5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.2.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Kinh tế
Môi trường kinh tế có một vai trò vô cùng quan trọng khi nó có khả năng tác động tới mọi thị trường. Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, giá cả, lạm phát, lãi suất tín dụng, tỷ giá hối đoái đều có khả năng ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng. Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài vì thế nước ta sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ tác động của nền kinh tế thế giới. Trong một vài năm gần đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như suy thoái, thiên tai, chiến tranh đã phần nào gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Nền kinh tế quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp như: xu hướng lãi xuất, lạm phát tăng cao, sự biến động bất ổn của thị trường chứng khoán, giá điện, xăng tăng điều chỉnh tăng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và sức mua của thị trường.
Khủng hoảng kinh tế khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP, GNP giảm, điều này dẫn đến tình trạng lạm phát tăng…. Như vậy,chi tiêu tiết kiệm trở thành một xu hướng của thị trường. TMĐT được nhiều doanh nghiệp coi là công cụ hữu ích nhằm đưa doanh nghiệp nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng. Việc triển khai quy trình bán hàng B2B trên website novalift.vn của mình là điều Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh nên làm trong thời gian tới bởi những ảnh hưởng khách quan từ thực trạng nền kinh tế và những lợi ích to lớn mà TMĐT B2B sẽ mang lại cho công ty.
b. Chính trị pháp luật
Các doanh nghiệp hoạt động lãnh thổ trong một quốc gia đều chịu sự ảnh hưởng từ vấn đề chính trị và khung luật pháp của quốc gia đó. Đối với hoạt động TMĐT các quốc gia không ngừng đầu tư và tạo điều kiện nhằm xây dựng hành lang pháp lý phục vụ cho các hoạt động TMĐT được diễn ra thuận lợi. Khi triển khai mô hình TMĐT B2B trong công ty, điều tất nhiên công ty phải nghiên cứu và tham khảo nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, đúng pháp luật và mang lại hiệu quả cho công ty.
Cuối năm 2008, khung pháp lý cho TMĐT tại Việt Nam đã tương đối hoàn thiện, với nền tảng chính là những văn bản quy phạm pháp luật thuộc hệ thống luật Giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, luật CNTT và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng tạo nên một hành lang pháp lý khá thuận lợi cho việc triển khai các khía cạnh liên quan đến hạ tầng CNTT của hoạt động ứng dụng TMĐ. Tuy nhiên hành lang pháp lý về TMĐT vẫn chưa theo kịp được so với sự phát triển của TMĐT ở Việt Nam và đây vẫn là một nỗi băn khoăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp TMĐT ở Việt Nam.
c. Công nghệ
Yếu tố công nghệ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự tồn tại, hoạt động, và mang lại hiệu quả của một website TMĐT. Đối với các website TMĐT B2B, đòi hỏi đó lại cần cao hơn bình thường bởi môi trường B2B là môi trường giao dịch
giữa các doanh nghiệp, đòi hỏi sự chính xác, tốc độ và đảm bảo tới mức cao nhất. Công nghệ phát triển web hiện nay ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của hàng nghìn website mỗi năm. Triển khai được thành công mô hình TMĐT B2B cần rất nhiều yếu tố của công nghệ như website tốt, tốc độ đường truyền, các phần mềm chuyên dụng. Tại Việt Nam hiện nay những yếu tố đó có thể nói cũng đã đáp ứng được ở một mức độ khá tốt cho các doanh nghiệp triển khai mô hình TMĐT B2B. Có nhiều nhà cung cấp các dịch vụ phát triển website, dịch vụ cung cấp đường truyền internet tốc độ cao, và các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ quản lý trong TMĐT B2B như phần mềm quản lý nhân sự, quản trị quan hệ khách hàng CRM, hay hệ thống truyền dữ liệu EDI…nhưng để đầu tư và triển khai được các bộ phận đó đòi hỏi khá nhiều về tài chính và nguồn nhân lực chất lượng để điều hành hệ thống.
d. Văn hóa xã hội
Yếu tố văn hóa là yếu tố gián tiếp tác động một phần đến việc triển khai mô hình TMĐT B2B trong doanh nghiệp. Văn hóa của một quốc gia hay khu vực địa lý ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các doanh nghiệp. Khi triển khai mô hình TMĐT B2B Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh cần xem xét đến yếu tố văn hóa tại Việt Nam. TMĐT B2B là hình thức kinh doanh mới vào Việt Nam, các doanh nghiệp đang trong quá trình nghiên cứu và bước đầu tiếp cận làm quen. Để xây dựng được văn hóa làm việc trong môi trường TMĐT B2B từ môi trường kinh doanh truyền thống đang rất phổ biến tại Việt Nam cần phải có thời gian
e. Đối thủ cạnh tranh
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp TMĐT ở Việt Nam và trên thế giới ngày càng khốc liệt. Thị trường Việt Nam vẫn chứa rất nhiều tiềm năng, số lượng doanh nghiệp ứng dụng TMĐT có đủ tiềm lực về vốn, nhân lực, công nghệ để khai thác tiềm năng thị trường thì ít, tuy nhiên trong thời gian tới sự gia nhập của các doanh nghiệp mới là rất nhiều đặc biệt là sự tham gia của các doanh nghiệp thương mại điện tử có tên tuổi trên thế giới, điều đó làm cho các doanh nghiệp trong nước đứng trước những cuộc cạnh tranh vô cùng gay gắt. Vì thế để có thể đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược đúng đắn và thích hợp.
Với mặt hàng chính là thang máy thì số lượng đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam là ít nhưng các đối thủ của Công ty lại có nhiều kinh nghiệm. Đó là một khó khắn đối với Công ty khi thị trường thanh máy đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật, an toàn, do đó kinh nghiệm cao được khách hàng đánh giá đầu tiên trong lĩnh vực này.
f. Khách hàng
Đối với bất kỳ một công ty nào khách hàng là nhân tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của mình. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp. Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn cho cùng một loại sản phẩm. Việc triển khai mô hình TMĐT B2B tại Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh cũng chủ yếu hướng đến mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng để từ đó mang lại lợi nhuận và tạo dựng thương hiệu cho công ty. Khi triển khai mô hình bán hàng B2B qua website công ty cần chú ý đến yếu tố khách hàng, mà cụ thể ở đây là các doanh nghiệp, các đại lý phân phối bởi đó là đối tượng khách hàng mà mô hình bán hàng B2B qua website mà công ty cần hướng tới.