III. Thực trạng đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng TâyNguyên
3. Lợi nhuận (1.000 đồng) 1.934 4
4. Tỷ suất lợi nhuận 0,61 0,99
(Nguồn : Thực trạng sắn Việt Nam - định hướng và giải pháp)
Theo đánh giá của Viện Quy hạch và thiết kế nông nghiệp thì vùng Tây Nguyên có tất cả khoảng 30% diện tích đất là của hộ lao động giỏi canh tác, còn lại là của hộ lao động trung bình. Vì vậy ta có bảng chi phí đầu tư của nông dân cho sắn vùng Tây Nguyên như sau:
Bảng 15: VỐN ĐẦU TƯ CỦA HỘ NÔNG DÂN CHO SẮN NGUYÊN LIỆU VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1998- 2002
Đơn vị:1000 đồng
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002
Hộ lao động
giỏi 40. 892,1 44. 585,58 50. 125,8 63. 607 69. 912,3 Hộ lao động 95. 414,9 104. 116. 148. 416,3 163.
trung bình 033,02 960,2 128,7
Tổng 136. 307 148. 618,6 167. 086 212. 023,3 233. 041
(Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
2.1. Đầu tư cho phân bón, trừ cỏ
Sắn có yêu cầu khá cao về chất dinh dưỡng, đặc biệt là những giống sắn mới có năng suất tiềm năng cao thì năng suất thực thu hầu như tỷ lệ thuận với việc đầu tư phân bón.
Chất dinh dưỡng quan trọng đối với sắn là kali, tiếp đó là đạm, lân, canxi, magiê. Thông thường cây sắn cần lượng dinh dưỡng 150 kg K2O + 150 kg N + 30 kg P2O5 để đạt năng suất củ tươi 30 tấn/ha.
Việc bón phân khoáng cân đối, hiệu quả đi đôi với việc tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh và sử dụng cây họ đậu trong hệ thống luân canh và xen canh với sắn là giải pháp cơ bản để tăng năng suất sắn và phục hồi độ phì cho đất. Đất sắn ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng hầu hết là nghèo dinh dưỡng, ít được cung cấp phân bón do điều kiện kinh tế và tập tục canh tác quảng canh của nông dân các vùng trồng sắn.
Hội thảo sắn Việt Nam lần thứ 10 năm 2001 đã có kết luận: cây sắn ở nước ta cần đầu tư tối thiểu ở mức 40 kg Nitơ + 40kg P2O5 + 80 kg K2O tức là khoảng 87 kg Urê + 200 kg Super lân + 280 kg KCl cho một ha. Tại các tỉnh vùng Tây Nguyên vốn đầu tư cho phân bón thuốc trừ cỏ được áp dụng rộng rãi do có sự chỉ đạo của các cấp các ngành và bản thân người dân cũng ý thức được việc trừ cỏ cho sắn. Đầu tư của hộ nông dân cho phân bón thuốc trừ cỏ qua các năm như sau:
Bảng 16: CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO PHÂN BÓN, THUỐC TRỪ SÂU, TRỪ CỎ TẠI CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN
Đơn vị: 1000 đồng/ha
Chỉ tiêu Gia Lai Kon Tum Đăk Lăk Lâm Đồng Phân khoáng NPK 1.025 1.050 1.044 1.005 Phân chuồng 30 30 30 30 Thuốc trừ cỏ, trừ sâu 550 550 550 550 Tổng 1. 605 1. 630 1. 626 1. 585
(Nguồn: Hiện trạng sắn Việt Nam - Định hướng và giải pháp)
Trong bảng số liệu trên, đầu tư cho phân chuồng , thuốc trừ cỏ, trừ sâu tại các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên được coi như tương đương nhau; tuỳ thuộc vào tính chất đất của từng tỉnh mà lượng phân khoáng cần sử dụng cho các tỉnh này là khác nhau. Qua bảng trên ta thấy vốn đầu tư của từng của hộ nông dân từng tỉnh cho phân bón thuốc trừ cỏ. Ta có bảng vốn đầu tư cho phân bón thuốc trừ cỏ của hộ nông dân vùng Tây Nguyên qua các năm như sau:
Bảng 17 : CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO PHÂN BÓN THUỐC TRỪ SÂU CỦA HỘ NÔNG DÂN VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1998- 2002
Đơn vị: triệu đồng Tỉnh, vùng 1998 1999 2000 2001 2002 Tây Nguyên 50. 060,2 54. 582,1 61. 423 60. 005,8 85. 638,7 Kon Tum 172. 78 187. 45 244. 50 25. 428 32. 600 Gia Lai 22. 149 27. 606 28. 408,5 26. 001 31. 458 Đăk Lăk 6. 829,2 5. 853,6 6. 504 69. 91,8 19. 837,2 Lâm Đồng 3. 804 2. 377,5 2. 060,5 1. 585 1. 743,5
(Nguồn : Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Đối với sắn trồng trên đất ruộng, chi phí đầu tư cho 1 ha sắn ruộng khoảng 3,5 triệu đồng/ha trong đó chi phí phân bón khoảng 0,98 triệu đồng/ha với số liệu cụ thể như sau:
Bảng 18 : CHI PHÍ ĐẦU TƯ PHÂN BÓN CHO 1 HA SẮN RUỘNG Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng tính Đơn giá (đồng/kg) Thành tiền (đồng) Kali Kg 150 2.800 420.000 Đạm Kg 120 3.000 360.000 Lân Kg 100 2.000 200.000
(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam, nếu sản xuất sắn mà không có phòng trừ cỏ dại thì năng suất sẽ giảm từ 50-60%. Thời kỳ phòng trừ cỏ dại có hiệu quả là từ lúc trồng đến sau khi trồng 2-3 tháng. Chi phí đầu tư phòng trừ cỏ dại tuỳ thuộc vào từng thời vụ trồng, khả năng sinh trưởng của từng giống sắn và phương pháp phòng trừ cỏ dại khác nhau.
Bảng cho thấy so với phương pháp làm cỏ bằng tay thì một số phương pháp phòng trừ cỏ dại bằng hoá chất đạt năng suất sắn cao hơn. Công thức sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 2,5 lần/ha đạt năng suất sắn củ tươi và hiệu quả kinh tế cao nhất. Sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual 2,5 lần/ha còn có ưu điểm là ít lệ thuộc vào công thời vụ nên tỷ lệ nông dân lựa chọn phương thức này là cao nhất.Trong bảng dưới ta có các định mức sau:
+ Làm cỏ bằng tay= 400.000đ/ha/lần + Dual= 160.000đ/ha.
+Lao động phun thuốc= 160.000đ/ha/lần +WD= làm cỏ bằng tay 1 lần
+Roundup=100.000đ/ha +Gramasome= 80.000đ/ha
Bảng 19: CHI PHÍ ĐẦU TƯ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ CỎ DẠI VÀ NĂNG SUẤT SẮN
Phương pháp suất củ (tấn/h
a)
Diễn giải chi phí
đầu tư 1.Phun Dual (2,5 lần/ha) 31,95 160.000+160.000 2,5× 560.000 2. WD+Roudup (2 lần/ha) 29,79 400.000+100.000+ 160.000 2× 820.000 3. Dual (1,5 lần/ha) +Gramasome (2 lần/ha) 28,91 160.000+160.000 ×1,5 +80.000+160.000×2 800.000 4. Làm cỏ bằng tay 3 lần 28,44 400.000×3 1.200.00 0 5. WD+Dual (1,5 lần/ha) 25,85 400.000+160.000+160.000×1,5 800.000 6. Dual (1,5 lần/ha)+Roundup (1,5 lần/ha) 25,78 160.000+160.000×1,5+100.000+160.0 00×1 740.000
(Nguồn:Quy hoạch sắn vùng Tây Nguyên-Thực trạng và giải pháp) 2.2. Đầu tư công lao động chăm sóc
Chi phí đầu tư cho công lao động và chăm sóc thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư của hộ nông dân cho cây sắn, khoảng 30- 40%. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì với những vùng sắn rộng lớn như Tây Nguyên thì một hộ gia đình không thể nào chăm sóc và bảo vệ hết được, vì thế họ phải thuê lao động để làm những việc này. Tất cả quá trình từ khi ươm giống đến trồng, chăm sóc bảo vệ và thu hoạch sắn đều phải có chi phí đầu tư cho lao động. Đây là vấn đề thường thấy ở nước ta vì Việt Nam` là một nước đang phát triển nên còn sử dụng lao động tay chân là chính, mức độ tự động hóa chưa cao, vì thế vốn đầu tư cho lao động là rất lớn. Mặt khác, do công việc không mang tính chất thường xuyên và dài hạn mà chỉ theo mùa vụ nên việc thuê lao động cũng mang tính thất thường và không đồng đều, do đó để có thể
tổng kết được vốn đầu tư cho công lao động và chăm sóc chúng ta quy về ngày công làm việc và chi phí cho một ngày công là 20.000 đồng/ngày/người. Chi phí đầu tư ở đây chỉ bao gồm chi phí cho việc thuê lao động.
Bảng 20: CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO CÔNG LAO ĐỘNG VÀ CHĂM SÓC
Công việc Số ngày Đơn giá
(đồng/công)
Thành tiền
1. Công làm đất (công/ha) 5 20.000 100.000
2. Công bảo quản hom giống (công/ha)
5 20.000 100.000
3. Công trồng (công/ha) 10 20.000 200.000
4. Công bón phân (công/ha) 5 20.000 100.000
5. Công làm cỏ (công/ha) 40 20.000 800.000
6. Công thu hoạch (công/ha) 55 20.000 1.100.000
7. Tổng số 120 20.000 2.240.000
(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Qua bảng trên ta thấy tổng số vốn đầu tư của hộ nông dân cho công lao động và chăm sóc là 2.240.000/ha, trong đó công thu hoạch và công làm cỏ chiếm phần lớn vốn đầu tư. Từ đó ta có bảng chi phí đầu tư của hộ nông dân cho