III. Đánh giá kết quả đạt hoạt động đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
2. Những hạn chế trong quá trình đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên
* Hiệu quả tài chính, kinh tế
Sản phẩm từ sắn ngoài việc tiêu dùng nội địa còn có thể xuất khẩu để thu lợi nhuận. Sản phẩm xuất khẩu thường là sắn lát khô và tinh bột sắn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một số nước EU.
2. Những hạn chế trong quá trình đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên Nguyên
* Ảnh hưởng của trồng sắn đến môi trường đất
Canh tác sắn trên đất dốc làm đất bị xói mòn mạnh. Khối lượng đất bị xói mòn có thể từ vài chục tấn đến hàng trăm tấn/ha tuỳ thuộc vào độ dốc canh tác, chế độ mưa, mùa vụ thu hoạch và công thức trồng xen. Các kết quả nghiên cứu đều rút ra nhận xét: trồng sắn trên đất dốc lớn hơn 15% có băng chống xói mòn (cốt khí, cỏ Vertiver) lượng đất xói mòn ít hơn so với chỉ trồng xen lạc.
Bảng 24: ẢNH HƯỞNG CỦA TRỒNG SẮN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT Mô hình Lượng đất bị xói mòn (tấn/ha) 1. Sắn thuần 45,2 2. Sắn + lạc 11,57 3. Sắn + lạc + cỏ Vertiver 10,3 4. Sắn + phân bón 13,3
(Nguồn: Quy hoạch phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên)
Ảnh hưởng lớn nhất của canh tác sắn đến môi trường đất là việc lấy đi từ đất một lượng lớn các chất dinh dưỡng để tạo ra một năng suất sinh vật lớn.Vì vậy trồng sắn, đặc biệt là trồng sắn công nghiệp thì phải trồng xen hoặc bón phân để bảo vệ đất chống xói mòn và tăng độ phì cho đất. Tuy nhiên, ở Tây Nguyên do đời sống của các hộ nông dân còn khó khăn và công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế nên việc chống xói mòn cho đất nhiều khi còn bị xem nhẹ. Việc đất bị xói mòn và mất chất dinh dưỡng không những làm cho đất ngày càng trở nên khô cằn mà còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng.
* Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng sắn còn gặp nhiều khó khăn
Tuy đã liên tục áp dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật- nhất là đưa giống mới vào sản xuất mấy năm nay- nhưng do thiếu đầu tư nên chuyển biến năng suất sắn ở nhiều vùng vẫn chưa rõ nét. Nhiều nơi như huyện Ayun Pa, huyện Kbang của tỉnh Gia Lai năng suất sắn chỉ đạt 75-78 tạ/ha vì ở đây người nông dân chủ yếu độc canh cây sắn, chưa áp dụng các mô hình trồng xen để tăng năng suất cây trồng. Mặt khác những giống sắn mới như KM94, KM98-1, … còn chưa được trồng phổ biến trong toàn vùng. Một số nơi còn trồng giống sắn địa phương HL23 có năng suất, chất lượng thấp.
* Giá cả bấp bênh là một trong những trở ngại lớn nhất làm nản lòng những người có kế hoạch phát triển ổn định cây sắn.
Do chưa có sự quy hoạch thực sự phù hợp nên những người trồng sắn vẫn còn nỗi lo việc sản phẩm đầu ra của mình. Giá sắn trên thị trường chỉ giao động trong khoảng từ 280-350 đồng/kg bán tại gốc, với giá cả như vậy thì nhiều khi không đủ cho chi phí đầu tư của hộ nông dân cho vụ sắn. Nhiều hộ nông dân đã chuyển sang trồng loại cây khác hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất của mình. Việc này cũng làm cho sản lượng và diện tích sắn giảm đi đáng kể gây
ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên.
* Theo chiều hướng đô thị hoá và sự tiếp tục gia tăng dân số khu vực nông thôn, quỹ đất tiếp tục giảm, đặt các cây trồng trong sự cạnh tranh gay gắt về hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế luôn là vấn đề được mọi người quan tâm trong mỗi công cuộc đầu tư. Đặc biệt trong đầu tư cho nông nghiệp vốn là ngành chịu rủi ro cao do phải phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Vì thế hiệu quả kinh tế của cây trồng luôn là vấn đề bức xúc đối với các hộ nông dân, mặt khác do hiện nay quỹ đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm để nhường chỗ cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng và các công trình kiến trúc, quá trình đô thị hoá đang diễn ra ở khắp mọi nơi đó là quy luật tất yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Diện tích đất giảm sẽ làm cho sự cạnh tranh giữa các cây trồng ngày càng trở nên gay gắt. Bà con nông dân sẽ chọn loại cây trồng nào mà cho năng suất chất lượng tốt, chi phí đầu tư không cao và phải phù hợp với đất đai của mình, do vậy sẽ có nhiều phương án lựa chọn cây trồng nhưng đất để trồng thì lại khan hiếm. Cây sắn ở nước ta được trồng từ lâu đời nhưng số lượng và diện tích đứng sau cây lúa và ngô, do vậy sự cạnh tranh của cây sắn đối với hai loại cây này là rất khó khăn. Với quỹ đất ít ỏi của mình người dân sẽ chọn trồng cây lúa, ngô mà đã quá quen thuộc với người nông dân và bản thân họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng loại cây này. Đó cũng là lý do giải thích tại sao Vịêt Nam là nước trồng lúa và xuất khẩu gạo đứng hàng nhất nhì trên thế giới.
* Chưa có nghiên cứu toàn diện để có thể xác định chiến lược phát triển thực sự thích hợp ở vùng Tây Nguyên trên cơ sở tính toán chiều hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Như chúng ta đã biết Tây Nguyên là vùng sắn nguyên liệu có triển vọng lớn của nước ta, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay sắn và các sản phẩm từ sắn đang ngày càng có giá trị không những ở trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường như Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản… với lượng tiêu thụ lớn. Vì vậy để có thể đưa ngành sắn từng bước trở thành thế mạnh của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng thì trước tiên ban lãnh đạo các tỉnh vùng Tây Nguyên phải đề ra được chiến lược đầu tư phát triển sắn cho phù hợp với sự quy hoạch chung của cả nước và xu hướng tiêu dùng của thị trường sắn. Tuy nhiên sự quy hoạch còn chưa toàn diện và chưa có định hướng cụ thể cho sự phát triển do còn gặp nhiều khó khăn: nhiều vùng trồng sắn theo hướng tự phát, tự phát chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không nằm trong quy hoạch chung thống nhất. Nếu hiện tượng này tiếp tục xảy ra thì sẽ có nhiều nhà máy sẽ không có nguyên liệu để hoạt động, và nhiều nơi sẽ không biết bán sắn cho ai. Mặt khác, việc phát triển sắn quá mức sẽ kéo theo nhiều vấn đề cần phải giải quyết như: suy giảm độ phì của đất, xói mòn đất dốc, ô nhiễm môi trường trong chế biến.
Chưa có các công nghệ đa dạng bảo quản sau thu hoạch và chế biến các sản phẩm từ sắn để tăng giá trị của sắn cũng như kích thích thị trường gia tăng nhu cầu sử dụng sắn.
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẮN NGUYÊN LIỆU VÙNG TÂY NGUYÊN