Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 93 - 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý thiết bị dạy học

Kết quả nghiên bƣớc đầu khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng trong việc trang bị, bảo quản, sử dụng TBDH trong các trƣờng THCS thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Các biện pháp này có tác động mạnh mẽ đến các nhân tố của quá trình dạy học, đặc biệt là tác động đến giáo viên và học sinh trong hoạt động truyền đạt và lĩnh hội tri thức để đạt hiệu quả cao nhất. Chúng còn có tác động lớn đến các bộ phận quản lý hoạt động dạy học, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

Tuy nhiên các biện pháp quản lý, sử dụng TBDH không phải là biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau, mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thành một hệ thống. Các biện pháp này bổ sung và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện, cùng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng TBDH trong việc đổi mới phƣơng pháp và nâng cao chất lƣợng dạy học.

Khi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nhận thức rõ vai trò của TBDH trong đổi mới phƣơng pháp và nâng cao chất lƣợng giáo dục thì mọi ngƣời sẽ có trách nhiệm quản lí sử dụng hiệu quả không gây lãng phí, thất thoát tài sản, công sức của nhà nƣớc và nhân dân. Đó là nền tảng để cán bộ, giáo viên từng bƣớc khai thác và sử dụng hiệu quả TBDH.

Khi giáo viên đƣợc bồi dƣỡng kĩ năng, biết quy trình khai thác và sử dụng TBDH cùng với yêu cầu thƣờng xuyên sử dụng TBDH qua các biện pháp hành chính, thi đua, kiểm tra đôn đốc của nhà quản lý, các TBDH đƣợc sống cùng các bài giảng của giáo viên, nói lên tiếng nói khoa học của chính TBDH thì hiệu quả của quá trình dạy học sẽ đƣợc nâng cao.

Trong quá trình sử dụng TBDH, nhận thức, kĩ năng, nghiệp vụ sử dụng TBDH cũng dần hoàn thiện và cùng tác động lẫn nhau phát triển.

Quá trình sử dụng TBDH đi từ bắt buộc, không muốn, không thích đến tự giác trên cở sở các tác động toàn diện của nhà quản lý: Nhận thức, tình cảm, kĩ năng; vừa yêu cầu vừa động viên, đồng cảm với những khó khăn ban đầu của việc sử dụng TBDH; vừa khuyến khích về vật chất lẫn tinh thần.

Các biện pháp trên cũng đảm bảo sự đồng bộ giữa trang bị mua sắm, bảo quản sử dụng và kiểm tra đôn đốc của nhà quản lý.

Tuy nhiên các biện pháp này đƣợc sử dụng có hiệu quả nhất khi đƣợc khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tƣợng quản lý và từng điều kiện riêng biệt của mỗi nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)