8. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Thiết bị dạy học, phân loại thiết bị dạy học
1.2.3.1. Thiết bị dạy học
Dạy học là một trong những quá trình cơ bản để giáo dục, đào tạo ra những con ngƣời phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Sự thành công của quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lý và sử dụng hiệu quả TBDH trong mối tƣơng quan hợp lý khoa học với phƣơng pháp, giải pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Hiện nay tùy theo mục đích sử dụng mà ngƣời ta dùng nhiều thuật ngữ với TBDH với những nội hàm khác nhau.
a.Nếu coi TBDH là điều kiện thực hiện mục đích dạy học thì các TBDH bao gồm: sách giáo khoa, tài liệu dạy học, phƣơng tiện kĩ thuật máy móc, TBDH… là những điều kiện để thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học.
b.Nếu coi thiết bị dạy học như là những đối tượng vật chất được sử dụng để điều khiển nhận thức của người học thì TBDH bao gồm: Một tập hợp đối tƣợng vật chất mà đƣợc giáo viên sử dụng với tƣ cách là phƣơng tiện điều khiển con ngƣời hoạt động nhận thức của ngƣời học; còn đối với học sinh là nguồn cung cấp tri thức cần lĩnh hội, là cách thức tạo ra trí thức, kỹ năng, kỹ xảo phục vụ mục đích giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ c.Nếu coi thiết bị dạy học như khách thể vật chất đóng vai trò phụ trợ mục đích giáo dục thì TBDH bao gồm: tập hợp các khách thể vật chất (vật chất và tinh thần) đóng vai trò phụ trợ để thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dụng của quá trình giáo dục- huấn luyện gọi là TBDH.
Theo các nhà giáo dục học, khi xem xét đánh giá khái niệm TBDH nào đó đã đầy đủ, chính xác chƣa thì chúng ta phải xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa mục đích với phƣơng tiện và phƣơng pháp dạy học. Điều này có nghĩa là mục đích dạy học nhƣ thế nào thì phƣơng tiện và phƣơng pháp phải tƣơng ứng nhƣ vậy.
Một điểm nữa cũng phải chú ý khi xây dựng các khái niệm chúng ta cần phải xem xét đến cơ sở logic của khái niệm ấy. Vì vậy, những khái niệm nào thoát ly khỏi những yêu cầu trên sẽ không đƣợc coi là đầy đủ và chính xác.
Từ căn cứ trên, chúng ta có thể thấy khái niệm trình bày ở mục (b) và mục (c) đã chứa đựng đầy đủ mối quan hệ giữa mục đích- phƣơng tiện- phƣơng pháp, đồng thời còn đáp ứng đƣợc yêu cầu về mặt quy tắc cũng nhƣ cơ sở logic của khái niệm cần có.
Đặc biệt khái niệm TBDH nêu ở mục (c) có thể coi là khái niệm khá đầy đủ, chính xác. Khái niệm này đã thỏa mãn cả hai yêu cầu của một khái niệm là tách các sự vật ra khỏi sự vật khác “một tập hợp các khách thể vật chất” đồng thời chỉ rõ một cách đầy đủ nhất nội dung của sự vật “chỉ đóng vai trò phụ trợ” nhằm thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình giáo dục nhƣ tài liệu đã nêu trên.
Trong luận văn này tác giả sử dụng quan niệm TBDH bao gồm tập hợp các khách thể vật chất (vật chất và tinh thần) đóng vai trò phụ trợ để thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình giáo dục.
1.2.3.2. Phân loại thiết bị dạy học
Các nhà giáo dục đã phân loại TBDH thành: phần cứng và phần mềm. - Phần cứng:
Là cơ sở để thực hiện các nguyên lý thiết kế, phát triển các loại phƣơng tiện cơ, điện, điện tử, … theo các yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TBDH: máy chiếu, radio casette, máy thu hình, máy tính,… đƣợc gọi là phần cứng. Phần cứng là kết quả tác động của sự phát triển khoa học kỹ thuật trong nhiều thế kỷ. Phần cứng đã cơ giới hóa, điện tử hóa quá trình dạy học, nhờ đó, thầy giáo có thể dạy cho nhiều học sinh cùng một lúc, truyền đạt nội dung nhiều và nhanh hơn mà tiêu tốn sức lực ít hơn.
- Phần mềm:
Sử dụng các nguyên lý sƣ phạm, tâm lý, khoa học kỹ thuật để cung cấp cho học sinh một khối lƣợng kiến thức hay cải thiện cách ứng sử cho học sinh, chƣơng trình môn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu giáo khoa,…
Phần mềm đƣợc đặc trƣng bằng sự phân tích mô tả chính xác đối tƣợng, sự lựa chọn mục tiêu, sự củng cố và đánh giá kiến thức.
Sự phân loại trên chỉ mang tính tổng quát. Ngoài ra đi sâu vào các loại TBDH cụ thể, chúng ta có thể phân chia ra làm nhiều loại tùy theo tính chất, mức độ phức tạp chế tạo,…
1.2.3.2.1. Phân loại theo tính chất
Với cách phân chia này ngƣời ta chia TBDH ra làm hai loại: Nhóm truyền tin và nhóm mang tin.
- Nhóm truyền tin: Cung cấp cho các giác quan của học sinh nguồn tin dƣới dạng tiếng hoặc hình ảnh hoặc cả hai cùng một lúc. Những TBDH thuộc nhóm truyền tin dùng trong giáo dục phần lớn là các phƣơng tiện dùng trong sinh hoạt nhƣ:
+ Máy chiếu qua đầu. + Máy chiếu đa năng. + Máy thu hình. + Máy ghi âm. + Máy chiếu phim.
+ Máy chiếu phim dƣơng bản. + Máy quay đĩa,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nhóm mang tin: Là nhóm mà tự bản thân mỗi thiết bị đều chứa đựng một lƣợng tin nhất định. Những tin này đƣợc bố trí trên các vật liệu khác nhau và dƣới dạng riêng biệt. Các phƣơng tiện mang tin đƣợc nghiên cứu, thiết kế theo các nguyên tắc sƣ phạm và khoa học kỹ thuật nhằm truyền tải những thông điệp dạy học một cách thuận lợi và chính xác. Các phƣơng tiện mang tin gồm có:
+ Các tài liệu in: Những tài liệu chép tay, vở ghi, các tài liệu in và vẽ, sổ tay tra cứu, các tài liệu hƣớng dẫn, sách giáo khoa sách chuyên môn, sách bài tập, chƣơng trình môn học…
+ Những thiết bị mang tin thính giác: Là những thiết bị mang tin dƣới dạng tiếng nhƣ: Đĩa âm thanh, băng âm thanh, chƣơng trình phát thanh,…
+ Những thiết bị mang tin thị giác: Là các thiết bị đƣợc trình bày và bảo lƣu tin dƣới dạng hình ảnh gồm có tranh tƣờng, biểu bảng, ảnh đen trắng, ảnh màu, phim dƣơng bản…
+ Những thiết bị mang tin nghe nhìn: Là nhóm hỗn hợp, mang tin dƣới dạng cả tiến lẫn hình gồm có phim có tiếng, các buổi truyền hình, các buổi ghi hình, video, phƣơng tiện đa chức năng (multimedia), internet,…
+ Những thiết bị mang tin dùng cho sự hình thành khái niệm và tập luyện thí nghiệm: Với sự giúp đỡ của những thiết bị này học sinh có thể làm quen với các phƣơng tiện và công cụ sản xuất trong thực tế. Các quy trình sản xuất và các thao tác làm việc cũng nhƣ các hoạt động của máy móc có thể đƣợc mô hình hóa hoặc sao chép lại. Các thiết bị này tạo khả năng hình thành những thói quen nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo và năng lực ứng xử theo yêu cầu đào tạo nhƣ các nguyên vật liệu độc đáo (đồ vật, chế phẩm, bộ sƣu tập,…), mô hình (tĩnh và động), tranh lắp hoặc dán vật thật, vật cắt…
1.2.3.2.2. Phân loại theo cách sử dụng
Với cách này ngƣời ta chia TBDH ra thành 2 nhóm:
- Thiết bị dùng trực tiếp để dạy học, trong nhóm này lại chia thành hai nhóm nhỏ đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Các thiết bị truyền thống là các thiết bị đã đƣợc sử dụng từ lâu đời và ngày nay từng lúc, từng nơi vẫn còn đƣợc sử dụng nhƣ: Bảng, phấn,…
+ Các thiết bị nghe nhìn đƣợc hình thành do sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ngành điện tử và công nghệ thông tin. Do hiệu quả cao trong truyền thông dạy học nên thiết bị nghe nhìn đƣợc sử dụng ngày càng nhiều trong quá trình dạy học nhƣ: Máy chiếu, máy vi tính, video,…
- Thiết bị dùng để chuẩn bị và điều khiển lớp học, nhóm này gồm các thiết bị hỗ trợ, thiết bị ghi chép và các thiết bị khác.
1.2.3.2.3. Phân loại theo sự tác động lên giác quan
- Các thiết bị nhìn: Đƣợc sử dụng khi giáo viên cần phải giới thiệu tiến trình các hiện tƣợng, các quá trình không thể quan sát đƣợc trong lớp học, các tiến trình diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm.
- Các thiết bị nghe: Là các thiết bị để thực hiện các chƣơng trình truyền thanh, ghi phát âm. Ở đây ngƣời học đƣợc lĩnh hội các nội dung cần thiết, duy nhất nhờ cơ quan thính giác. Để liên kết tổ hợp âm thanh lĩnh hội đƣợc thành các hình ảnh phải có sự tham gia của trí tƣởng tƣợng.
1.2.3.2.4. Phân loại theo mức độ phức tạp trong chế tạo
Theo cách phân loại này, các loại thiết bị đƣợc chia ra làm hai nhóm: - Loại chế tạo phức tạp, loại này có tính chất nhƣ sau:
+ Giá thành chế tạo tƣơng đối cao. + Thƣờng là sản phẩm hoàn hảo. + Tuổi thọ sử dụng thƣờng dài.
+ Đƣợc nghiên cứu thiết kế và tạo ra bởi một nhóm ngƣời. + Cần nhiều thời gian để chế tạo.
+ Sản phẩm làm ra đƣợc dùng phổ biến cho thầy giáo và tại nhiều nơi, thƣờng là phƣơng tiện cho nhóm học sinh có kèm theo các tài liệu hƣớng dẫn sử dụng cho thầy và trò.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Loại chế tạo không phức tạp, loại này có tính chất nhƣ sau: + Giá thành chế tạo (làm ra) không quá cao.
+ Có thể dễ dàng cải tiến.
+ Do thầy giáo tự nghiên cứu thiết kế và tự làm. + Cần ít thời gian làm ra chúng.
+ Sản phẩm của mỗi thầy giáo làm ra thƣờng chỉ thích hợp riêng với thầy giáo đó khi dạy học.
+ Tuổi thọ sử dụng thƣờng ngắn.