Giám đốc: Trực tiếp quản trị công ty và phụ trách công tác cán bộ; chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của công ty, điều hành chung mọi hoạt động của các phòng ban trong công ty; đại diện pháp nhân duy nhất của công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty; kết hợp với các phòng ban chức năng và nghiệp vụ của công ty tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể hoạt động theo đúng quy chế.
Phó giám đốc: Là người trợ giúp cho giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động của công ty khi giám đốc vắng mặt hoặc khi được uỷ quyền của giám đốc; hoạch định các chiến lược điều hành và phát triển của công ty; chỉ đạo và phân công nhiệm vụ nhân sự cấp dưới hợp lý và hiệu quả; phụ trách theo dõi, đôn đốc cán bộ, nhân viên hoàn thành các nhiệm vụ được giao; thực hiện các kế hoạch doanh thu, báo cáo định kỳ cho giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý nội bộ; quản lý hồ sơ thông tin của nhân viên, thực hiện các chính sách về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, lao động tiền lương, kỉ luật...; hướng dẫn và tổng hợp tình hình hoạt động của công ty, làm các báo cáo và công văn phục vụ cho hoạt động có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng; theo dõi, kiểm tra công tác bảo vệ nội bộ, quản lý con dấu của công ty, thực hiện các hoạt động dịch vụ; thực hiện tuyển dụng nhân viên, chấm dứt hợp đồng lao động, bố trí nhân viên vào các vị trí công việc theo đúng năng lực và trình độ sao cho việc sử dụng lao động đạt hiệu quả cao nhất.
Phòng kế toán tài vụ: Hướng dẫn tổ chức và kiểm tra giám sát thực hiện công tác kế toán, tài chính và thống kê trong công ty theo đúng quy định và pháp luật của Nhà nước. Tham mưu trong công tác tài chính nhằm sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thông suốt và đạt hiệu quả cao; tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của công ty phản ánh thường xuyên hoặc định kì cho giám đốc có biện pháp, phương hướng chỉ đạo kịp thời. Tham gia xét duyệt hoàn thành kế hoạch, quyết toán tài chính, phân tích hoạt động kinh tế của công ty.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Nắm rõ phương hướng, kế hoạch kinh doanh của công ty đã đề ra, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu của thị trường và xã hội. Đề xuất với giám đốc kí các hợp đồng mua bán với số lượng, giá cả thích hợp và hình thức thanh toán phù hợp giữa các bên đối tác; chịu trách nhiệm về quản lý, tổ chức vận hành kho thành phẩm, lập và lưu trữ phiếu nhập, phiếu xuất, kiểm kể hàng tồn kho cuối tháng theo quy trình luân chuyển chứng từ của công ty; dự thảo và theo dõi quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế, phát hiện và báo cáo kịp thời với giám đốc những vướng mắc cần giải quyết; thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu hoạt động, mặt hàng của công ty trên các phương tiện đại chúng.
Phòng sản xuất và xuất bán phẩm: sản xuất bán phẩm cho công ty; quản lý, kiểm tra, theo dõi việc xuất nhập, xuất nguyên vật liệu và bán phẩm nhanh chóng, chính xác, kịp thời; bảo quản, giữ gìn tốt và phân loại xuất bán phẩm một cách khoa học để đảm bảo chất lượng, dễ lấy, dễ kiểm tra; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy về xuất nhập hàng, đảm bảo an toàn trong việc bốc dỡ, vận chuyển. Làm tốt công tác phòng cháy nổ và vệ sinh công nghiệp, có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phục vụ kinh doanh. Nhận xét chung: Cơ cấu tổ chức bộ máy có vai trò rất quan trọng đối với mỗi
doanh nghiệp. Mô hình của công ty TNHH Hoàng Đức là mô hình phù hợp với hoạt động kinh doanh, với cơ cấu này giám đốc và các phòng ban có thể trực tiếp trao đổi với nhau, tạo ra sự nhịp nhàng trong công việc, sự trao đổi thông tin được nhanh chóng. Các phòng chuyên môn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo chức năng, nhiệm vụ được giao để phục vụ cho mục tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty. 29