Phối hợp với các nhà máy xây dựng vùng nguyên liệu ổn định để có cơ sở đầu tư phát triển lâu dài.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng tây nguyên (Trang 76 - 78)

III. Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên

5. Phối hợp với các nhà máy xây dựng vùng nguyên liệu ổn định để có cơ sở đầu tư phát triển lâu dài.

sở đầu tư phát triển lâu dài.

Trong những năm gần đây, việc kết hợp giữa người trồng sắn và nhà máy chế biến sản xuất sắn đã có những bước tiến đáng kể góp phần ổn định và phát triển vùng nguyên liệu sắn vùng Tây Nguyên. Sự tác động qua lại giữa hai chủ thể này đã bổ trợ cho nhau rất tích cực.

Thứ nhất: Sự tác động của nhà máy chế biến sản xuất đến người trồng sắn. Các nhà máy cần có nguyên liệu đầu vào tốt và ổn định để có thể chế biến ra những sản phẩm chất lượng và có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Nguyên liệu đầu vào ổn định về chất lượng là yếu tố đầu tiên tạo ra được sản phẩm tốt, vì thế các nhà máy đã giúp đỡ người nông dân trong việc trồng và chăm sóc cây sắn dưới nhiều hình thức khác nhau: cho người dân vay vốn

không tính lãi để đầu tư phát triển sắn, giúp nông dân trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào canh tác cây sắn... Với những việc làm như vậy nhà máy đã giúp đỡ rất nhiều cho người dân và cũng là cho chính mình. Ngoài ra trong việc thu hoạch và vận chuyển sắn nguyên liệu từ nơi trồng đến nơi chế biến sản xuất cũng phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai bên để lưu thông hàng hoá và đảm bảo cho nguyên liệu sắn đủ tiêu chuẩn và chất lượng đạt mức tốt nhất khi đưa vào chế biến.

Thứ hai : đó là sự tác động của người trồng sắn đến nhà máy chế biến. Người nông dân luôn mong muốn sản phẩm của mình làm ra tiêu thụ được với số lượng lớn và giá cao để thu lợi nhuận, từ đó tăng thu nhập cải thiện cuộc sống. Với việc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đã tạo ra được nơi tiêu thụ cho sản phẩm cho người nông dân, vì thế họ tích cực đầu tư cho giống, kỹ thuật canh tác, bón phân để tạo ra được sắn loại I tốt nhất cung cấp cho nhà máy để thu lợi cao. Điều đó đã giúp cho vùng sắn nguyên liệu ngày càng phát triển và mở rộng, cho năng suất củ cao hơn, hàm lượng tinh bột nhiều hơn. Ví dụ về nhà máy sản xuất bột ngọt VEDAN một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sử dụng sắn làm nguyên liệu đầu vào và đã cùng với nông dân xây dựng phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên.

VEDAN là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép ngày 1-8-1991, thời gian hoạt động 50 năm với tổng vốn đầu tư ghi 183,909 triệu USD. VEDAN Việt Nam đã sử dụng các loại nông sản phẩm thông thường và sẵn có dồi dào ở Tây Nguyên như sắn củ tươi, sắn lát khô, bột sắn ướt ...chế biến thành những thực phẩm và sản phẩm công nghệ sinh học cao cấp. Sản phẩm của công ty bao gồm: Mì chính, tinh bột, tinh bột biến tính, sirô đường... VEDAN phát triển sản xuất đã tiêu thụ ngày càng nhiều nông sản phẩm, góp phần thúc đẩy nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cải thiện

đời sống. Công ty đã chủ động phối hợp với các nhà khoa học nông nghiệp giúp nông dân đưa giống sắn mới vào sản xuất, đưa năng suất từ 6 đến 10 tấn/ha lên 25 đến 35 tấn/ha một vụ; sắn lại có hàm lượng tinh bột cao và chất lượng bột cũng tốt hơn. Năm 2001 công ty đã giúp nông dân đưa giống mới KM 98 có năng suất và chất lượng bột cao vào trồng đại trà. Công ty còn cho nông dân vay vốn không lấy lãi để đầu tư trồng sắn và quy định giá sàn mua sắn để nông dân yên tâm trồng sắn. Do vậy, đến nay đông đảo bà con nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên đã gắn bó với VEDAN Việt Nam, mở rộng diện tích trồng sắn với diện tích thâm canh nhiều hơn trước.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng tây nguyên (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w