1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn
Trong cả môi trường tự nhiên và xã hội, mỗi sự vật, hiện tượng đều có những tác động đến sự vật, hiện tượng khác và đồng thời cũng phải chịu những tác động ngược trở lại. Việc huy động vốn của các ngân hàng cũng vậy. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhận thức được những yếu tố tác động đến việc huy động vốn. Những tác động này rất phong phú, đa dạng. Dựa vào bản chất của các tác động ta chia các yếu tố đó thành những yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan
1.3.2.1. Yếu tố khách quan
Đây là các yếu tố mà khi tác động đến ngân hàng sẽ không thể chống được, đó là các rủi ro không thể tránh. Ngân hàng chỉ có thể nhận thức, dự báo và tìm cách giảm thiểu các rủi ro khi nó xảy ra.
- Pháp luật, chính sách của Nhà nước
Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Do vậy tất cả mọi hoạt động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Cụ thể là Luật các tổ chức tín dụng (2010), Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính (1990), Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), các văn bản pháp luật khác như: chỉ thị, thông tư...Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy các hoạt động của ngân hàng luôn được Nhà nước quản lý chặt chẽ bằng các văn bản pháp quy. Mỗi văn bản đều có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của Ngân hàng, cụ thể là hoạt động huy động vốn.
Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ quốc gia và hệ thống ngân hàng là công cụ đắc lực để thực hiện. Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó ngân hàng thương mại huy động vốn dễ dàng hơn. Hoặc khi Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì ngân hàng khó huy động vốn hơn vì người có tiền nhàn rỗi họ bỏ tiền vào sản xuất có lợi hơn gửi ngân hàng
Các quy định của pháp luật đòi hỏi các ngân hàng thương mại luôn phải tuân thủ. Pháp luật quy định số tiền huy động của ngân hàng không được lớn hơn 20 lần vốn chủ sở hữu. Hay thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính phủ điều chỉnh việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay lãi suất tái chiết khấu là tuỳ theo định hướng phát triển của từng thời kỳ. Các chính sách đầu tư, ưu đãi, ưu tiên phát triển mũi nhọn... cũng ảnh hưởng sâu sắc tới việc huy động vốn của ngân hàng thương mại. Nói chung bất cứ ngân hàng thương mại nào khi cần huy động vốn đều phải xem xét các quy định của luật pháp.
- Tình hình chính trị – kinh tế – xã hội trong và ngoài nước
Có thể nói đây là yếu tố khách quan đối với tất cả các ngành nghề kinh tế, không riêng gì ngân hàng. Sự ổn định chính trị cả trong và ngoài nước có tác động rất rõ. Các cuộc bãi công, biểu tình, sụp đổ chính phủ luôn kéo theo tình trạng huy động vốn của ngân hàng bị trì trệ bởi người dân không còn tin tưởng. Ngược lại, sự đồng tâm, nhất trí, ổn định trong bộ máy lãnh đạo sẽ làm cho các ngân hàng thương mại huy động vốn được dễ dàng. Như Achentina năm 2002, sau khi có những vấn đề về chính trị, người dân kéo đến ngân hàng rút tiền ồ ạt làm cho cả hệ thống ngân hàng chao đảo. Cuộc chiến Irac cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong đó có sự khó khăn về huy động vốn của ngân hàng thương mại. Về kinh tế thì ko thể không nhắc đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ 2008, sự phá sản hàng loạt các ngân hàng uy tín lâu năm đã làm cho thế giới ảnh hưởng đến tận bây giờ. Hay tiêu biểu cho thời gian gần đây nhất là việc Hy Lạp vỡ nợ, một trong những nguyên nhân khiến đồng Euro rớt giá và bị tẩy chay trên thị trường thế giới.
Nền kinh tế ở vào trạng thái tăng trưởng hay suy thoái đã tác động tới việc huy động vốn của ngân hàng. ở tình trạng tăng trưởng, người dân cần nhiều vốn để đầu tư mở rộng quy mô, trang thiết bị. Các ngân hàng phải huy động nhiều vốn và càng có điều kiện để huy động do tích luỹ được nhiều hơn. Ngược lại ở tình trạng suy thoái, sản xuất đình trệ, đầu tư bị thu hẹp, ngân hàng huy động vốn khó khăn.
- Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền
Tập quán tiêu dùng của người dân có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc huy động vốn của ngân hàng. Rõ ràng ở những vùng, người dân thường có thói quen gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng sẽ huy động được dễ dàng hơn nhiều ở những vùng người dân thường hay cất trữ tiền trong nhà bằng vàng, bất động sản... Đồng thời ngay thói quen thanh toán khi mua hàng hoá cũng góp phần làm tăng hay giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng. ở nhiều nước phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt là phổ biến, hầu như người dân nào cũng có tài khoản trong ngân hàng và ngân hàng là cái gì đó không thể thiêú trong cuộc sống. Ngược lại, ở một số nước, thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn ăn sâu thì nguồn vốn huy động của ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Các tập quán tiêu dùng này khó có thể được thay đổi ngay một sớm một chiều. Do đó để mở rộng nguồn huy động, các ngân hàng phải nỗ lực hết mình: cải cách quy trình, thủ tục, phát triển chính sách khách hàng...
Một trong những đặc tính của cộng đồng dân cư đó là tính lan truyền nhanh chóng. Cuộc đổi tiền năm 1985 – 1986 với tốc độ lạm phát chóng mặt 600-700 % đã khiến người gửi tiền kéo ồ ạt đến ngân hàng để rút. Điều này đã kéo theo sự sụp đổ của hơn 7500 quỹ tín dụng nhân dân và làm cả hệ thống ngân hàng lao đao. Đồng thời gần đây các vụ bê bối, tham nhũng liên quan đến các ngân hàng như dệt Nam Định, vụ Tamexco, Minh Phụng-Epco...đã làm suy giảm uy tín của các ngân hàng trong con mắt của người gửi tiền. Nó không tạo cho người gửi tiền cảm giác an toàn và nó đã làm hạn chế khả năng hoạt động của các ngân hàng.
Một trong những lý do nữa là người dân chưa hiểu biết nhiều về các hoạt động của ngân hàng, các tiện ích mà ngân hàng có thể cung cấp. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường tuyên truyền sâu rộng, quảng cáo, quảng bá về các hoạt động của mình, các lợi ích của người gửi tiền cũng như các thủ tục cần thiết.
1.3.2.2. Yếu tố chủ quan
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược kinh doanh có thể nói là đường lối, phương hướng hoạt động cho một ngân hàng. Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau. Điều này phụ thuộc vào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng như hạn chế của ngân hàng. Chiến lược kinh doanh xác định quy mô huy động có thể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn, chi phí hoạt động có thể tăng hay giảm .
cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ. Đây là các yếu tố quan trọng. Với việc lãi suất huy động tăng thì sẽ dẫn đến nguồn vốn vào ngân hàng tăng, rất lớn. Nhưng đồng thời thì hiệu quả của việc huy động vốn có thể giảm do chi phí huy động tăng. Do đó số lượng nguồn vốn huy động được sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược kinh doanh hay đúng hơn là phụ thuộc vào chính bản thân ngân hàng.
- Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng
Không chỉ riêng ngân hàng mà trong bất cứ hoạt động nào, ngành nghề nào, yếu tố con người cũng phải được đặt lên hàng đầu. Các cán bộ nhân viên ngân hàng có năng lực sẽ phán đoán, xử lý chính xác các tình huống sẽ làm cho các hoạt động huy động vốn được thực hiện một cách tốt đẹp. Trình độ của cán bộ ngân hàng cao sẽ làm cho các thao tác nghiệp vụ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Thái độ trong tiếp xúc của nhân viên với khách hàng cũng rất quan trọng. Nó có thể lôi kéo khách hàng làm tăng nguồn vốn huy động đồng thời cũng có thể làm khách hàng rơì bỏ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong hoạt động của ngân hàng, trước hết là trong khâu huy động vốn. Các nhân viên ngân hàng là những người mang hình ảnh cho cả ngân hàng. Do đó, để tăng cường huy động vốn thì một điều cực kỳ quan trọng là các nhân viên ngân hàng phải có đủ những tiêu chí của một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp: Hiểu biết khách hàng, Hiểu biết nghiệp vụ, Hiểu biết quy trình, Hoàn thiện phong cách phục vụ.
- Uy tín của ngân hàng
Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Uy tín của mỗi ngân hàng được xây dựng, hình thành trong cả một quá trình lâu dài. Người gửi tiền khi gửi thường lựa chọn những ngân hàng lâu đời chứ không phải là những ngân hàng mới thành lập. Ngân hàng lớn thường được ưu tiên lựa chọn so với các ngân hàng nhỏ. Hình thức bảo hiểm tiền gửi làm tăng độ an toàn, tăng uy tín của ngân hàng. Một điều quan trọng ở nước ta là hình thức sở hữu cũng có ảnh hưởng quan trọng tới huy động vốn. Các ngân hàng quốc doanh bao giờ cũng có độ an toàn cao hơn cho người gửi tiền, uy tín của các ngân hàng thương mại quốc doanh cao hơn so với các ngân hàng khác. Những ngân hàng có uy tín luôn chiếm được lòng tin của khách hàng là tiền đề cho việc họ huy động được những nguồn vốn lớn hơn với chi phí rẻ hơn và tiết kiệm được thời gian.
Có thể nói công nghệ ngân hàng hiện đại khác xa so với trước đây. Việc áp dụng máy tính là một cuộc cách mạng trong hoạt động của ngân hàng. Nhờ có hệ thống tin học hiện đại, ngân hàng có thể thu thập thông tin về khách hàng, về thị trường tốt. Từ đó, có thể hoạch định ra các hình thức huy động, thời gian huy động, hình thức trả lãi... Mặt khác, nhờ hệ thống thông tin tốt khiến cho ngân hàng có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến, đó là một xu thế tất yếu. Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ khiến cho các ngân hàng ngày càng gắn liền với các hoạt động xã hội. Ngoài ra mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn cũng tác động tới việc huy động vốn của ngân hàng. Mạng lưới huy động rộng rãi, tạo điều kiện cho người gửi tiền. Mạng lưới hẹp thì sẽ gây khó khăn cho khách hàng có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng, chi phí giao dịch lớn, mất nhiều thời gian.
Nhìn chung có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. Các yếu tố này tác động đến mọi hoạt động, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Mỗi ngân hàng khi hoạt động đều cần phải tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu. Những yếu tố tác động này có tính hai mặt: có thể có tác động tích cực đồng thời có thể tác động tiêu cực tới ngân hàng. Ngân hàng nào xác định đúng, chính xác các yếu tố tác động sẽ huy động được vốn lớn với chi phí rẻ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
1.4. KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước
1.4.1.1. Singapore
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, làn sóng cải cách hệ thống ngân hàng dâng lên mạnh mẽ vào những thập niên 80, 90 hình thành nên những tập đoàn tư bản ngân hàng vững mạnh, mở rộng mạng lưới chi nhánh khắp nơi trên thế giới, ngân hàng trở thành bà đỡ cho nền kinh tế công nghiệp hóa-hiện đại hóa toàn cầu, có khả năng tài trợ cũng như huy động các nguồn vốn khổng lồ.
Dưới đây là kinh nghiệm huy động vốn của hệ thống ngân hàng, tài chính ở một nước châu Á điển hình: Singapore
Quá trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao trong quá trình công nghiệp hoá của quốc gia này cần phải kể đến sự thành công của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, những toà nhà chọc trời tập trung ở khu vực trung tâm kinh tế lớn trở thành biểu tượng hùng vĩ của ngành dịch vụ tài chính Singpore. Đến cuối thập niên 80 ở Singapore đã có
hơn 200 ngân hàng thương mại (commercial bank), và ngân hàng dịch vụ thương mại (merchant bank) với vốn tự có lên đến 200– 300 tỷ USD. Đến giữa thập niên 90, Singapore đã có trên 140 ngân hàng thương mại sau giai đoạn cải cách sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh có khả năng cung cấp đầy đủ dịch vụ tài chính đáp ứng cho nền kinh tế cùng với sự phát triển của thị trường tài chính vững mạnh.
So với các nước trong khối ASEAN thì Singapore có thị trường tài chính phát triển nhất, năm 1975 ở Singapore lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nước đã được tự do hóa. Năm 1978, việc kiểm soát hối đoái cũng đã được nới lỏng, đem lại việc tự do hóa tài chính đầy đủ…. nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Singapore huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ đã huy động được, đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
1.4.1.2. Nhật
Bên cạnh đó, Nhật Bản là nước có nền kinh tế phục hồi sau chiến tranh với tốc độ đáng ngạc nhiên mà trên phương diện bài luận văn này em xin tìm hiểu về công tác huy động vốn
Các nhà kinh tế Nhật Bản đã tổng kết được 5 tác nhân cơ bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhật Bản, đó là
- Đa dạng hóa cơ cấu sản xuất.
- Đẩy mạnh công tác ứng dụng và nghiên cứu khoa học kỹ thuật - Tăng cường vai trò quản lý và điều hành của Nhà nước
- Mở rộng thị trường
Như vậy, yếu tố vốn vẫn là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong 5 yếu tố trên. Bên cạnh đó, các Ngân hàng tại Nhật Bản không chỉ chú trọng phát triển tín dụng mà tập trung chủ yếu đến huy động vốn và phát triển dịch vụ đó là những mục tiêu an toàn, chi phí rẻ.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vào năm 1945 Nhật Bản là một nước bại trận, nền kinh tế bị kiệt quệ nặng nề, nhất là sau khi bị thảm họa hạt nhân liên tiếp do quân đội Mỹ thực hiện. Nhật Bản cũng là nước không giàu tài nguyên và liên tục phải đối phó với thảm họa thiên nhiên như: Động đất, sóng thần… Tuy nhiên bước vào thời kỳ CNH, HĐH, Nhật Bản đã duy trì được tỷ lệ tích lũy vốn so với tổng sản phẩm xã hội là 21,8%, gấp hai lần so với Mỹ và gần bằng Anh. Việc duy trì được mức tích lũy vốn cao như trên là nhờ các nhân tố sau:
- Duy trì mức lương thấp. Trong khi lao động của Nhật Bản tăng rất nhanh thì tiền lương của công nhân Nhật Bản lại thấp nhất so với các nước có nền kinh tế phát triển.
- Huy động được khối lượng lớn tiết kiệm của dân chúng đưa vào kinh doanh. Mặc dù