1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Techcombank Đống Đa
Huy động vốn
- Nhận các loại tiền gửi: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi không kì hạn bằng VND và ngoại tệ của các cá nhân tổ chức.
- Nhận các loại tiền gửi tiết kiệm: tiết kiệm kì hạn, tiết kiệm không kì hạn bằng VND và ngoại tệ.
Cho vay
- Cho vay các khoản ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các nhân tổ chức.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn với các dự án có thời gian thu hồi vốn dài. - Hạn mức thấu chi, cho vay tín dụng.
- Cho vay trên thị trường liên ngân hàng
Bảo lãnh:
- Bảo lãnh mua trang thiết bị, vay vốn các tổ chức tín dụng khác. - Có 2 loại bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh vay vốn. - Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế:
- Chuyển tiền kiều hối.
Ngân quỹ và dich vụ thanh toán
- Mua bán các giấy tờ có giá( trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu) - Thu hộ và chi hộ tiền mặt bằng đồng VND hoặc ngoại tệ
- Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc.
Dịch vụ thẻ:
- Phát hành và thanh toán thẻ nội địa, thẻ ATM.
- Căn cứ nhiệm vụ được Tổng Giám đốc giao, xuất phát từ tình hình thực tế trên địa bàn, Techcombank Đống Đa đã tích cực triển khai nhiều biện pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu kinh doanh năm 2008, 2009 và 2010.
2.1.4.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Techcombank Đống Đa
Phòng giao dịch đã đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ, xây dựng chiến lược huy động vốn, chiến lược chăm sóc khách hàng trong chiến lược kinh doanh. Chi nhánh đã đề ra các biện pháp cụ thể để mở rộng mạng lưới huy động vốn và tiết kiệm chi phí, thực hiện đa dạng hóa hình thức huy động các nguồn vốn nhàn rỗi, tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn qua các năm (2008_ 2010)
ĐVT: Triệu đồng
Năm Nguồn vốn huy động Mức chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối
2008 215,975 - -
2009 300,404 84,429 39.09
2010 378,662 78,258 26.05
(Nguồn: Phòng kế toán)
Biểu đồ 1: Biểu đồ nguồn vốn huy động của Techcombank Đống Đa
Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng nguồn vốn huy động của PGD Techcombank Đống Đa tăng qua các năm. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động là 300,404 tỷ đồng tăng 84,429 tỷ so với năm 2008, năm 2010 là 378,662 tỷ tăng 78,258 tỷ đồng so với năm 2009. Có được kết quả như vậy phòng giao dịch đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng nguồn vốn của Chi nhánh Techcombank Thăng Long nói riêng cũng như toàn hệ thống Ngân hàng
Techcombank Việt Nam nói chúng, đảm bảo cho toàn hệ thống được hoạt động một cách có hiệu quả, tính thanh khoản cao, cạnh tranh được với các Ngân hàng khác.
Hoạt động sử dụng vốn
Đây cũng là một mảng kinh doanh rất tiềm năng của Techcombank Đống Đa. Hiện nay ngân hàng đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường mở rộng mạng lưới cho vay đồng thời áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các rủi ro.
Bảng 2: Hoạt động cho vay của Techcombank Đống Đa
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ trọng (%) Năm 2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ cho vay
4,907 100.00 70,114 100.00 84,613 100.00 Tổng doanh số thu nợ 4,882 99.5 69,978 99.8 84,330 99.66 Nợ quá hạn 25 0.5 36 0.2 283 0.34 (Nguồn: Phòng kế toán)
Biểu đồ 2: Tổng dư nợ và dư nợ quá hạn qua các năm
Từ số liệu trên có thể thấy, về giá trị, tổng dư nợ, doanh số thu nợ và nợ quá hạn
đều có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2008-2010. Đặc biệt từ năm 2008 đến năm 2009 có sự tăng trưởng đột biến của tổng dư nợ (từ 4,907 triệu đồng lên 70,114 triệu đồng) và tổng
doanh số thu nợ (từ 4,882 triệu đồng lên 69,978 triệu đồng), điều này cũng xảy ra với chỉ tiêu nợ quá hạn trong hai năm 2009-2010. Nguyên nhân là do sau cuộc khủng hoảng năm 2008, thị trường kinh tế phụ hồi sau cuộc đại suy thoái, các doanh nghiệp bắt đầu mở rộng mạng lưới kinh doanh, đầu tư dây chuyền sản xuất, do đó nhu cầu vay vốn ngày càng tăng.
Ngược lại với sự tăng trưởng ổn định về mặt giá trị của cả 3 chỉ tiêu trong giai đoạn này, tỷ trọng của doanh số thu nợ và nợ quá đều có sự thay đổi bất ổn. Cùng với sự tăng lên về tỷ trọng của doanh số thu nợ trong 2 năm 2008-2009, từ 99.5% lên 99.8%, và giảm nhẹ 0.14% trong năm 2010, ứng với 99.66%, thì tỷ trọng nợ quá hạn lại có chiều hướng giảm 0.2% và tăng thêm 0.14% trong các khoảng thời gian tương ứng. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do suy thoái kinh tế thế giới và tình hình lạm phát cao trong năm 2009 đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gây khó khăn cho việc trả vốn vay ngân hàng. Năm 2010, sự phát huy tác dụng của gói kích cầu 2 cùng nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của chính phủ bên cạnh sự cải thiện đáng kể của tình hình kinh tế và các nỗ lự đẩy cao công tác tín dụng, tập trung thu hồi nợ quá hạn của bản thân Chi nhánh, tình hình nợ quá hạn đã được cải thiện. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, các khoảng giao động về tỷ trọng của 2 chỉ tiêu trên đều rất nhỏ vì vậy thực trạng này là không đáng lo ngại. Mặt khác, dễ nhận thấy rằng doanh số thu nợ luôn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu dư nợ cho vay, điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh là rất cao, công tác thu hồi và kiểm soát nợ quá hạn luôn luôn được chú trọng và đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Một số hoạt động kinh doanh khác
Bên cạnh các gói huy động bằng tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng còn cung cấp dịch vụ bảo lãnh. Bao gồm: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và một số loại bảo lãnh khác. Nếu năm 2009 doanh thu từ hoạt động bảo lãnh đạt 378 triệu đồng, tăng 32.17% so với năm 2008, thì đến năm 2010 con số đó đã là 91% tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2009. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tăng đều qua các năm thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.
Kết quả hạt động kinh doanh
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2008 2009 2010
Tổng thu 8,463 6,216 49,639
Tổng chi 6,679 4,993 42,086
Lợi nhuận 1,784 1,223 7,553
(Nguồn: Phòng kế toán)
Măc dù lợi nhuận năm 2009 có giảm 32.44% do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng