Đối với vốn lưu động

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 86 - 88)

Định kỳ phải kiểm kê, đánh giá lại tồn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định số vốn lưu động hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý.

Xác định nhu cầu vốn lưu động để công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn lưu động cũng như vốn cố định), công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng, có chiến lược thu hút vốn từ ngân sách nhà nước cũng như từ nội bộ.

Tiền mặt là một khoản mục rất quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty. Nếu dự trữ quá nhiều lượng tiền mặt sẽ làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn, cịn ngược lại nếu dự trữ q ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhất thời của cơng ty. Vì vậy, cơng ty cần có chính sách dự trữ tiền mặt sao cho hợp lý. Để thực hiện được điều này, công ty cần xem lại lượng tiền mặt đã thu chi trong thời gian qua kết hợp với kế hoạch thu chi cho các hoạt động trong kỳ tại các đơn vị trực thuộc công ty để định mức tồn quỹ hợp lý cho các đơn vị. Đồng thời, công ty nên lập sổ theo dõi chi tiết luợng thu chi tiền mặt, định kỳ có đối chiếu sổ sách nhằm kiểm soát và quản lý chặt chẽ lượng tiền mặt tại quỹ

Những vật tư, hàng hóa tồn động lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sử dụng, công ty cần chủ động giải quyết. Hàng hóa ứ động trước đây quá cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần chênh lệch thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.

Giải pháp tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu - Giải pháp tiết kiệm chi phí

Tăng năng suất kinh doanh và tận dụng cơng suất kho chứa và sản xuất đóng phuy, đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ một cách tốt nhất để làm giảm chi phí.

Lập dự tốn chi phí ngắn hạn trên cơ sở kế hoạch tài chính để nắm bắt kịp thời tình hình biến động của chi phí.

Thường xun phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí, những mặt mạnh, mặt yếu cũng như những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc thực hiện chi phí cho từng khâu, từng bộ phận nhằm làm giảm chi phí ở Cơng ty.

Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp như chi phí bảo hiểm, chi phí tiền lương cho quản lý, chi phí làm các thủ tục trong mua bán, các chi phí cho dịch vụ mua ngồi và bằng tiền khác… Cơng ty cần tăng cường kiểm soát, quản lý chặt chẽ, thực hiện tiết kiệm có hiệu quả các chi phí khác như chi phí tiếp khách, chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí văn phịng phẩm ...xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự tốn chi phí ngắn hạn giúp cơng tác quản lý chi phí cụ thể hơn.

Thực hiện cơng khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí như đối với chi phí văn phịng phẩm, tuy nhiên khơng khống chế nó ở mức q thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phịng làm việc, cơng ty cần lập ra một biên độ dao động thích hợp. Ngồi ra cơng ty nên xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên.

TLS nên giáo dục ý thức tiết kiệm cho nhân viên, có chế độ khen thưởng hợp lý cho những cá nhân, tập thể có những biện pháp, hành động làm giảm chi phí. Đồng thời cũng xử phạt đối với các trường hợp lãng phí trong Cơng ty.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w