0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NHẰM NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH PCI CỦA TỈNH BẮC NINH (Trang 47 -121 )

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh

Vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian... đặc biệt là những làn điệu dân ca quan họ trữ tình nổi tiếng trong và ngoài nước.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 16 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học dạy nghề và nhiều cơ sở giáo dục có quy mô lớn, chất lượng khá. Trong tỉnh hiện có hơn 650.000 lao động trong đó đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề phát triển khá nhanh phù hợp với nền kinh tế mở cửa. Đội ngũ lao động trong tỉnh có khả năng tham gia hợp tác lao động quốc tế, đồng thời cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư khai thác lao động khi đến Bắc Ninh đầu tư.

Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 15,1%/năm, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2%. Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm từ khi tái lập tỉnh tới nay. Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 1.800USD vượt 38% mục tiêu Đại hội. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 20,4 triệu đồng, trong đó nông thôn 16,4 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng năm 2010 ước đạt 64,8%, dịch vụ 24,2%, nông nghiệp đạt 11%. Đầu tư cho phát triển được đẩy mạnh, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm ước thực hiện đạt trên 64.000 tỷ đồng, tăng bình quân 33,6%, hàng năm đều đạt trên 50% GDP. Công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,250 tỷ USD, tăng bình quân 67,2%/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 13-14%; trong đó công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 15-16%, dịch vụ tăng 13,5-14,5%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,7-2%. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng 6,2%, công nghiệp và xây dựng 69,4%, dịch vụ 24,4%. GDP bình quân đầu người đạt 3.500 USD (giá thực tế).

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Bắc Ninh đứng thứ 10 toàn quốc năm 2009, xếp thứ 6 năm 2010 và vươn lên vị trí thứ 2 năm 2011 là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc.

Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Ninh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 7 trong toàn quốc, thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Bài học kinh nghiệm cho Bắc Ninh từ các tỉnh như Đà Nẵng, Lào Cai đã giúp cho lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thấy được tầm quan trọng và có biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Theo điều tra PCI 2010 các chỉ tiêu như: thuế, gia nhập thị trường, đăng kí giấy phép kinh doanh vẫn là những vấn đề khó khăn nhất mà doanh nghiệp mong mỏi, kỳ vọng nhiều hơn vào nỗ lực của chính quyền các cấp.

Bắc Ninh đã có những chuyển biến mạnh mẽ để tạo nên lực hút FDI lớn hơn khi đến lúc chi phí đầu tư, nguồn nhân lực dần giảm sức hút, người lao động không thể chấp nhận mức lương quá thấp, chính quyền địa phương không còn nhiều ưu đãi đối với các doanh nghiệp như hiện nay.

Bên cạnh đó, Bắc Ninh đã tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hình thành chính phủ điện tử, đặc biệt sự minh bạch thông tin sẽ là điểm quan trọng để tăng niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp.

Tiếp tục thực hiện các chính sách đơn giản hóa TTHC; tăng cường công tác quy hoạch và quản lý sử dụng đất; tăng cường rà soát các dự án đầu tư, các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư tiến hành các thủ tục tiếp nhận, bàn giao đất; thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan HCNN các cấp; huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động tối đa nguồn lực của Trung ương hỗ trợ cho tỉnh, khai thác tối đa nội lực trên địa bàn, coi đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- PCI là gì? Vai trò của cải cách hành chính với việc nâng cao năng lực cạnh tranh PCI tại Bắc Ninh giai đoan 2006 - 2011?

- Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010 như thế nào?

- Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 ?

2.2. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

Nghiên cứu lý thuyết về quản lý chất lượng, khoa học quản lý hành chính nhà nước cùng với phương pháp tiếp cận hệ thống các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ hành chính nhà nước cùng với việc thu thập thông tin về các công việc đã và đang thực hiện, các chủ trương, chính sách của Nhà nước về cải cách hành chính cũng như xem xét đến xu hướng, kinh nghiệm áp dụng ISO 9000 trong cải cách hành chính để đưa ra các giải pháp mang tính đồng bộ .

2.3. Phƣơng pháp khảo sát thực tế

Tiến hành lập phiếu hỏi và gửi đến các phòng ban và trung tâm trực thuộc tại Tỉnh để thu thập phân tích dữ liệu. Kết quả khảo sát sẽ được xử lý bằng phần mềm và phân tích thống kê mô tả.

2.4. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích, mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Tỉnh Bắc Ninh bao gồm 25 đơn vị hành chính trong đó có 17 đơn vị Sở, Ban, Ngành và 06 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố trực thuộc. Tôi đã chọn Sở Kế Hoạch - Đầu Tư và UBND Thành Phố Bắc Ninh để nghiên cứu.

2.5. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5.2. Phương pháp thu thập số liện sơ cấp

Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và người dân hiện đang được thụ hưởng các dịch vụ hành chính công, theo phương pháp chọn ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh. Bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn qua phiếu đánh giá được đặt trực tiếp tại các bộ phận ”Một cửa” tại các đơn vị nghiên cứu.

2.6. Phƣơng pháp chuyên gia

Dự kiến phỏng vấn trực tiếp 05 nhà quản lý giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị UBND tỉnh, Sở Kế Hoạch - Đầu Tư, UBND thành phố Bắc Ninh. Thông qua phương pháp này sẽ giải quyết, phân tích vẫn đề dựa trên các đánh giá nhận xét hay các ý kiến của các chuyên gia.

2.7. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được cập nhật và tính toán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu... Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel 2003 và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán.

2.8. Phƣơng pháp phân tích thông tin

2.8.1. Phương pháp phân tích hồi quy 2.8.2. Phương pháp phân tích SWOT 2.8.2. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá thực trạng của đơn vị, về quản lý và năng lực của địa phương. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội thách thức, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực canh tranh.

Ma trận SWOT Điểm mạnh (Strengths – S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội Thách thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.8.3. Phương pháp phân tích so sánh

Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệnh chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của sự vật, hiện tượng theo thời gian và không gian.

2.9. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chi phí gia nhập thị trường.

- Tiếp cận và sự ổn định trong sử dụng đất đai. - Tính minh bạch và tiếp cận thông tin.

- Chi phí về thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước - Chi phí không chính thức.

- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh. - Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

- Đào tạo lao động. - Thiết chế pháp lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Bắc Ninh

3.1.1. Giới thiệu chung

Tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng đông Bắc Bộ có diện tích 807,6 km2 dân số 1034,8 người, mật độ dân số 1.228người/km2, gồm 6 huyện 01 thị xã và 01 thành phố Bắc Ninh, 125 xã, phường, thị trấn. Do có vị trí rất thuận lợi so với các tỉnh khác ở phía Bắc, tỉnh Bắc Ninh sát thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ phát triển và là đầu mối giao thông đi các tỉnh phía Bắc, nên tỉnh Bắc Ninh có điều kiện phát triển, giao lưu kinh tế hàng hoá với các vùng, miền

Là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời.Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài.

Vị trí địa kinh tế liền kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn; một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước; có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ.

Bắc Ninh bao gồm 01 thành phố, 1 thị xã và 06 huyện:

3.1.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

- Về khí hậu. Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của đồng bằng sông Hồng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích.

- Về địa hình - địa chất. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng.

Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình. Bên cạnh đó có một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá và du lịch.

- Về đặc điểm thuỷ văn. Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.

Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hơn so với mặt ruộng là 3 - 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa.

Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 - 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp ( 0,5 - 0,8 m ). Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.

Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3-5 m và có bề dày khoảng 40m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.

- Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NHẰM NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH PCI CỦA TỈNH BẮC NINH (Trang 47 -121 )

×