8. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Quản lý thiết bị dạy học
Quản lý TBDH là một trong các nhiệm vụ quản lý của ngƣời hiệu trƣởng. Đó là quá trình tác động có tính định hƣớng, có tổ chức dựa trên những thông tin về tình trạng của TBDH và đặc điểm đặc thù của mỗi trƣờng, nhằm đảm bảo cho việc đầu tƣ, khai thác, sử dụng TBDH phát triển phù hợp với mục tiêu đào tạo của mỗi cơ sở đào tạo.
Công tác quản lý TBDH chịu sự chi phối rất lớn của nhiệm vụ, mục tiêu cũng nhƣ trình độ sƣ phạm của mỗi giáo viên ở mỗi cơ sở đào tạo. Đó là những đặc trƣng nhất, quyết định nội dung, hình thức cũng nhƣ phạm vi hoạt động của công tác quản lý TBDH. Để hiểu rõ hơn về quản lý TBDH cần phải phân tích thêm các chức năng cơ bản của quản lý TBDH
Nếu tiếp cận quản lý nhƣ một quá trình với các chức năng thì quản lý TBDH đƣợc hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra việc trang bị và sử dụng các thiết bị phục vụ cho dạy và học nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và hiệu quả sử dụng chúng. Dƣới đây xin trình bày một số chức năng chính của quản lý TBDH.
- Lập kế hoạch: Đó là quá trình thiết lập các mục tiêu về TBDH, hệ thống hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó. Nội dung của kế hoạch bao gồm:
+ Đầu tƣ theo nhu cầu tức là xác định các nhu cầu đầu tƣ về TBDH cho mỗi môn học nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu dạy học đã đặt ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Xây dựng các quy định, quy trình quản lý và sử dụng các TBDH nhằm đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra là nâng cao chất lƣợng đào tạo và giảm chi phí sử dụng.
- Tổ chức: Là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc, quyền hạn và các thành viên của tổ chức để họ có thể đạt đƣợc mục tiêu về quản lý sử dụng TBDH một cách có hiện quả nhất.
- Chỉ đạo: Là điều hành, điều khiển, giúp ngƣời quản lý thực hiện trách nhiệm quản lý TBDH một cách có hiệu quả nhất.
- Kiểm tra: Ngƣời quản lý phải kiểm tra việc quản lý và sử dụng các TBDH theo các mục tiêu đã đề ra. Có ba yếu tố cơ bản của công tác kiểm tra:
+ Xây dựng chuẩn đánh giá khi thực hiện; + Đánh giá việc thực hiện;
+ Điều chỉnh hoạt động (nếu nhận xét thấy có sự chênh lệch) hoặc trong trƣờng hợp cần thiết có thể điều chỉnh mục tiêu.
Nhƣ vậy, hoạt động quản lý TBDH đối với một trƣờng phổ thông đều phải qua ba nội dung cơ bản là: Tổ chức, lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá các hoạt động và thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Một cách phân loại khác, trong đó tách quá trình quản lý TBDH theo hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu tƣ và trang bị. + Giai đoạn khai thác và sử dụng.
Hai giai đoạn này có mối quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH phải tiến hành đầu tƣ đúng hay lựa chọn đúng các TBDH và trong sử dụng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định.