Giới thiệu chung về Công ty TNHH Hoàng Đức

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty tnhh hoàng đức (Trang 33 - 74)

- Tên công ty

: Công ty TNHH Hoàng Đức - Trụ sở chính

: Số 300, Phố Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Điện thoại : (04) 35117235 - Email : hoahoangduc@gmail.com - Mã số thuế : 0100946898 - Ngày thành lập : 03/11/1999

- Đại diện pháp luật : Ông Nguyễn Mạnh Hòa là giám đốc công ty và đại diện công ty khi tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế.

- Loại hình doanh nghiệp : Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ngoài Nhà nước.

- Vốn điều lệ

: Tại thời điểm 31/12/2012 là 2.000.000.000 đồng. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Hoàng Đức được thành lập và hoạt động theo quyết định số 4657 ngày 05 tháng 10 năm 1999 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Số giấy phép kinh doanh của công ty là 100946898 được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Ngày 09 tháng 11 năm 1999 công ty chính thức đi vào hoạt động.

Công ty có trụ sở chính tại số 300, phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cuối năm 1999, công ty mới thành lập nhưng đã có chỗ đứng trên thị trường thuộc quận Hai Bà Trưng và quận Hoàn Kiếm do sự nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy và chính xác của lãnh đạo công ty.

Năm 2003, 2004 công ty đã mở rộng thị trường của mình trên toàn thành phố Hà Nội và uy tín cũng như tên tuổi của công ty ngày càng được nhiều người biết đến. Công ty có đội ngũ cán bộ, nhân viên lành nghề, có kinh nghiệm trong tổ chức và quản lý. Đây là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh cho công ty. Trải qua một thời gian hoạt động và phát triển, công ty đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng cả về quy mô tổ chức, cơ cấu ngành nghề sản phẩm. Công ty TNHH Hoàng Đức là một đơn vị kinh doanh đa ngành nghề đặc biệt chú trọng vào

công tác in ấn và phát hành báo chí.

Từ đó cho đến nay, với hơn 13 năm phấn đấu và trưởng thành, mặc dù thời gian chưa dài nhưng công ty đã có những đóng góp đáng kể tạo công ăn việc làm ổn định 27

cho nhiều người, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ nhu cầu về thông tin, giải trí... của mọi tầng lớp nhân nhân.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Hoàng Đức

Giám đốc Phó giám đốc Phòng sản Phòng Phòng tổ Phòng kế xuất và nghiệp vụ chức hành hoạch tài xuất bán kinh chính vụ phẩm doanh (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc: Trực tiếp quản trị công ty và phụ trách công tác cán bộ; chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của công ty, điều hành chung mọi hoạt động của các phòng ban trong công ty; đại diện pháp nhân duy nhất của công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty; kết hợp với các phòng ban chức năng và nghiệp vụ của công ty tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể hoạt động theo đúng quy chế.

Phó giám đốc: Là người trợ giúp cho giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động của công ty khi giám đốc vắng mặt hoặc khi được uỷ quyền của giám đốc; hoạch định các chiến lược điều hành và phát triển của công ty; chỉ đạo và phân công nhiệm vụ nhân sự cấp dưới hợp lý và hiệu quả; phụ trách theo dõi, đôn đốc cán bộ, nhân viên hoàn thành các nhiệm vụ được giao; thực hiện các kế hoạch doanh thu, báo cáo định kỳ cho giám đốc.

Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý nội bộ; quản lý hồ sơ thông tin của nhân viên, thực hiện các chính sách về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, lao động tiền lương, kỉ luật...; hướng dẫn và tổng hợp tình hình hoạt động của công ty, làm các báo cáo và công văn phục vụ cho hoạt động có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng; theo dõi, kiểm tra công tác bảo vệ nội bộ, quản lý con dấu của công ty, thực hiện các hoạt động dịch vụ; thực hiện tuyển dụng nhân viên, chấm dứt hợp đồng lao động, bố trí nhân viên vào các vị trí công việc theo đúng năng lực và trình độ sao cho việc sử dụng lao động đạt hiệu quả cao nhất.

Phòng kế toán tài vụ: Hướng dẫn tổ chức và kiểm tra giám sát thực hiện công tác kế toán, tài chính và thống kê trong công ty theo đúng quy định và pháp luật của Nhà nước. Tham mưu trong công tác tài chính nhằm sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thông suốt và đạt hiệu quả cao; tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của công ty phản ánh thường xuyên hoặc định kì cho giám đốc có biện pháp, phương hướng chỉ đạo kịp thời. Tham gia xét duyệt hoàn thành kế hoạch, quyết toán tài chính, phân tích hoạt động kinh tế của công ty.

Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Nắm rõ phương hướng, kế hoạch kinh doanh của công ty đã đề ra, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu của thị trường và xã hội. Đề xuất với giám đốc kí các hợp đồng mua bán với số lượng, giá cả thích hợp và hình thức thanh toán phù hợp giữa các bên đối tác; chịu trách nhiệm về quản lý, tổ chức vận hành kho thành phẩm, lập và lưu trữ phiếu nhập, phiếu xuất, kiểm kể hàng tồn kho cuối tháng theo quy trình luân chuyển chứng từ của công ty; dự thảo và theo dõi quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế, phát hiện và báo cáo kịp thời với giám đốc những vướng mắc cần giải quyết; thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu hoạt động, mặt hàng của công ty trên các phương tiện đại chúng.

Phòng sản xuất và xuất bán phẩm: sản xuất bán phẩm cho công ty; quản lý, kiểm tra, theo dõi việc xuất nhập, xuất nguyên vật liệu và bán phẩm nhanh chóng, chính xác, kịp thời; bảo quản, giữ gìn tốt và phân loại xuất bán phẩm một cách khoa học để đảm bảo chất lượng, dễ lấy, dễ kiểm tra; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy về xuất nhập hàng, đảm bảo an toàn trong việc bốc dỡ, vận chuyển. Làm tốt công tác phòng cháy nổ và vệ sinh công nghiệp, có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phục vụ kinh doanh. Nhận xét chung: Cơ cấu tổ chức bộ máy có vai trò rất quan trọng đối với mỗi

doanh nghiệp. Mô hình của công ty TNHH Hoàng Đức là mô hình phù hợp với hoạt động kinh doanh, với cơ cấu này giám đốc và các phòng ban có thể trực tiếp trao đổi với nhau, tạo ra sự nhịp nhàng trong công việc, sự trao đổi thông tin được nhanh chóng. Các phòng chuyên môn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo chức năng, nhiệm vụ được giao để phục vụ cho mục tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty. 29

2.1.5. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Hoàng Đức Công ty TNHH Hoàng Đức đăng ký kinh doanh những lĩnh vực như sau: Công ty TNHH Hoàng Đức đăng ký kinh doanh những lĩnh vực như sau: - Quảng cáo ( trừ quảng cáo thuốc lá)

- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

- Chuyển phát - Kinh doanh vận tải

- Đặc biệt in ấn và phát hành báo chí là ngành kinh doanh chính của công ty TNHH Hoàng Đức. Đây cũng là lĩnh vực kinh doanh hiện giờ mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty.

Công ty TNHH Hoàng Đức chủ yếu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực in ấn và phát hành báo chí trong địa bàn Hà Nội và đang có xu hướng mở rộng mạng lưới ra khắp khu vực miền Bắc.

2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hoàng Đức từ 2010-2012 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu của công ty qua các năm

Đơn vị tính: Đồng

Năm Doanh thu

Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế

2010 6.464.565.768 6.391.779.006 63.125.329 2011 7.234.046.395 7.152.541.089 66.086.120 2012 8.572.740.623 8.499.074.873 18.817.162

(Nguồn: phòng kế toán tài vụ)

Qua quá trình phân tích kết quả kinh doanh của công ty giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin chính xác và kịp thời giúp công ty có những định hướng cho những bước đi tiếp theo của doanh nghiệp trong chặng đường phát triển của công ty. Những thông tin của quá trình này mang lại có nghĩa rất quan trọng đối với các nhà quản trị vì họ là những người quản lý vĩ mô của công ty, từ những số liệu được phân tích các nhà quản trị sẽ nhận thấy được những vấn đề khó khăn cũng như thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm ra được những khâu xung yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Qua bảng số liệu về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua của công ty TNHH Hoàng Đức ta thấy:

30

Tình hình tài chính của công ty qua mỗi năm ổn định và đều có lợi nhuận nhất

định. Mặc dù, trong nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn song bằng nỗ lực của toàn bộ ban lãnh đạo công ty và nhân viên công ty và sự đổi mới về máy móc thiết bị cũng như

có nhiều chế độ ưu đãi cho công nhân viên thúc đẩy sự hăng say làm việc của họ làm cho doanh thu của công ty mỗi năm đều tăng lên cụ thể năm 2011 tăng 769.480.627 đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 1.338.694.228 đồng so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng đều hàng năm, năm 2010 là 81.124.370 đồng tới năm 2011 tăng lên 88.114.826 đồng. Nhưng trong năm 2012 phát sinh một khoản chi phí khác là 42.000.000 đồng. Khoản chi phí này phát sinh do doanh nghiệp thực hiện thanh lý một số TSDH với giá trị thanh lý nhỏ hơn giá trị còn lại của tài sản. Bên cạnh đó là việc giá vốn hàng bán năm 2012 là 7.098.717.064 đồng, lớn hơn so với năm 2011 là 1.347.014.488 đồng, tỷ lệ gia tăng tương ứng 23,42%. Nguyên nhân của vấn đề này là do năm 2012, giá cả các vật tư hàng hóa phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có nhiều biến động tăng đã có những ảnh hưởng nhất định đến giá vốn hàng bán (ví dụ: mực, giấy, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh,...). Đã khiến cho lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 giảm 59% xuống còn 35.993.496 đồng so với năm 2011.

Việc kinh doanh của công ty còn gặp nhiều khó khăn, công ty gặp một số vấn đề như chưa quản lý tốt GVHB, nhiều khoản lợi nhuận bị giảm mạnh. Công ty cần có các chính sách quản lý giá vốn hàng bán sao cho hợp lý và hạn chế các khoản chi phí phát sinh ở mức thấp nhất để ngày càng đạt được thành công và từng bước phát triển vững chắc. Tuy nhiên nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy rằng công ty làm ăn vẫn có lãi. Khi mà tình hình kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng luôn có những biến động, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới như hiện nay thì việc vẫn kinh doanh có lãi như vậy đã thể hiện được năng lực, sự nỗ lực và những chiến lược kinh doanh đúng đắn của công ty.

2.2. Phân tích cấu trúc tài chính công ty TNHH Hoàng Đức

2.2.1. Phân tích cấu trúc tài sản

Phân tích cấu trúc tài sản tức là phân tích và đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của doanh nghiệp. Qua đó ta sẽ thấy được trình độ sử dụng vốn cũng như tính hợp lý của việc phân bổ các loại vốn… Từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Từ bảng CĐKT của công ty qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 ta có thể lập được bảng phân tích sau:

31

Bảng 2.2. Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty

Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1. Giá trị tiền 476.464.764 156.259.895 648.017.440

2. Giá trị nợ phải thu khách hàng 1.000.050.400 1.263.510.724 1.547.181.824 3. Giá trị HTK 0 0 0 4. Giá trị TSLĐ khác 0 0 0 5. Giá trị các khoản ĐTTC 37.300.000 37.300.000 37.300.000 6. Giá trị TSCĐ 1.452.572.546 1.327.572.546 2.002.766.182 7. Tổng tài sản 2.966.387.710 2.784.643.165 4.235.265.446 8. Tỷ trọng tiền 16% 5,6% 15,3% 9. Tỷ trọng NPT 34% 45,4% 36,5% 10. Tỷ trọng HTK 0% 0% 0% 11. Tỷ trọng TSLĐ khác 0%

0% 0% 12. Tỷ trọng giá trị ĐTTC 1% 1.3% 0.8% 13. Tỷ trọng TSCĐ 49% 47,7% 47,4%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2010-2012 phòng kế toán tài vụ)

Từ bảng phân tích cơ cấu tài sản 2.1 cho thấy toàn bộ tài sản của công ty chủ yếu sử dụng cho quá trình luân chuyển vốn ở đơn vị, phần đầu tư bên ngoài là rất ít. Nhìn vào các tỷ số về cấu trúc tài sản của công ty ta thấy được tổng giá trị tài sản của công ty qua các năm có sự thay đổi không đồng đều từ năm 2010 tới năm 2012. Cụ thể giá trị tổng tài sản của công ty năm 2010 đạt 2.966.387.710 đồng, giảm xuống

2.784.643.165 đồng ở năm 2011 và tăng đến 4.235.265.446 đồng vào năm 2012. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động ta đi sâu vào phân tích cụ thể từng khoản mục sau:

Thứ nhất, đối với khoản mục tiền và tƣơng đƣơng tiền, khoản mục tiền của của

công ty có sự tăng giảm qua các năm cụ thể:

Từ năm 2010 tới năm 2011: năm 2010 là 476.464.764 đồng chiếm tỷ trọng 16%

trong tổng tài sản tới năm 2011 chỉ còn 156.259.895 đồng chiếm 5,6% trong tổng tài sản. Nguyên nhân khiến khoản mục này giảm xuống do công ty chủ động dùng nguồn tiền và các khoản tương đương đó đầu tư vào các tài sản sinh lời nhằm nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn kinh doanh.

32

Việc đầu tư là rất cần thiết phù hợp với xu thế phát triển hiện tại. Tuy nhiên, khi mức dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền quá thấp sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, giảm khả năng thanh toán tức thời, khả năng rủi ro tài chính cao.

Từ năm 2011 tới năm 2012 tăng mạnh lên 648.017.440 đồng chiếm 15,3% tổng

tài sản. Với sự thay đổi của cơ cấu, chính sách, biện pháp kinh doanh mà ban lãnh đạo đề ra đã mang lại thành quả đáng kể. Công ty đã đạt mức doanh thu kinh doanh tương đối lớn trong năm 2012 là 8.572.740.623 đồng, khách hàng đã dùng một lượng tiền mặt tương đối lớn để thanh toán cũng như là ứng trước. Doanh nghiệp quan tâm hơn đến khả năng thanh toán nhanh của mình. Lượng tiền mặt tăng sẽ giúp công ty tăng khả năng thanh toán các khoản nợ cao và tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, tạo được niềm tin với nhà cung cấp và khách hàng.

Giữ lại một khoản tiền mặt giúp công ty có thể đáp ứng ngay được nhu cầu thanh toán với nhà cung ứng, như vậy sẽ dễ dàng đặt được hàng hơn cũng như có thể tận dụng các cơ hội kinh doanh (ví dụ: như hưởng chiết khấu thanh toán, đảm bảo vốn để mua sắm nguyên vật liệu…). Nhưng với sự gia tăng tiền lớn như thế này sẽ làm gia tăng chi phí quản lý, mất cơ hội sinh lời. Công ty nên đem tiền đi đầu tư vào các tài sản sinh lời, và phải đưa ra chiến lược hợp lí để đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận.

Thứ hai, đối với khoản mục nợ phải thu, tỷ trọng khoản mục nợ phải thu cũng

có những sự thay đổi đáng kể từ năm 2010 tới 2012. Chiếm tỷ trọng thứ hai sau TSCĐ trên tổng tài sản. Mặc dù nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ trọng của nó tăng

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty tnhh hoàng đức (Trang 33 - 74)

w