Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu một số giải pháp đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng tây nguyên (Trang 62 - 64)

1. Cơ hội phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên

Việt Nam hiện sản xuất hàng năm khoảng 2 triệu tấn sắn củ tươi. Sản lượng sắn Việt Nam xếp hàng thứ 5 của Châu Á. Sắn vùng Tây Nguyên có tiềm năng cao về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Khối lượng sắn xuất khẩu của vùng Tây Nguyên Giai đoạn 1992-1994 khoảng 10.000 tấn/năm, đến năm 1997 đã tăng lên 50.000 tấn, năm 2000 đến nay mỗi năm đạt hơn 70.000 tấn. Mặc dù công nghiệp chế biến sắn của vùng Tây Nguyên hãy còn non trẻ và khối lượng xuất khẩu chưa nhiều nhưng có tiềm năng lớn do thu hút được sự đầu tư nước ngoài trong chế biến tinh bột và bột ngọt từ những năm đầu thập kỷ 1990. Tây Nguyên hiện là vùng tiềm năng của đất nước về chế biến và xuất khẩu tinh bột sắn.

Ở Tây Nguyên, cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng vai trò từ một cây lương thực thành cây công nghiệp. Sắn là nguồn nguyên liệu quan trọng của các nhà máy chế biến tinh bột, các nhà máy chế biến thức ăn gia súc và những xưởng chế biến sắn thủ công mà tổng công suất của tất cả các loại hình chế biến này hiện đạt khoảng một triệu tấn sắn củ tươi/năm. Sắn là cây trồng để bán, đã có thị trường tiêu thụ và trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của nhiều nông hộ ở nhiều địa phương vùng Tây Nguyên. Tinh bột sắn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Sắn có khả năng cạnh tranh cao vì dễ trồng, chịu được đất nghèo dinh dưỡng, chịu đầu tư thấp nhưng vẫn cho lợi nhuận khá. Mặt khác sắn còn là nguồn lương thực và thức ăn gia súc quan trọng của các nông hộ sản xuất nhỏ. Cây sắn thích hợp đối với dự án ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế nông thôn và miền núi. Sắn là cây

lương thực không thể thiếu ở vùng đồi núi trong chiến lược an toàn lương thực quốc gia của Chính phủ Việt Nam.

2. Những thách thức trong đầu tư phát triển sắn nguyên liệu

Trong những năm tới, chiến lược sắn toàn cầu sẽ tôn vinh giá trị của cây sắn là một trong những cây lương thực dễ trồng, thích hợp với những vùng đất nghèo và là một cây công nghiệp có triển vọng có khả năng cạnh tranh cao đối với nhiều cây trồng khác. Tuy nhiên việc đầu tư phát triển sắn Việt Nam nói chung và sắn vùng Tây Nguyên nói riêng cũng gặp phải những khó khăn thách thức cần phải khắc phục:

- Thứ nhất: Năng suất sắn còn thấp do sự chuyển đổi giống mới và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản suất sắn chưa rộng rãi. Mặc dù trong những năm gần đây công tác lai tạo phát triển giống sắn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, những giống sắn như KM94, KM98-1… cho năng suất chất lượng cao nhưng việc phổ biến cho bà con nông dân biết và ứng dụng vẫn còn gặp phải không ít khó khăn, chưa được áp dụng rộng rãi. Nhiều hộ nông dân vẫn trồng những giống sắn địa phương cũ cho hiệu quả không cao và sức sinh trưởng kém, đặc biệt ở Tây Nguyên sắn lại được trồng chủ yếu trên đất dốc nghèo chất dinh dưỡng và không có biện pháp cải tạo độ phì cho đất nên sản lượng một số huyện thuộc tỉnh Gia Lai có xu hướng giảm trong mấy năm gần đây. Mặt khác các địa phương chưa thực sự quan tâm đầu tư đúng mức để phát triển sắn nguyên liệu vốn là thế mạnh của vùng này. Chưa có những chính sách khuyến khích đầu tư cụ thể để các hộ nông dân dựa vào đó tạo ra hướng đi cho mình trong việc trồng, chăm sóc và phát triển cây sắn.

- Thứ hai: Độ phì nhiêu của đất trồng sắn và vấn đề bảo vệ môi trường: Sắn chủ yếu được trồng trên đất dốc, sự rửa trôi và xói mòn mạnh. Khối lượng thân lá và củ sắn khá lớn nên đã lấy đi của đất nhiều dinh dưỡng, quan hệ đến vấn đề bảo vệ môi trường. Nếu trong trồng và canh tác sắn mà không

quan tâm đến vấn đề bón phân tăng độ phì cho đất thì đất sẽ bị suy kiệt, không còn độ màu mỡ do đó không thể trồng và canh tác các loại cây khác. Đất đồi núi sẽ trở thành đất trống đồi núi trọc gây ảnh hưởng đến môi trường, mất cân bằng sinh thái tự nhiên. Không những thế từ đó có thể gây nên lũ lớn khi có mưa to vì đất bị xói mòn, rửa trôi không thể ngăn lũ lại được.

- Thứ ba: Lợi nhuận sắn chưa cao và thị trường sắn biến động. Giá sắn lát, sắn viên và tinh bột sắn năm 2000 giảm sút và đạt mức thấp nhất trong 10 năm gần đây. Giá sắn thế giới năm 2001 không khá hơn năm 2000 ngoại trừ giá tinh bột sắn có tăng lên nhưng không đáng kể. Lý do vì giá sắn phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng và giá nhập khẩu của EC (khối lượng mua bán sắn toàn thế giới năm 2000 đạt khoảng 5,7 triệu tấn, trong đó có 4,7 triệu tấn sắn lát và sắn viên chủ yếu do Thái Lan xuất sang EC, gần 1 triệu tấn bột sắn và tinh bột sắn được mua bán tại khu vực Châu Á ). Nay sắn lát và sắn viên xuất sang EC bị giảm sút do giá hạt cốc hạ, phí chuyên trở cao, tỷ suất của đồng Euro/USD giảm. Thị trường sắn toàn cầu nhiều biến động quan hệ trực tiếp đến lợi nhuận và sự lựa chọn đầu tư của người nông dân.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng tây nguyên (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w