III. Thực trạng đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng TâyNguyên
1. Đầu tư của Nhà nước cho việc phát triển sắn nguyên liệu
Để đưa ngành sắn nước ta phát triển lên một tầm cao mới, không chỉ gói gọn trong việc sử dụng sắn làm lương thực trực tiếp cho con người, làm thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho ngành công nghiệp mà còn phải từng bước đưa cây sắn trở thành cây công nghiệp và chế biến ra những sản phẩm từ sắn để xuất khẩu sang các nước. Do vậy, sự hỗ trợ của Nhà nước là không thể thiếu. Chỉ có Nhà nước mới có thể đưa ra những chính sách khuyến khích phát triển ngành sắn nguyên liệu, mở cửa để có thể giao lưu buôn bán và học hỏi với nước ngoài. Những năm qua sự đầu tư của Nhà nước cho việc phát triển sắn nguyên liệu nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng có nhiều mặt tích cực. Tây Nguyên có thể nói là vùng trồng sắn đứng thứ hai ở nước ta sau vùng Đông Nam Bộ, vì vậy sự quan tâm của Nhà nước đối với việc phát triển sắn nguyên liệu ở đây là rất cần thiết. Sự đầu tư của Nhà nước chủ yếu tập trung vào lĩnh vực: đào tạo nguồn nhân lực, lai tạo và phát triển giống cây, nghiên cứu kỹ thuật canh tác sắn.
1.1. Đầu tư lai tạo và phát triển giống
Giống có một vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, một giống cây không tốt thì trước hết sẽ có sức đề kháng kém, không thể chống chịu được với sâu bệnh và cho năng suất thấp, chất lượng kém...ngược lại giống cây tốt thì sẽ khoẻ mạnh và đồng đều, năng suất cao. Cũng như vậy các giống sắn tốt sẽ cho hàm lượng tịnh bột cao, năng suất củ tươi cao hơn nhiều lần giống bình thường do vậy chất lượng sản phẩm làm từ sắn cũng sẽ tăng lên. Vùng nguyên liệu mà toàn giống cây tốt thì sẽ là mùa vụ bội thu cho bà con nông dân, tăng cường thu nhập từ đó nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nông dân.
Kinh nghiệm của các nước trồng nhiều sắn cho thấy dự án giống sắn thường là dự án ưu tiên, đặc biệt tại Thái Lan là nước sản xuất và xuất khẩu sắn hàng đầu thế giới, dự án giống sắn đã được chính phủ Thái Lan đầu tư rất cao. Năm 1992, chính phủ Thái Lan đã chấp thuận cấp 11 triệu đô la Mỹ cho Bộ nông nghiệp (DOA) và Bộ khuyến nông (DOAE) để phát triển các giống sắn mới Kasersart 50 và Rayong 5. Tháng 9 năm 1993, chính phủ Thái Lan cũng đã duyệt cấp 24 triệu đô la mỹ để thành lập Viện phát triển tinh bột sắn với mục đích: 1) Phát triển các giống sắn mới có năng suất bột cao, giá hạ cho chế biến công nghệp. 2) Phát triển các kỹ thuật mới trong chế biến sắn. 3) Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sắn.
Trong những năm qua, kể từ khi Việt Nam hợp tác với CIAT và tham gia chương trình sắn Châu Á năm 1988 thì ngành sắn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tiến bộ mới trong sản xuất thực sự đạt được khi Việt Nam hoàn thành mạng lưới nghiên cứu và khuyến nông sắnvới sự liên kết chặt chẽ với các nhà máy chế biến tinh bột, đặc biệt là công ty VEDAN. Những kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, chế biến sử dụng sắn đã được trình bày trong hội thảo sắn Việt Nam hàng năm. Những giống sắn mới như KM94, KM98-1, KM95, KM60, SM937-26 đã mang lại năng suất và hiệu quả cao cho cây sắn. Tiêu biểu ở các tỉnh Gia Lai, Đăk lăk, Lâm Đồng trong những năm qua nhờ chuyển đổi giống sắn mới và áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ nên năng suất sắn đã tăng 50-80% trên phạm vi toàn tỉnh. Bội thu do trồng giống sắn mới so với giống cũ của các tỉnh này từ năm 1994-1999 đạt tới 787 tỷ đồng.
Bảng 8: KẾT QUẢ SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG SẮN CÓ TRIỂN VỌNG VỚI GIỐNG SẮN ĐỊA PHƯƠNG HL23
Giống/ Dòng lai Năng suất tinh bột (tấn/ha) Năng suất củ tươi (tấn/ha) Hàm lượng tinh bột Tỷ lệ chất khô
(%) (%)KM94 12,74 43,8 29,1 39,1 KM94 12,74 43,8 29,1 39,1 KM98-1 7,2 26,6 27,1 38,4 KM60 7,6 26,5 28,8 39,8 SM937-26 9,5 34,1 28 38,3 Địa phương (HL 23) 6,39 24,1 26,5 37,1
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu so sánh bộ giống sắn NVT96-99-Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Sự đầu tư của Nhà nước cho việc phát triển sắn nguyên liệu tập trung vào một số hoạt động sau: đầu tư cho sưu tập bảo quản nguồn gen giống, lai tạo tuyển chọn giống sắn, tổ chức sản xuất và nhân giống gốc. Trong các hoạt động đó thì hoạt động đầu tư và việc lai tạo và phát triển giống chiếm lượng vốn đầu tư cao nhất do đây là khâu quan trọng nhất trong các công tác đó, vốn đầu tư tăng đều qua các năm chứng tỏ Nhà nước đã có sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc đầu tư phát triển sắn nguyên liệu cả nước nói chung và của vùng Tây Nguyên nói riêng. Năm 1998 tổng vốn đầu tư là 5. 128 triệu đồng, đến năm 2003 tổng vốn đầu tư đã tăng lên 17.981 triệu đồng gấp hơn 3 lần so với năm 1998. Tổng vốn đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên chủ yếu là do nguồn vốn ngân sách của Nhà nước cấp cho vùng, số vốn từ khu vực tư nhân và vốn tín dụng của Nhà nước cũng có nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với vốn ngân sách nên hầu như không đáng kể.
Bảng 9: CHI PHÍ ĐẦU TƯ LAI TẠO PHÁT TRIỂN GIỐNG SẮN VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1998- 2003
Đơn vị: Triệu đồng
Hoạt động đầu tư 1998 1999 2000 2001 2002 2003 1. Điều tra sưu tập
bảo quản nguồn gen giống
528 612 2. 009 2. 521 3. 149 3. 245