Phân tích cấu trúc nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty tnhh hoàng đức (Trang 43 - 50)

2.2.2.1. Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính của công ty

Cấu trúc nguồn vốn thể hiện tính tự chủ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động, tình hình sử dụng các loại nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác thấy được doanh nghiệp có khả năng mở rộng hay đang có xu hướng khủng hoảng, rủi ro trong tương lai.

Nguồn vốn chủ sở hữu về cơ bản có hai bộ phận lớn: nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi cơ sở kinh doanh, đơn vị sản xuất khác nhau có một cơ cấu nguồn vốn khác nhau. Sự khác nhau đó tuỳ thuộc vào tiềm lực tài chính, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quan điểm và chiến lược của nhà quản trị trong từng giai đoạn, thời kì,… từ đó dẫn đến tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn khác nhau. Đối với công ty TNHH Hoàng Đức, cơ cấu tỷ trọng hai bộ phận này được thể hiện ở bảng phân tích sau:

35

Bảng 2.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty

Đơn vị tính: Đồng Chỉ Tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1.Nợ phải trả 2.700.632.024 523.003.559 946.808.678

2.Nguồn vốn chủ sơ hữu 265.755.686 2.261.639.606 3.288.456.768 3.Tổng nguồn vốn 2.966.387.710 2.784.643.165 4.235.265.446 4.Tỷ suất nợ (%) 91% 18,7% 22,3% (4) = (1) : (3) 5.Tỷ suất tự tài trợ (%) 9% 81,3% 77,7% (5) = (2) : (3) 6.Tỷ suất Nợ/VCSH (lần) 10,16 0,23 0,28 (6) = (1) : (2)

( Nguồn: bảng cân đối kế toán từ năm 2010 đến năm 2012-phòng Kế toán Tài vụ) Từ số liệu trên bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty cho thấy tổng nguồn vốn có biến động tăng giảm không đều cụ thể năm 2010 đạt 2.966.387.710 đồng đến năm 2011 giảm xuống 2.784.643.165 đồng và tăng lên 4.235.265.446 đồng năm 2012. Ta thấy tổng số vốn của công ty tập trung ở hai nguồn đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Nguồn thứ nhất, nợ phải trả, chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng rất cao 91% trong năm

2010 thể hiện trong năm 2010 mức độ phụ thuộc của công ty vào chủ nợ nhiều, khả năng tiếp cận các khoản nợ vay càng khó. Do tính bất ổn trong nhu cầu của thị trường cũng như sự cạnh tranh rất mạnh từ nhiều đối thủ nên công ty đã cân nhắc, thay đổi trong việc sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn. Dẫn tới năm 2011 và 2012 tỷ trọng nợ giảm mạnh xuống còn 17,8% năm 2011 và 22,3% năm 2012 chứng tỏ những điều chỉnh của ban lãnh đạo công ty đã và đang đi đúng hướng đề ra thể hiện tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp đang được cải thiện không bị phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên tỷ trọng nợ thấp như vậy sẽ dẫn tới công ty bị mất chi phí cơ hội, không tận dụng được đòn bẩy tài chính, kinh doanh sẽ kém hiệu quả vì thế bên cạnh những điều đã đạt được công ty vẫn cần phải xem xét lại các chính sách của mình để có sự cân bằng và ổn định nguồn vốn vay để đạt được kết quả tối ưu nhất.

Để có nhận xét hợp lý hơn về tính tự chủ về tài chính và sự phù hợp của chính sách tài trợ ta sẽ đi sâu xem xét cơ cấu nợ phải trả của công ty TNHH Hoàng Đức. Sau đây là cơ cấu nợ phải trả của công ty.

36

Bảng 2.4. Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nợ tại công ty TNHH Hoàng Đức

Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nợ phải trả 2.700.632.024 523.003.559 946.808.678 I. Nợ ngắn hạn 2.700.632.024 523.003.559 946.808.678 Vay và nợ ngắn hạn 1.930.000.000 0 0

Phải trả cho người bán 163.516.414

222.785.169 602.708.079

Người mua trả tiền trước 517.593.111

150.714.387 199.934.181

Thuế và các khoản phải nộp (35.719.938)

25.509.566 (14.058.019) Nhà nước

Phải trả người lao động 112.168.000 111.060.000 145.290.000 Phải trả nội bộ 2.830.000 2.830.000 2.830.000

Quỹ khen thưởng, phúc lợi 10.104.437 10.104.437 10.104.437 II. Nợ dài hạn 0 0 0 Tỷ lệ nợ ngắn hạn 100% 100% 100% Tỷ lệ nợ dài hạn 0% 0% 0%

( Nguồn: bảng cân đối kế toán từ năm 2010 đến năm 2012-phòng Kế toán Tài vụ)

Từ năm 2010 tới năm 2011, tổng nguồn vốn năm 2011 của công ty là

2.784.643.165 đồng, giảm 181.744.545 đồng tương ứng với 6,1% so với năm 2010.

Nợ ngắn hạn: Năm 2011 là 523.003.559 đồng giảm 2.648.331.665 đồng tương

ứng với mức giảm 98% so với năm 2010. Tới năm 2012 là 946.808.678 đồng tăng 81% tương ứng với 423.805.119 đồng so với năm 2011 cụ thể:

Vay và nợ ngắn hạn: đây nguyên nhân chính dẫn tới sự biến động lớn của nợ ngắn hạn từ năm 2010 tới năm 2011. Trong năm 2010 vay và nợ ngắn hạn là

1.930.000.000 đồng chiếm tỷ trọng rất lớn 71,5% trong nợ ngắn hạn nhưng tới năm 2011 và 2012 con số là 0 đồng. Nguyên nhân khiến khoản mục giảm mạnh là do nhu cầu đặt hàng, sử dụng dịch vụ của công ty giảm mạnh do sự biến động của nền kinh tế cũng như sự bất ổn trong nhu cầu của thị trường, dẫn đến việc công ty đưa ra quyết định không huy động thêm tiền mặt từ nguồn vốn vay để mua hàng hoá nguyên vật liệu đầu vào và nâng cấp hệ thống cửa hàng nhà xưởng như mọi năm để giảm thiểu thua lỗ và thay đổi phương thức hoạt động của công ty, hoạt động khi có hợp đồng hay đơn đặt hàng từ phía đối tác và khách hàng.

37

Phải trả người bán

Từ năm 2010 tới năm 2012 năm 2011 đạt 222.785.169 đồng tăng 59.268.755

đồng ứng với 36,2% so với năm 2010. Năm 2011 là năm có nhiều thay đổi về các sách, đường lối hoạt động của công ty nhưng vẫn là năm việc kinh doanh khởi sắc nên công ty vẫn có thể chi trả các khoản nợ đọng từ năm trước. Việc trả nợ khiến uy tín công ty được nâng cao với nhà cung cấp. Nhà cung cấp có thể đồng ý cho công ty nợ thêm với một số đơn đặt nguyên vật liệu nhờ các khoản nợ trước đã được thanh toán và tin tưởng tiềm lực tài chính, chiến lược kinh doanh của công ty.

Từ năm 2011 tới năm 2012: năm 2012 đạt mức 602.708.079 đồng, tăng

170,53% so với năm 2011. Công ty đã tận dụng triệt để việc cấp tín dụng của nhà cung cấp đã làm cho khoản phải trả người bán tăng 379.922.910 đồng. Một mặt, sự gia tăng này cũng do lượng doanh thu và GVHB tăng. Ngoài ra, điều này còn cho thấy mối quan hệ của công ty với nhà cung cấp đang phát triển rất tốt. Được hưởng nhiều khoản tín dụng từ người bán sẽ rất tốt cho doanh nghiệp để có thể mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, điều này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho công ty, hưởng tín dụng thương mại nghĩa là công ty đang gián tiếp sử dụng vốn của người bán mà không phải chi trả lãi nếu , công ty có thể tận dụng thời hạn tín dụng không mất phí.

Người mua trả tiền trước

Từ năm 2010 tới năm 2011: năm 2011 là 150.714.387 đồng giảm 70,9% ứng với

3667878.724 đồng so với năm 2010 chứng tỏ trong thời kỳ kinh tế gặp khó khăn, tiêu chuẩn của khách hàng ngày càng khắt khe về hình thức cũng như chất lượng sản phẩm hàng hoá và việc công ty đồng ý giảm các khoản tiền đặt cọc của khách hàng để thể hiện niềm tin vào khách hàng, lôi kéo khách hàng về phía mình. Tuy nhiên cách thức này cũng gặp nhiều rủi ro khi việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn bên cạnh đó việc thiếu vốn sản xuất cũng là một vấn đề cấp bách.

Từ năm 2011 tới năm 2012: năm 2012 là 199.934.181 đồng, tăng 32,66% so với

năm 2011, mức tăng là 49.219.794 đồng. Việc này đã tạo điều kiện cho công ty có đủ nguồn vốn để kinh doanh, giúp công ty không phải huy động vốn nhiều từ bên ngoài, điều này lý giải cho khoản chi phí sử dụng vốn của công ty chỉ giao động trong khoảng hơn 10%, mức gia tăng tuyệt đối không đáng kể.

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Năm 2010 tới năm 2011: năm 2011 là 25.509.566 đồng tăng 61.229.504 đồng so

với năm 2010 điều đó cho thấy công ty đã thanh toán được các khoản thuế cho Nhà nước.

Năm 2011 tới năm 2012: Kế toán ghi âm 14.058.019 đồng trong khoản mục thuế

và các khoản phải nộp nhà nước năm 2012 là sai nguyên tắc. Thực chất đây là khoản 38

tiền mà doanh nghiệp đã nộp thừa cho Nhà nước, như vậy nếu làm đúng, kế toán sẽ phải ghi có vào chỉ tiêu Thuế và các khoản phải thu Nhà nước trong danh mục tài sản. Phải trả người lao động

Năm 2010 tới năm 2011: năm 2011 là 111.060.000 đồng giảm nhẹ 1% tương

nợ này để tạo động lực cho nhân viên làm việc.

Năm 2011 tới năm 2012: năm 2012 là 145.290.000 đồng, tăng 34.230.000 đồng

so với năm 2011, tương ứng tăng 30,82%. Doanh nghiệp cần hạn chế gia tăng khoản nợ này, cần chi trả sớm và đầy đủ nhằm tạo động lực để nhân viên yên tâm làm việc Phải trả nội bộ và quỹ khen thưởng phúc lợi không có sự biến động qua ba năm. Nợ ngắn hạn chính bằng tổng nợ phải trả. Năm 2011 là 523.003.559 đồng và 946.808.678 đồng năm 2012, do nợ dài hạn hàng năm của công ty bằng 0. Công ty không sử dụng nợ dài hạn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh. Ưu điểm của cách làm này là nguồn vốn ngắn hạn có chi phí sử dụng vốn thấp hơn, quay vòng vốn nhanh. Nhược điểm là nợ ngắn hạn có độ ổn định thấp, thời gian chi trả gốc ngắn, khiến doanh nghiệp không có được sự đầu tư về lâu dài.

Nguồn thứ hai, vốn chủ sở hữu, trái ngược với tỷ suất nợ là tỷ suất tự tài trợ.

Cụ thể trong năm 2010 tỷ suất tự tài trợ của công ty ở mức thấp chỉ 9% nhưng tới năm 2011 đã tăng lên tới 83,1% và giảm đôi chút ở năm 2012 ở mức 77,7% và đang có xu hướng giảm dần trong tương lai do công ty đã sử dụng nguồn nợ vay nhiều hơn để gia tăng khả năng sinh lời, giảm chi phí cơ hội kinh doanh dựa trên VCSH. Và để có thể trả nợ vay công ty đã sử dụng các hình thức huy động vốn chủ sở hữu như: sử dụng vốn của đối tác khách hàng kéo dài thời hạn thanh toán với bạn hàng để tạo nguồn vốn; huy động vốn từ người thân, gia đình, bạn bè,..; huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp phát hành tín phiếu nội bộ, huy động vốn nhàn rỗi của nhân viên với mức lãi suất hợp lý đươc thoả thuận giữa hai bên; tạo vốn bằng nguồn tự có như tạo tính thanh khoản cao cho hàng hoá, bán tài sản, mức thu nợ cao nhất và trong thời gian sớm nhất,... Tuy vậy tỷ trọng vẫn ở mức cao công ty sẽ không phải chịu quá nhiều áp lực chi trả gốc và lãi quá lớn, đây là nguồn vốn có độ ổn định cao, giúp công ty gia tăng tính tự chủ về mặt tài chính, vẫn có sự phụ thuộc nhưng không nhiều vào các chủ nợ.

Nguồn thứ ba, nợ trên vốn chủ sở hữu, bên cạnh tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ

ta cũng cần phải nói tới một tỷ suất nữa trong quá trình phân tích cơ cấu nguồn vốn đó là tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu. Trong năm 2010 tỷ suất này là rất lớn, gấp 10,16 lần điều đó cho thấy khả năng đảm bảo nợ của nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2010 là rất thấp, đây chính là thiệt thòi lớn cho công ty trong việc thu hút tín dụng từ bên ngoài và cũng chính là nguyên nhân dẫn tới một loạt thay đổi và điều 39

chỉnh của công ty. Và kết quả đạt được đó là trong năm 2011 và năm 2012 tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu tương ứng chỉ là 0,23 lần và 0,28 lần.

Nhìn vào số liệu ra có thể nhận thấy tính tự chủ tài chính của công ty đã được cải thiện đồng thời khả năng đảm bảo nợ của nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đang rất tốt, thay đổi từ yếu điểm của công ty thành lợi thế lớn trong việc thu hút tín dụng từ bên ngoài.

Tóm lại qua nội dung phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty cho thấy tổng nguồn vốn có khuynh hướng tăng đó là kết quả của sự tăng lên cả về nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của công ty là rất tốt không còn phụ thuộc nhiều vào chủ nợ hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ của công ty trong thời gian tới.

Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ. Tuy nhiên, trong công tác quản trị tài chính, mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời gian sử dụng và chi phí sử dụng vốn. Vì thế sự ổn định về nguồn tài trợ cần được quan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp.

Để phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ của công ty, ta có bảng sau:

Bảng 2.5. Bảng phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ tại công ty

Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng nguồn vốn 2.966.387.710 2.784.643.165 4.235.265.446 Nợ ngắn hạn 2.700.632.024 523.003.559 946.808.678 Nợ dài hạn 0 0 0 Nguồn vốn CSH 265.755.686 2.261.639.606 3.288.456.768

Nguồn vốn thường xuyên 265.755.686 2.261.639.606 3.288.456.768 Nguồn vốn tạm thời 2.700.632.024 523.003.559 946.808.678 Tỷ trọng NVTX 9% 81,3% 77,7% Tỷ trọng NVTT 91% 18,7% 22,3% Tỷ trọng NVCSH/NVTX 100% 100% 100%

( Nguồn: Bảng cân đối kế từ năm 2010 đến 2012- phòng kế toán tài vụ)

được tài trợ 77,7% bằng nguồn vốn chủ sở hữu và 22,3% bằng nguồn vốn vay nợ. 40

Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên tăng giảm không đồng đều qua 3 năm gần đây: năm 2010 tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên chỉ là 9% đến 2011 là 81,3% như vậy đã tăng 72,3%, sang năm 2012 tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên là 77,7% lại giảm 3,6% so với năm 2011. Qua bảng phân tích trên ta thấy nguồn vốn thường xuyên tăng qua các năm: năm 2010 VNTX là 265.755.686 đồng sang năm 2011 là 2.261.639.606 đồng, tăng 1.995.883.920 đồng tương ứng với 751%, đến năm 2012 NVTX là

3.288.456.768 đồng so với năm 2011 tăng 1.036.921.599 đồng tương ứng với 45,86%. Sở dĩ NVTX tăng qua các năm là do nguồn vốn chủ sở hữu được chú trọng và đầu tư rất mạnh từ năm 2011 đến nay. Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên tại công ty TNHH Hoàng Đức trong 2 năm gần đây ở mức cao nên đảm bảo được sự ổn định trong thời gian tới đối với nguồn vốn đang sử dụng và công ty không còn phải chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ trong ngắn hạn.

Về tỷ trọng nguồn vốn tạm thời, trong năm 2010 là rất cao lên tới 91% nhưng lại giảm mạnh chỉ còn 18,7% năm 2011 và có tăng đôi chút vào năm 2012 lên 22,3%. Cũng với giải thích tương tư như cách giải thích như cách giải thích về sự tăng giảm của tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên ở trên ta thấy nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà công ty vay mượn trong thời gian tương đối ngắn nên không gây áp lực thanh toán cho công ty. Để đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán ta cần quan tâm tới tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên.

Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên cho biết một đồng NVTX có bao nhiều đồng được tài trợ bởi NVCSH. Do nợ dài hạn của công ty hàng năm là 0 đồng do đó nguồn vốn thường xuyên lấy hoàn toàn từ nguồn vốn chủ sở hữu hay nói một cách khác một đồng NVCSH của công ty được tài trợ bằng 1 đồng NVTX qua các năm. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên luôn là 100% trong mỗi năm. Như vậy áp lực thanh toán nợ hầu như không có, tỷ

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty tnhh hoàng đức (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w