Phương pháp loại trừ

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 39 - 41)

- Số tương đối hiệu suất: được dùng để phản ánh tổng quát chất lượng kinh doanh.

2.5.2.Phương pháp loại trừ

Để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động đến kỳ phân tích hoặc kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh, nhà phân tích sử dụng phương pháp loại trừ. Đặc trưng cơ bản của phương pháp loại trừ là luôn đặt đối tượng nghiên cứu vào trường hợp giả định khác nhau, từ đó lần lượt xác định và loại trừ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của từng đối tượng nghiên cứu. Trong thực tế, phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai dạng: dạng thay thế liên hoàn (phương pháp thay thế liên hoàn) và dạng số chênh lệch (gọi là phương pháp chênh lệch). Ưu điểm của phương pháp: Đơn giản, dễ hiêu, dễ tính tốn hơn so với phương pháp khác dùng để xác định nhân tố ảnh hưởng. Nhược điểm: Các mối quan hệ của các yếu tố phải được giả định là có quan hệ theo mơ hình tích số trong khi thực tế các nhân tố có thể có mối quan hệ theo nhiều dạng khác nhau. Hơn nữa, khi xác định nhân tố nào đó ta phải giả định nhân tố khác khơng thay đổi nhưng tỏng thực tế điều này hoàn

tồn khơng xảy ra. Việc sắp xếp trình tự các nhân tố từ số lượng đến chất lượng trong nhiều trường hợp rất dễ dẫn đến sai lầm, gây thiếu chính xác.

Về cơ bản, điều kiện vận dụng, quy trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch giống nhau. Điểm khác biệt giữa chúng là cách thức xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phạm vi áp dụng của từng phương pháp. Cụ thể, điều kiện vận dụng và quy trình vận dụng của phương pháp loại trừ gồm các bước công việc sau:

Bước 1: Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu

Bước 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.

Bước 3: Xây dựng phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu nghiên cứu.

Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.

Bước 5: Tổng hợp kết quả tính tốn, rút ra nhận xét, kiến nghị

Giả sử Q là chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu và Q chịu ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d. Các nhân tố này có quan hệ tích số với Q và được sắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng tiến dần sang nhân tố chất lượng, thể hiện qua phương trình kinh tế: Q= abcd. Gọi Q1, Q0 giá trị của đối tượng nghiên cứu kỳ phân tích, kỳ gốc.

Q0 = a0b0c0d0 và Q1 = a1b1c1d1 (2.35)

Ta có ΔQ = Q1 – Q0 = Δa + Δb + Δc + Δd (2.36)

Theo phương pháp thay thế liên hoàn

Mức ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu Q lần lượt được xác định như sau:

Δa = a1b0c0d0 – a0b0c0d0 (2.37) Δb = a1b1c0d0 – a1b0c0d0 (2.38)

Δc = a1b1c1d0 – a1b1c1d0 (2.39) Δd = a1b1c1d1 - a1b1c1d0 (2.40) Như vậy trình tự thay thế khác nhau và có thê thu được các kết quả khác nhau về mức độ ảnh hưởng của cùng một nhân tố bởi cùng một chi tiêu. Đây là

nhược điểm của phương pháp này. Xác định trình tự thay thế liên hồn hợp lý là một yêu cầu khi sử dụng phương pháp này. Trật tự thay thế liên hoàn được quy định như sau:

- Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau - Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau. Khi đó có thể phân biệt rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng thì vận dụng nguyên tắc trên trong thay thế liên hoàn là khá thuận tiện. Trong trường hợp này, cùng một lúc có nhiều nhân tố chất lượng, khối lượng…nhiều nhân tố có tính chất như nhau, việc xác định trật tự thay thế trở nên khó khăn, một số tài liệu đã được phương pháp tốn tích phân thay cho phương pháp này.

Theo phương pháp số chênh lệch

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chi tiêu Q lần lượt được xác định như sau:

Δa = (a1– a0)b0c0d0 (2.41)

Δb = a1(b1 –b0)c0d0 (2.42)

Δc = a1b1(c1– c0)d0 (2.43)

Δd = a1b1c1(d1 – d0) (2.44)

Chú ý: Trong trường hợp mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu dưới dạng thương số chỉ có thể xác định bằng phương pháp thay thế liên hồn mà khơng thể xác định bằng phương pháp số chênh lệch. Loại quan hệ này thường gặp khi phân tích hiệu quả kinh doanh, phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 39 - 41)