
Khu vực Bãi triều cao Bãi triều thấp
Khoảng TB m/năm Khoảng TB m/năm
Vinh Quang 150 - 450 300 6
Bàng La 100 - 400 250 5
Đông Đình Vũ 250 - 500 350 7 500 - 1000 800 16
Cát Hải 300 - 600 350 7 500 - 2300 160 32
Phù Long 100 - 300 250 5 1000 - 1500 1200 24
Tổng
trung bình 300 6,0 432 14,4
Nguồn: Theo Viện Tài nguyên và Môi trường, năm 2008)
Bảng 3 cho thấy, những khu vực như Đình Vũ, Cát Hải, Phù Long mức độ xới lở ngang rất lớn cả bãi triều cao và bãi triều thấp. Trung bình bãi triều cao từ 5 - 7 m/năm, bãi triều thấp trung bình 16 - 32 m/năm. Phía Đông Bắc - Đồ Sơn này diễn ra nhiều hoạt động kinh tế khác nhau. Để bảo vệ tốt vùng bờ biển này, một trong những biện pháp hữu hiệu và tiết kiệm hạn chế tác động tiêu cực của hiện tượng xói lở vùng bờ cần duy trì và phát triển trồng RNM. Trong thời gian qua việc phá và lấn chiếm RNM khoanh đắp ao tôm diễn ra đáng báo động, hậu quả là cơn bão số 2 năm 2005 đã phá hủy cả đoạn đê dài, gây thiệt hại lớn.
Trong giai đoạn 1994 - 2000, RNM tại các khu vực Đình Vũ, Tràng Cát và Phù Long RNM đã bi mất đi một phần chuyển sang ao đầm nuôi tôm và một phần lớn diện tích đã chuyển sang vào các loại hình kinh tế khác.
Bảng 4. Mức độ bồi tụ ngang bãi triều ở một số điểm ven bờ Hải Phòng trong giai doạn 1994 - 2008 (m/năm)
Khu vực Bãi triều cao Bãi triều thấp
Khoảng TB m/năm Khoảng TB m/năm
Tiên Lãng 800 - 2500 1800 36 800 - 3000 1500 30
Đại Hợp 20 - 50 40 1 1700 - 2500 2000 40
Đường 14 700 - 1500 1000 20 100 - 200 150 3
Tràng Cát 300 - 600 400 8 150 - 250 200 4
Nam Đình Vũ 200 - 500 300 6 120 - 200 160 4 Tổng
trung bình 708 14,2 802 16,2
Nguồn: Theo Viện Tài nguyên và Môi trường, năm 2008)
Từ bảng 4 cho thấy, mức độ bồi tụ ngang ở Tiên Lãng là rất lớn với bãi triều cao là 36 m/năm, bãi triều thấp là 30 m/năm. Ngoài ra, các khu vực khác cũng có mức bồi tụ ngang lớn như bãi triều cao ở đường 14 (20 n/năm), bãi triều thấp ở Đại Hợp (40 m/năm). Nhìn chung, các khu vực này đều nằm ở phía Tây Nam - Đồ Sơn có tích thất vùng cửa sông châu thổ bồi tụ. Mặt khác, mức độ bồi tụ cả ở bãi triều cao và bãi triều thấp tại khu vực Tràng Cát và phía Nam Đình Vũ là không nhiều, chỉ dao động từ 4 - 6 m/năm. Ở các khu vực Tràng Cát và Đình Vũ có tích chất vùng cửa sông hình phễu bồi tụ ít.
Như vậy, đối với bãi triều cao (tổng trung bình xói lở ngang là 6 m/năm, tổng trung bình bồi tụ ngang là 14,2 m/năm); đối với bãi triều thấp (tổng trung bình xói lở ngang là 14,4 m/năm, tổng trung bình bồi tụ ngang là 16,2 m/năm). Trong giai đoạn 1994 - 2008, cân bằng tổng trung bình m/năm được bồi tụ và bị xói lở của bãi triều cao là 8,2 m/ năm, bãi triều thấp là 1,8 m/năm. Như vậy, diễn biến của quá trình xói lở và bồi tụ ở các khu vực khác nhau có tích chất phức tạp.
3.1.4. Kết quả phân tích hiện trạng ao đầm nuôi tôm sú bằng giải đoán ảnh