6. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Tình hình dân số và nguồn nhân lực
3.1.4.1. Tình hình dân số.
Năm 2010, dân số trung bình của Bắc Ninh là 1034,8 ngàn người, cơ cấu dân số Bắc Ninh thuộc loại trẻ: nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 27,7%; nhóm 15-64 tuổi khoảng 66% và 6,3% số người trên 65 tuổi. Do đó, tỉ lệ nhân khẩu phụ thuộc còn cao (0,59). Dân số nữ chiếm tới 51,11% tổng dân số của tỉnh, cao hơn so với tỉ lệ tương ứng của cả nước (50,05%). Kết quả này có thể do nguyên nhân kinh tế - xã hội là chủ yếu.
Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỉ lệ 72,8%, dân số sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 27,2%, thấp hơn so tỉ lệ dân đô thị của cả nước (29,6%). Mật độ dân số trung bình năm 2010 của tỉnh là 1257 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các huyện/thành phố. Mật độ dân số của Quế Võ và Gia Bình chỉ bằng khoảng 1/3 của Từ Sơn và 1/3 của thành phố Bắc Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1: Quy mô dân số và lực lƣợng lao động (giai đoạn 2000- 2010)
Chỉ tiêu 2000 2005 2010
Tăng trƣởng bình quân (% năm) 2001-2005 2006-2010
1. Dân số trung bình (1000 người) 951,12 991,09 1.038,2 0,83 0,93
Chiatheo giới tính
-Nam 461,73 481,67 511,7 0,85 1,22
- Nữ 489,39 509,42 526,5 0,81 0,66
Chia theo thành thị và nông thôn:
- Thành thị 89,96 133,64 409,7 8,24 36,29
- Nông thôn 861,16 857,45 628,5 -0,09 -13,73 2. Dân số trong độ tuổi lao động (1000
người) 573,12 603,8 652,3 1,05 1,56
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so
với dân số (%) 60,3 60,9 62,8 x x
Nguồn: Số liệu báo cáo KT-XH. 3.1.4.2. Nguồn nhân lực
Ước tính 2010, dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 67,01% tổng dân số, tương đương với khoảng 693,4 ngàn người, trung bình mỗi năm lao động có khả năng lao động tăng thêm khoảng 4,094 ngàn người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 1,33%/năm. Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục - đào tạo và giải quyết việc làm.
Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực (NNL) Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn so với mức trung bình của Đồng Bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tuy chỉ còn 0,39% NNL mù chữ, 5,79% chưa tốt nghiệp tiểu học, 66,61% tốt nghiệp tiểu học và THCS nhưng số tốt nghiệp THPT chỉ 27,2%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm 2010, tỉ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 45,01%, trong đó số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 18,84%. Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn mức trung bình cả nước (30,0% & 12,4%).