II. Định hướng và mục tiêu phát triển
2. Định hướng phát triển
Với những thuận lợi và khó khăn đặt ra như trên, ban lãnh đạo các tỉnh vùng Tây Nguyên đã đề ra những định hướng phát triển cây sắn của vùng tạo
điều kiện cho bà con nông dân có cơ sở để điều chỉnh các kế hoạch của mình cho phù hợp với xu hướng chung của vùng, đưa cây sắn phát triển thành cây công nghiệp thế mạnh:
- Phát huy tối đa lợi thế so sánh của các tỉnh Tây Nguyên, hình thành các vùng chuyên canh sắn tập trung với quy mô thích hợp, phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo ra sản lượng cao nhất, từng bước hoàn thiện phân công lao động xã hội trong lĩnh vực trồng và chế biến sắn, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
-Tây Nguyên là nóc nhà của Đông Dương, là đầu nguồn của nhiều con sông và hiện có nhiều nhà máy thuỷ điện đã và đang được xây dựng, vì vậy phát triển các vùng sắn nguyên liệu phải chú trọng đến lựa chọn cơ cấu giống, chế độ canh tác hợp lý chống xói mòn rửa trôi, nước thải trong chế biến sắn phải xử lý tốt. Phát triển vùng sắn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu phải gắn liền với phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đặc biệt quan tâm đến nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để có thể phát triển đồng bộ, lâu bền gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và phát triển môi trường sinh thái.
- Tập trung quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy đã xây dựng và có điều kiện xử lý tốt ô nhiễm môi trường để ổn định sản xuất, trên quan điểm sử dụng hợp lý quỹ đất đai, sử dụng các giống mới có tiềm năng năng suất cao, ứng dụng các biện pháp canh tác tiến tiến để đạt sản lượng cao nhất.