Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 36 - 37)

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích nói chung và phân tích kinh doanh nói riêng nhằm đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của đối tượng nghiên cứu. Để áp dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích phải chú trọng đến nội dung cơ bản của phương pháp như: điều kiện so sánh của các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, gốc so sánh, các dạng so sánh chủ yếu. Ưu điểm của phương pháp so sánh là cho phép tách ra được những nét chung, nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển, hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải pháp quản lý tốt và tối ưu nhất trong mỗi trường hợp cụ thể.

Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh

Trước hết lựa chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp.

- Kỳ gốc là năm trước: Nếu muốn thấy xu hướng phát triển của đối tượng phân tích.

- Kỳ gốc là năm kế hoạch (hay định mức): Muốn thấy được việc chấp hành các định mức đã đề ra có đúng theo dự kiến hay khơng.

- Kỳ gốc là chỉ tiêu trung bình ngành (hay khu vực quốc tế): Muốn thấy được vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng thị trường của doanh nghiệp.

- Kỳ gốc là năm thực hiện: Là chỉ tiêu thực hiện trong kỳ hạch toán hay báo cáo.

Bước 2: Điều kiện so sánh được

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được về mặt không gian và thời gian.

Về thời gian: Các chỉ tiêu phải được tính trong cùng khoảng thời gian hạch toán như nhau (cụ thể như cùng tháng, quý, năm…) và phải đồng nhất trên cả ba

mặt là cùng phản ánh nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính tốn, cùng đơn vị đo lường.

Về khơng gian: Các chỉ tiêu kinh tế phải được quy đổi về cùng quy mô tương tự nhau (cụ thể là cùng một bộ phận, phân xưởng, một ngành…)

Bước 3: Kỹ thuật so sánh

Để đáp ứng cho các mục so sánh người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:

So sánh bằng số tương đối: Số tương đối biểu thị dưới dạng phần trăm, tỉ

lệ

hoặc hệ số. Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Trong phân tích kinh doanh thường sử dụng các loại số tương đối sau:

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 36 - 37)