Phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc nguồn vốn và cấu trúc tài sản

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty tnhh hoàng đức (Trang 50 - 52)

Bất kì một chủ thể kinh tế nào muốn tiến hành hoạt động phải có một lượng vốn nhất định. Một mặt, lượng vốn đó được thể hiện dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất,

được đo lường bằng thước đo tiền tệ được gọi là tài sản. Mặt khác lượng vốn đó lại được hình thành từ một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau gọi là nguồn vốn. Một tài sản có thể do một hay nhiều nguồn vốn hình thành ngược lại một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều loại tài sản khác nhau. Và để phân tích được mối quan hệ giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn ta có bảng sau:

Bảng 2.6. Bảng phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu

Công thức tính Năm Năm Năm 2010

2011 2012

Hệ số khả năng thanh toán

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

ngắn hạn 0,56 2,36 2,79

Nợ ngắn hạn

Hệ số tài trợ cho tài sản so Tài sản 11,1 1,2 1,3 với vốn CSH Vốn chủ sở hữu Tỷ số tổng nợ trên tổng tài Tổng nợ sản 0,9

0,2 0,22

Tổng tài sản

Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH. Chỉ tiêu này trong năm 2010 chỉ là 0,56 lần có nghĩa doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn và không đạt được tình hình tài chính tốt nhưng không có nghĩa công ty bị vỡ nợ hay phá sản bởi có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Tới năm 2011 hệ số này đã tăng mạnh lên 2,36 lần và tiếp tục tăng ở năm 2012 ở mức 2,79 lần. Điều đó cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn qua 2 năm gần đây đều lớn hơn 1, giúp doanh nghiệp có đủ khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bằng TSNH. Và với mức tăng liên tục qua các năm gần đây cho phép ta hình dung ra công ty đang làm ăn có hiệu quả, khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt tại thời điểm hiện tại là rất tốt.

42

Hệ số tài trợ cho tài sản so với vốn CSH phản ánh mức độ đầu tư của doanh nghiệp bằng vốn CSH và nợ phải trả để tài trợ cho tài sản. Trong 3 năm từ 2010 tới 2012 hệ số này có sự biến động lớn và không đồng đều. Cụ thể năm 2010 hệ số là 11,1 lần điều này thể hiện mức độ sử dụng nợ phải trả để tài trợ cho tài sản là rất lớn tương ứng là 11,1 lần, cần có sự thay đổi các chính sách huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tới năm 2011 hệ số giảm mạnh chỉ còn 1,2 lần và tăng 0,1 vào năm 2012 ứng với 1,3 lần, mức độ sử dụng nợ phải trả cho tài sản năm 2011 là 1,2 lần và năm 2012 là 1,3 lần. Những sự thay đổi trong chính sách huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp đã và đang có kết quả khả quan, tính hợp lý và an toàn trong việc huy động vốn của doanh nghiệp đã được cải thiện theo chiều hướng tốt.

Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản được dùng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn đồng thời cho biết bao nhiêu phần tram tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đó biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Trong năm 2010 tỷ số này khá cao là 0,9 hàm ý doanh nghiệp đang có khả năng tự chủ về tài chính là thấp, chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh thể hiện mức độ rủi ro của doanh nghiệp khá cao, trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay đề kinh doanh, sản xuất. Điều đó đã khiến công ty có nhưng điều chỉnh cần thiết và kịp thời dẫn tới nhưng thay đổi theo hướng tích cực cụ thể năm 2011 tỷ sô này hạ xuống còn 0,2 và tăng đôi chút lên 0,22 lần ở năm 2012. Thể hiện trong 2 năm gần đây doanh nghiệp vay ít hơn, có khả năng tự chủ về tài chính và mức độ rủi ro của doanh nghiệp luôn ở mức thấp.

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty tnhh hoàng đức (Trang 50 - 52)

w