Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội vùng TâyNguyên

Một phần của tài liệu một số giải pháp đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng tây nguyên (Trang 29 - 31)

1. Điều kiện tự nhiên của vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên gồm 4 tỉnh : Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng với tổng diện tích tự nhiên 5.447,4 nghìn ha, chiếm 17,5% diện tích cả nước; là vùng lãnh thổ rộng lớn có tài nguyên phong phú. Tây Nguyên có trên 500 km đường biên giới với Lào và Campuchia nên có vị trí vô cùng quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng của cả nước.

Khí hậu vùng Tây Nguyên mang đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.Khí hậu nhiệt đới ẩm, một năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, gió thịnh hành là gió Tây Nam, tốc độ gió từ 0,8 m/s đến 1,8 m/s, mưa nhiều, độ ẩm lớn, lượng mưa chiếm đến 80-85% tổng lượng mưa cả năm (mưa lớn vào các tháng 7,8,9) riêng tháng 8 lượng mưa có thể đạt tới 475 m m. Trong mùa mưa cây trồng sinh trưởng tốt.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió thịnh hành là gió mùa đông bắc với tốc độ gió từ 1m/s đến 2,5 m/s, trong mùa này chế độ gió và nhiệt gây khô hạn, đất mất nước,lượng bốc hơi mạnh. Do vậy, phải có biện pháp giữ ẩm và cung cấp nước đầy đủ thì cây mới phát triển tốt.

Nhiệt độ tương đối điều hoà và mát dịu quanh năm. Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm không lớn nhưng chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn

o Nhiệt độ trung bình cả năm : 22,30 C

o Nhiệt độ thấp nhất : 140 C

o Biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm :10-120 C

Tây Nguyên là vùng đất rộng người thưa, vì vậy vẫn còn khả năng nâng cao năng lực phát triển nông lâm nghiệp. Đây cũng là địa bàn xác định có thể tiếp nhận dân cư vùng khác đến xây dựng kinh tế mới. Thực hiện một phần chương trình phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên địa bàn cả nước.

Diện tích đất nông nghiệp ở Tây Nguyên là 1.287,84 nghìn ha (năm 2002) chiếm 22,7% diện tích đất nông nghiệp cả nước.. Tài nguyên đất rừng lớn và có độ che phủ cao nhất cả nước (gần 3 triệu ha, chiếm 25,9% diện tích rừng cả nước).

2. Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội:

Dân số vùng Tây Nguyên năm 2002 khoảng 4,407 triệu người, chiếm 5,53% dân số cả nước, trong đó dân số nông thôn chiếm tới 75%. Cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên có trên 40 dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Ba Na, Ê-đê, K-ho...là dân tộc thiểu số tại chỗ có số lượng lớn so với các dân tộc ít người khác.

Cơ cấu kinh tế vùng Tây Nguyên là cơ cấu nông - công nghiệp- dịch vụ, trong đó nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Trong giai 1990-2001, kinh tế nông nghiệp của vùng phát triển với tốc độ nhanh, bình quân 7%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước (4,5%). Đời sống của đồng bào dân tộc đã được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 39% xuống còn 22%; số hộ giàu tăng từ 1,5% lên 15% trong giai đoạn 1990-2000. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp là 13 triệu.

Trong 7 vùng kinh tế của cả nước, Tây Nguyên có giá trị GDP thấp nhất cả nước (trên 12 nghìn tỷ đồng), chiếm 2,9% GDP của cả nước. Theo đó GDP bình quân đầu người cũng thấp, khoảng 3 triệu đồng/người/năm. Trong đó tỷ

trọng GDP nông nghiệp khá cao 38,8%, chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long (53,6%)

- Về lao động: đến năm 2002 dân số tỉnh Tây Nguyên là 4,407 triệu người, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên giai đoạn 1995-2000 là 4,6%, từ 2000- 2002 là 2%. Thực tế tăng dân số cơ học trong vùng rất cao. Đó là do sức hút đối với dòng nhập cư từ các khu vực khác tới các đô thị nói riêng và của cả vùng nói chung. Nhờ có tiềm năng to lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (thời kỳ 1990-2001, kinh tế nông nghiệp của vùng phát triển với tốc độ bình quân 7%/năm), nhất là trong những năm gần đây, các tỉnh Tây Nguyên trở thành vùng có sức hút mạnh mẽ lao động từ các địa phương khác. Từ 1995 đến 2000, dòng người di cư tự do đến các tỉnh Tây Nguyên tăng mạnh, mà chủ yếu là nông dân nghèo từ các tỉnh phía Bắc. Theo tính toán, với mật độ dân số hiện nay là 80,3 người/km2, thấp hơn nhiều so với bình quân chung cả nước (234 người/km2), toàn vùng có khả năng tiếp nhận thêm khoảng 1 triệu dân để phát triển kinh tế.

Cơ sở vật chất kỹ thuật ở các tỉnh Tây Nguyên trong những năm gần đây đã được Nhà nước quan tâm đầu tư mạnh nên tương đối tốt, đặc biệt là hệ thống giao thông và hệ thống điện. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phân công lại lao động trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng tây nguyên (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w