Phân tích cấu trúc tài sản

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty tnhh hoàng đức (Trang 39 - 43)

Phân tích cấu trúc tài sản tức là phân tích và đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của doanh nghiệp. Qua đó ta sẽ thấy được trình độ sử dụng vốn cũng như tính hợp lý của việc phân bổ các loại vốn… Từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Từ bảng CĐKT của công ty qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 ta có thể lập được bảng phân tích sau:

31

Bảng 2.2. Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty

Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1. Giá trị tiền 476.464.764 156.259.895 648.017.440

2. Giá trị nợ phải thu khách hàng 1.000.050.400 1.263.510.724 1.547.181.824 3. Giá trị HTK 0 0 0 4. Giá trị TSLĐ khác 0 0 0 5. Giá trị các khoản ĐTTC 37.300.000 37.300.000 37.300.000 6. Giá trị TSCĐ 1.452.572.546 1.327.572.546 2.002.766.182 7. Tổng tài sản 2.966.387.710 2.784.643.165 4.235.265.446 8. Tỷ trọng tiền 16% 5,6% 15,3% 9. Tỷ trọng NPT 34% 45,4% 36,5% 10. Tỷ trọng HTK 0% 0% 0% 11. Tỷ trọng TSLĐ khác 0%

0% 0% 12. Tỷ trọng giá trị ĐTTC 1% 1.3% 0.8% 13. Tỷ trọng TSCĐ 49% 47,7% 47,4%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2010-2012 phòng kế toán tài vụ)

Từ bảng phân tích cơ cấu tài sản 2.1 cho thấy toàn bộ tài sản của công ty chủ yếu sử dụng cho quá trình luân chuyển vốn ở đơn vị, phần đầu tư bên ngoài là rất ít. Nhìn vào các tỷ số về cấu trúc tài sản của công ty ta thấy được tổng giá trị tài sản của công ty qua các năm có sự thay đổi không đồng đều từ năm 2010 tới năm 2012. Cụ thể giá trị tổng tài sản của công ty năm 2010 đạt 2.966.387.710 đồng, giảm xuống

2.784.643.165 đồng ở năm 2011 và tăng đến 4.235.265.446 đồng vào năm 2012. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động ta đi sâu vào phân tích cụ thể từng khoản mục sau:

Thứ nhất, đối với khoản mục tiền và tƣơng đƣơng tiền, khoản mục tiền của của

công ty có sự tăng giảm qua các năm cụ thể:

Từ năm 2010 tới năm 2011: năm 2010 là 476.464.764 đồng chiếm tỷ trọng 16%

trong tổng tài sản tới năm 2011 chỉ còn 156.259.895 đồng chiếm 5,6% trong tổng tài sản. Nguyên nhân khiến khoản mục này giảm xuống do công ty chủ động dùng nguồn tiền và các khoản tương đương đó đầu tư vào các tài sản sinh lời nhằm nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn kinh doanh.

32

Việc đầu tư là rất cần thiết phù hợp với xu thế phát triển hiện tại. Tuy nhiên, khi mức dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền quá thấp sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, giảm khả năng thanh toán tức thời, khả năng rủi ro tài chính cao.

Từ năm 2011 tới năm 2012 tăng mạnh lên 648.017.440 đồng chiếm 15,3% tổng

tài sản. Với sự thay đổi của cơ cấu, chính sách, biện pháp kinh doanh mà ban lãnh đạo đề ra đã mang lại thành quả đáng kể. Công ty đã đạt mức doanh thu kinh doanh tương đối lớn trong năm 2012 là 8.572.740.623 đồng, khách hàng đã dùng một lượng tiền mặt tương đối lớn để thanh toán cũng như là ứng trước. Doanh nghiệp quan tâm hơn đến khả năng thanh toán nhanh của mình. Lượng tiền mặt tăng sẽ giúp công ty tăng khả năng thanh toán các khoản nợ cao và tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, tạo được niềm tin với nhà cung cấp và khách hàng.

Giữ lại một khoản tiền mặt giúp công ty có thể đáp ứng ngay được nhu cầu thanh toán với nhà cung ứng, như vậy sẽ dễ dàng đặt được hàng hơn cũng như có thể tận dụng các cơ hội kinh doanh (ví dụ: như hưởng chiết khấu thanh toán, đảm bảo vốn để mua sắm nguyên vật liệu…). Nhưng với sự gia tăng tiền lớn như thế này sẽ làm gia tăng chi phí quản lý, mất cơ hội sinh lời. Công ty nên đem tiền đi đầu tư vào các tài sản sinh lời, và phải đưa ra chiến lược hợp lí để đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận.

Thứ hai, đối với khoản mục nợ phải thu, tỷ trọng khoản mục nợ phải thu cũng

có những sự thay đổi đáng kể từ năm 2010 tới 2012. Chiếm tỷ trọng thứ hai sau TSCĐ trên tổng tài sản. Mặc dù nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ trọng của nó tăng giảm thất thường. Cụ thể 34% vào năm 2010 tăng lên 45,4% năm 2011 và giảm xuống 36,5% năm 2012. Nhưng về mặt giá trị thì khoản mục nợ phải thu tăng đều qua các năm, năm 2010 là 1.000.050.400 đồng tăng lên 1.263.510.724 đồng năm 2011 và tới năm 2012 là 1.547.181.824 đồng. Điều này thể hiện số vốn của công ty bị các tổ chức và cá nhân khác chiếm dụng ngày càng nhiều, thể hiện khả năng quản lý nợ của công ty cần ổn định hơn. Có thể nói, các khoản phải thu ngắn hạn cũng chính là các khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp. Công ty cung cấp dịch vụ dưới hình thức thu tiền ngay nên khả năng thu hồi vốn nhanh hơn và giảm khoản nợ xấu nhưng trong tương lai công ty nên thực hiện chính sách thắt chặt với các khoản phải thu để phải thu khách hàng giảm, tránh ứ đọng vốn.

Việc công ty nới lỏng chính sách tín dụng như khách hàng được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hóa đơn được phát hành và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng được trả chậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn đã làm tăng khoản phải thu khách hàng. Nới lỏng chính sách bán chịu giúp công ty tăng doanh thu, mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm. 33

Nhưng điều này cũng là một bất lợi đối với công ty. Việc khách hàng chiếm dụng vốn tăng như vậy dễ dẫn đến khả năng khách hàng không thanh toán được nợ, gây rủi ro cho công ty. Ngoài ra, tỉ lệ lạm phát đạt ngưỡng cao trong năm 2012, như vậy việc cho khách hàng nợ quá nhiều sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá trị của khoản phải thu.

Thứ ba, đối với khoản mục hàng tồn kho, hàng tồn kho của công ty trong các

năm 2010, 2011 và 2012 đều bằng 0. Một điểm riêng khác với hầu hết các công ty trong lĩnh vực in ấn và phát hành báo chí đó là công ty chỉ đi vào hoạt động và làm việc khi có các đơn đặt hàng, yêu cầu hay theo các hợp đồng đã kí từ các đối tác của mình. Do đó công ty chỉ nhập, in ấn và phát hành báo chí với số lượng được yêu cầu theo hợp đồng và các đơn đặt hàng của công ty.

Ưu điểm của việc làm này là tiết kiệm diện tích lưu kho, chi phí quản lý và bảo quản lưu kho của công ty. Tuy phương thức này khá an toàn, nhưng các nhà quản lý tài chính của công ty phải cân nhắc vì luôn có sự đánh đổi giữa rủi ro và thu nhập yêu cầu, lượng hàng tồn kho không đủ cũng có thể khiến công ty mất đi doanh thu. Các nhà quản trị có thể gặp rủi ro mất đi khách hàng hoặc không thể đáp ứng kịp thời những đơn hàng bổ sung từ phía khách hàng từ đó có thể ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận, có thể còn gây ra sự không hài lòng đối với khách hàng, làm mất uy tín công ty.

Thứ tƣ, đối với khoản đầu tƣ tài chính, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

trong 3 năm 2010, năm 2011 và 2012 không có một sự biến động nào mà vẫn giữ nguyên ở mức 37.300.000 đồng. Công ty không có đầu tư nhiều mà chủ yếu là mua tín phiếu kho bạc.

Tỷ trọng đầu tư tài chính hàng năm trong tổng tài sản là rất thấp chỉ chiếm sấp sỉ 1% thể hiện sự liên kết của công ty với bên ngoài rất lỏng lẻo. Công ty có thể bỏ vốn đầu tư thêm vào kỳ phiếu ngân hàng hoặc mua vào, bán ra chứng khoán (cổ phiếu,

trái phiếu) vừa để kiếm lời vừa làm tăng sự liên kết của công ty với bên ngoài.

Thứ năm, đối với khoản mục tài sản cố định, dựa vào bảng phân tích và đồ thị

ta thấy tình hình TSCĐ của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và đang có sự giảm nhẹ qua các năm. Cụ thể, năm 2010 TSCĐ chiếm tỷ trọng 49%, năm 2011 chiếm 47,7% và giảm 0,3% còn 47,4% vào năm 2012. Có sự giảm này là do giá trị hao mòn luỹ kế tăng qua các năm. Bên cạnh đó sản phẩm in của doanh nghiệp là các sản phẩm in mang tính thương mại như bao bì, tem nhãn, sản phẩm quảng cáo vẫn có chiều hướng gia tăng nhưng không nhiều, nhất là bao bì, hộp giấy, nhãn hàng hoá. Mảng sản phẩm này có lợi nhuận tốt hơn so với in xuất bản phẩm, nhưng phải đầu tư công nghệ tốt hơn, phức tạp hơn và đa dạng hơn để đáp ứng những tiêu chí khắt khe về chất lượng của từng loại bao bì, nhãn hàng hoá. Do đó doanh nghiệp đã phải đầu tư 34

mua sắm một số máy móc hiện đại phục vụ công tác in và xuất bản như: máy vô lò xo, máy dán bao thư, máy cắt tay, máy gập giấy, máy ghép màn, máy ép nhưa,…. ngoài ra còn thay mới một số thiết bị đã lạc hậu. Điều này làm khoản mục TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn.

Đầu tư cho tài sản cố định giúp công ty nâng cao hiệu quả làm việc, nâng cao năng lực tài chính, tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường. Cho thấy doanh nghiệp đã quan tâm đến việc tăng năng lực công ty, đầu tư theo chiều sâu và theo chiến lược dài hạn.

Trong cơ cấu tài sản của công ty, tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn không quá chênh lệch, trong cơ cấu 2 khoản mục này chủ yếu và chiếm đa số là TSCĐ và các khoản phải thu. Sự phân bổ tài sản của công ty trong 3 năm qua là tương đối hợp lý phù hợp với đặc thù của các công ty trong lĩnh vực in ấn. Để hoạt động hiệu quả hơn nữa công ty cần quản lý tốt hơn công tác thu hồi nợ. Như vậy tình hình cấu trúc tài sản của công ty qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 có biến động nhưng không quá nhiều tài sản tập chung vào nợ phải thu, TSCĐ và khoản mục tiền.

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty tnhh hoàng đức (Trang 39 - 43)

w