Đánh giá cấu trúc nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty tnhh hoàng đức (Trang 62 - 63)

a. Nợ phải trả

Nợ phải trả: Tính tự chủ về mặt tài chính của công ty là rất tốt không phải phụ thuộc vào chủ nợ như từ năm 2010 về trước. Sự thay đổi về chính sách chiến lược kinh doanh khiến tỷ trọng nợ phải trả trong 2 năm gần nhất luôn ở mức thấp hơn 25% và sẽ được duy trì trong những năm tiếp theo.

Phải trả người bán tăng cao do sự tăng về mặt giá trị của giá vốn hàng bán từ 5.751.702.576 đồng năm 2011 lên 7.098.717.064 đồng năm 2012, mặt khác uy tín của công ty là rất tốt được sự tin tưởng cao nên đươc hưởng nhiều quyền lợi, chế độ ưu đãi từ tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp giúp công ty tạo nguồn vốn mà không hề phải trả lãi suất mà đã có ngay trong quỹ của công ty.

Người mua trả tiền trước ngày càng tăng về mặt giá trị giúp công ty có thêm vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Thành tích trong việc hạn chế sự gia tăng của các chi phí như chi phí tài chính đặc biệt là chi phí lãi vay không còn trong 2 năm trở lại đây. Khoản mục thuế và các khoản phải nộp nhà nước chưa ổn định do sự thay đổi của doanh thu và chi phí sản suất kinh doanh.

Phải trả người lao động không ngừng tăng cho thấy sự chậm trễ trong việc trả lương thưởng cho nhân viên trong công ty. Chính vì vậy công ty đã và đang làm hết sức có thể để hạn chế sự gia tăng của khoản mục này, đồng thời tăng mức thưởng hàng tháng cho các cá nhân suất sắc, có kết quả lao động tốt giúp tạo tâm lý, động lực cho nhân viên làm việc và phát huy sở trường của mình.

Phải trả nội bộ và quỹ khen thưởng phúc lợi hàng năm không có biến động với giá trị 10.104.437 đồng.

Tóm lại, trong kết cấu nợ phải trả, công ty chủ yếu sử dụng phải trả người bán cho thấy công ty đang chịu tác động không nhỏ của các điều kiện xung quanh khoản 50

mục này như chi phí lãi vay, thời gian đáo hạn,… dễ dẫn tới tăng rủi ro và mất cân bằng tài chính. Công ty có thể cân nhắc sử dụng hợp lý nguồn vay nợ từ ngân hàng để giảm thiểu rủ ro và cân bằng tài chính.

b. Nguồn vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu: Công ty duy trì mức độ tự chủ ổn định về mặt tài chính cao trong hai năm gần nhất 2011 và 2012, hệ số vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao, năm 2012 tỷ trọng là 77,7%. Công tác xây dựng nguồn vốn đạt được một số thành tích. Trong 3 năm công ty đã thay đổi cơ cấu nguồn vốn bằng việc tăng dần tỷ trọng vốn CSH bên cạnh đó là việc nợ phải trả giảm mạnh trong năm 2011 tới 98% và tăng nhẹ vào năm 2012. Chính sự thay đổi này giúp cho công ty giảm thiểu rủi ro, không phụ

thuộc vào chủ nợ, tăng tính tự chủ tài chính đảm bảo tình hình tài chính công ty nhất khi kinh tế có nhiều biến động trong thời điểm hiện nay.

Mô hình tài trợ vốn rất an toàn và thận trọng vời nguồn tài trợ có tính ổn định cao tỷ trọng nợ phải trả rất nhỏ và hầu như tất cả tài sản đều được tài trợ bằng nguồn vốn an toàn đó là nguồn vốn chủ sở hữu, công ty không phải chịu áp lực về khả năng thanh toán do có nguồn vốn chủ sở hữu lớn.

Nhận xét:

Thông qua việc phân tích thực trạng cấu trúc tài chính của công ty TNHH Hoàng Đức ta đã phần nào thấy được những thành quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế trong hoạt động tài chính công ty. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì ý nghĩa của công tác phân tích không phát huy tác dụng. Do đó, đề tài sẽ đi tiếp để đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhăm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty từ những công tác phân tích cấu trúc tài chính đã thực hiện.

51

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG ĐỨC

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty tnhh hoàng đức (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w