0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Lý luận về cạnh tranh và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NHẰM NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH PCI CỦA TỈNH BẮC NINH (Trang 29 -44 )

6. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Lý luận về cạnh tranh và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

1.1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Trên thế giới, năng lực cạnh tranh là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau, chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, hiện nay thế giới sử dụng nhiều khái niệm năng lực cạnh tranh của M.Porter, người sáng lập ra lý thuyết cạnh tranh.

Theo M.Porter thì năng lực cạnh tranh một quốc gia được đo bằng sự thịnh vượng, thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người và chất lượng sống. Sự thịnh vượng chủ yếu do năng suất và huy động lao động vào quá trình tăng trưởng quyết định. Do đó, trong khái niệm năng lực cạnh tranh của M.Porter, năng suất là yếu tố quyết định tiêu chuẩn sống bền vững. Với khái niệm này, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng có nghĩa là đóng góp và nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, chúng ta có thể hiểu năng lực cạnh tranh của một tỉnh, thành dưới dạng năng lực cạnh tranh quốc gia. Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, thành là quá trình nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả của kinh tế của một tỉnh, thành. Năng lực cạnh tranh của tỉnh, thành phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên và nguồn vốn có của một tỉnh, thành.

Năng suất lao động thay đổi, cho nên có thể tác động tới tiêu dùng và ảnh hưởng quyết định mức số của người dân. Khi năng suất lao động tăng lên làm cho đồng lương mà người lao động nhận được nhiều hơn. Còn chủ đầu tư thu được lợi nhuận nhiều hơn, tỷ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra tăng lên. Bên cạnh đó, giá trị đóng góp vào sản phẩm cũng tăng lên làm cho tỷ suất lợi nhuận thu được từ tài nguyên thiên nhiên cũng tăng lên. Suy cho cùng năng suất xác định mức sống của người dân có bền vững hay không?.

Năng lực cạnh tranh được các tỉnh cần được chú trọng tới để có thể phát triển hơn nữa kinh tế của tỉnh. Các tỉnh cần phải nắm được năng lực cạnh tranh không phải là một tỉnh cạnh tranh trong lĩnh vực gì để phát triển mà là tỉnh đó cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong các lĩnh vực.

Năng suất của một tỉnh có được từ sự kết hợp của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước là nơi sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong và ngoài nước. Cần có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp này để thúc đẩy quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng hóa được thuận lợi.

Năng suất của các ngành nghề trong tỉnh là căn bản của năng lực cạnh tranh, chứ không phải là năng lực cạnh tranh một ngành nghề xuất khẩu. Các ngành nghề sản xuất trong tỉnh là cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh. Chỉ khi đạt được năng suất cao của các ngành nghề này thì mới có thể thúc đẩy quá trình phát triển tổng hợp. Nó là tiền đề để các ngành xuất khẩu phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Do vậy, các tỉnh cạnh tranh trong việc tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả nhất (mang lại năng suất cao nhất).

Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đóng các vai trò khác nhau nhưng lại liên quan với nhau trong việc tao ra một nền kinh tế có năng suất cao.

1.1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Khái niệm: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index-PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trường chính sách phù hợp để phát triển kinh tế tư nhân.

Như vậy có thể hiểu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là khả năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đó so với tỉnh khác dựa trên lợi thế so sánh và nguồn lực con người của mình.

Dựa trên những quy định của Nhà nước, tỉnh đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô, hạ tầng xã hội và các định chế chính trị phù hợp với thực tế của địa phương. Đây được coi là tiền đề mang tính định hướng phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh. Do vậy, có thể thấy năng lực cạnh tranh kinh tế vĩ mô tạo ra tiềm năng đạt năng suất cao, nhưng chưa đủ.

Năng lực cạnh tranh kinh tế vi mô mới là yếu tố quyết định tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư. Một tỉnh được đánh giá là có năng lực cạnh tranh khi mà môi trường đầu tư của một tỉnh đối với khu vực kinh tế tư nhân được các doanh nghiệp đánh giá dễ dàng và thuận lợi trong việc đầu tư và triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Khi mà chất lượng của môi trường kinh doanh cấp tỉnh được nâng cao sẽ thu hút đầu tư hiệu quả. Quá trình chuyển dịch cơ cấu tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp đúng hướng, và sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển của các ngành nghề góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, làm nâng cao chất lượng sống của người lao động. Đối với các doanh nghiệp, quá trình vận hành và lập chiến lược ở cấp công ty đưa ra hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp, đây là điều làm tăng năng suất lao động. Năng suất thực sự phụ thuộc vào việc cải thiện năng lực kinh tế tầm vi mô và trình độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh.

Các lợi thế tự nhiên được coi là các lợi thế khách quan và tạo ra điều kiện tốt cho tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hôi. Đây có thể coi là một yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Hiện nay, mục tiêu của hầu hết các tỉnh là nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh mình để tìm kiếm và phát triển khu vực kinh tế tư nhân nhằm nâng cao tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nên cần kết hợp đồng bộ các yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh một cách phù hợp.

1.1.2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh PCI

Về bản chất, chỉ số PCI là “tập hợp tiếng nói của” nhiều doanh nghiệp kinh doanh được chọn ra làm mẫu điều tra về chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh. Có 9 tiêu chí dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

a. Chi phí gia nhập thị trường

Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm:

- Thời gian đăng kí kinh doanh- số ngày - Thời gian đăng kí kinh doanh bổ sung

- Số lượng giấy đăng kí, giấy phép kinh doanh cần thiết để chính thức hoạt động - Thời gian chờ đợ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- % doanh nghiệp mất hơn 1 tháng để khởi sự kinh doanh - % doanh nghiệp mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - % DN gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết (bỏ từ năm 2009)

b. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

Đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt: việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không và doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không, gồm:

- % doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - % diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: Rất cao đến 5: Rất thấp) - Nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên)

- Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi của giá thị trường (% Đồng ý).

- Doanh nghiệp không đánh dấ u ô nào trong danh mục lựa chọn cản trở về mặt bằng kinh doanh.

- Doanh nghiệp đánh giá rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê (1: Rất cao hoặc 5: Rất thấp)

- % doanh nghiệp cho rằng thiếu mặt bằng kinh doanh hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh của họ (bỏ từ năm 2009)

- % doanh nghiệp đánh giá Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp của tỉnh là Tốt hoặc Rất tốt (bỏ từ năm 2009)

- Nếu hợp đồng cho thuê thay đổi, sẽ có cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên) (bỏ từ năm 2009)

c. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch

- Tính minh bạch của các tài liệu pháp lý như Quyết định, Nghị định

- Cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh (% Rất quan trọng hoặc Quan trọng)

- Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh (% Hoàn toàn đồng ý hoặc Đồng ý)

- Khả năng tiên liệ u việ c thực thi pháp luật của tỉnh (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên)

- Độ mở của trang web tỉnh

- Các hiệp hội doanh nghiệ p đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phản biện các chính sách, quy định của tỉnh (% Quan trọng hoặc Rất quan trọng)

- Tỉnh có trao đổi ý kiến với doanh nghiệp về những thay đổi trong các quy định pháp luật (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên) (bỏ từ năm 2009)

- Chất lượng dịch vụ tư vấn do cơ quan của tỉnh cung cấp về thông tin pháp luật (% Tốt hoặc Rất tốt) (bỏ từ năm 2009)

- Gia đình và bạn bè có vai trò quan trọng trong thương lượng với cán bộ Nhà nước (% Rất quan trọng hoặc Quan trọng) (bỏ từ năm 2009)

d . Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

Đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các TTHC cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra.

- % doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

- Số lần thanh tra trung vị (tất cả các cơ quan) - Số giờ trung vị làm việc với thanh tra thuế

- Các cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả hơn (% Đồng ý)

- Số lần doanh nghiệp phải đi lại để lấy các con dấ u và chữ ký cần thiết giảm (% Đồng ý)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thủ tục giấy tờ giảm (% Đồng ý)

- Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm (% Đồng ý)

- Số lần thanh tra giảm trong vòng hai năm trở lại đây (%) (bỏ từ năm 2009) - Số ngày làm việc với chính quyền địa phương giảm đi trong 2 năm qua (%)

e. Chi phí không chính thức

Đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không

- % doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành trả chi phí không chính thức .

- % doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức

- Cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

- Công việc được giải quyết sau khi chi trả chi phí không chính thức (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên)

- Doanh nghiệp trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước (% Đúng)

- % doanh nghiệp cho rằng các chi phí không chính thức là cản trở chính đối với hoạt động kinh doanh (bỏ từ năm 2009)

g. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

Đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tỉnh rất linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

- Tỉnh sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

- Cảm nhận c ủa doanh nghiệp về thái độ c ủa chính quyền t ỉnh đối v ới khu vực tư nhân (% Tích cực hoặc Rất tích cực).

- Tỉnh có sáng kiến tốt nhưng còn nhiều cản trở ở Trung ương (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý) (bỏ từ năm 2009).

- Không có sáng kiến nào ở cấp tỉnh, tất cả đều đến từ cấp Trung ương (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý) (bỏ từ năm 2009)

h. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Chỉ số này trước kia có tên gọi là Chính sách phát triển kinh tế tư nhân, dùng để đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp các DVC nghệ cho doanh nghiệp.

- Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay.

- Số lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ tư nhân trong tỉnh

- Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%)

- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh trên (%)

- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%)

- Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%)

- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%)

- Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%)

- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%)

- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%)

- Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%)

- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ xúc tiến thương mại (%)

- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho dịch vụ xúc tiến thương mại (%)

- Doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%)

- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%)

- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NHẰM NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH PCI CỦA TỈNH BẮC NINH (Trang 29 -44 )

×