Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại phòng giao dịch techcombank đống đa_ hà nội (Trang 35 - 39)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Qua kinh nghiệm một số nước trong khu vực và thế giới, định hướng phát triển công nghiệp hóa ở Việt Nam gần giống với các nước ASEAN, diễn ra trong môi trường quốc tế

thuận lợi, nền kinh tế thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế . Từ chính sách kinh tế và sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong tiến trình công nghiệp hóa cần rút ra những bài học kinh nghiệm sau :

- Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Việc thanh toán bằng tiền mặt ở nước ta hiện nay chủ yếu do thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, đồng thời các dịch vụ thanh toán điện tử của NHTM đang còn chậm. Chính vì vậy các Ngân hàng thương mại cần đa dạng các dịch vụ, hiện đại hóa hình thức không dùng tiền mặt, như thẻ thanh toán cá nhân, thẻ thương mại, thanh toán qua mobile, internet… Bảo đảm tính thuận tiện của hạ tầng thanh toán, phát triển mạng lưới chấp nhận phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Hệ thống thanh toán gồm các máy ATM, đặc biệt là các điểm chấp nhận thanh toán, không nên chỉ tập trung ở các khách sạn, nhà hàng, siêu thị lớn như hiện nay mà nên đầu tư lắp đặt phổ biến ở mọi vùng miền để người dân thấy được tiện ích, sử dụng…

- Đa dạng hóa hình thức huy động

Hiện nay, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Để khai thác tốt nguồn vốn này thì các NHTM cần đa dạng hóa các hình thức huy động. Trong đó, cần phát triển các công cụ huy động như: tiền gửi, tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm đảm bảo theo vàng, tiết kiệm dự thưởng…Bên cạnh đó cần phải đa dạng hóa cả phương thức trả gốc, phương thức trả lãi, không chỉ chú trọng đến những món lớn mà cả những món huy động nhỏ lẻ với phương châm “năng nhặt, chặt bị”

- Có chính sách chăm sóc khách hàng mềm dẻo, linh hoạt

Các NHTM cần phải có chính sách khách hàng đúng đắn đó là: thu hút, mở rộng khách hàng mới, duy trì, củng cố khách hàng truyền thống đảm bảo sự phát triển bền vững.

+ Có một bộ phận quản lý khách hàng, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ duy trì các mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, đưa ra các chính sách khách hàng kịp thời. Bộ phận này làm luôn cả nghiên cứu khách hàng, tìm hiểu khả năng, sở thích và nhu cầu của họ.

+ Chủ động tham gia vào xem xét các chiến lược, hoạch định kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giúp đỡ doanh nghiệp khắc phục những khó khăn yếu kém, tạo mối quan hệ lâu dài.

+ Những khách hàng lâu năm có số dư tiền gửi lớn, thường xuyên giao dịch thì Ngân hàng có chính sách ưu tiên về lãi suất, phí dịch vụ.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ

Các NHTM tại Việt Nam nên liên kết với nhau trong dịch vụ thẻ nhằm tiết kiệm chi phí, mang lại tiện ích cho khách hàng. Qua đó tất cả các khách hàng dùng thẻ rút tiền tự động của mỗi Ngân hàng khác nhau có thể giao dịch ở tất cả các máy ATM.

- Đổi mới công nghệ cũng như chú trọng đào tạo nguồn nhân lực

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao được tốc độ thanh toán, giao dịch nhất thiết các NHTM phải không ngừng đổi mới công nghệ nhằm hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, cũng cần chú trọng đầu tư nhân lực để đáp ứng và vận hành tốt công nghệ đó.

- Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng cáo

Để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng nhanh nhất và rộng rãi nhất thì các NHTM phải chú trọng đầu tư vào công tác tuyên truyền, quảng cáo. Qua đài, báo, internet, pano, áp phích người dân có thể so sánh được lợi thế, ưu điểm của các sản phẩm giữa các Ngân hàng với nhau từ đó lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút tư bản nước ngoài để đáp ứng vốn và kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có biện pháp mở cửa đồng bộ cắt giảm thuế quan, chính sách ưu đãi tín dụng… để nâng cao chất lượng tín dụng.

Trong thời gian gần đây, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng khối nội trong việc chạy đua lãi suất để lôi kéo khách hàng. Các ngân hàng này gần như không có nhiều thời gian tập trung vào nghiệp vụ, phát triển sản phẩm và đặc biệt là chăm sóc khách hàng... Trong khi đó, chiến lược khối ngoại lại tập trung ở các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, các dịch vụ tài chính toàn cầu, ngoại hối và thanh toán quốc tế với đội ngũ nhân viên rất chuyên nghiệp…Đây mới thực sự là tiêu chí để giữ được khách hàng lâu dài.

Theo tôi, các ngân hàng Khối ngoại có vẽ lại được bức tranh thị phần hay không, điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ của hệ thống ngân hàng trong nước trong việc không ngừng vận động và tự thân mình phát triển.

Từ đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam cùng với việc phát huy những kinh nghiệm quý báu là những bài học cần thiết để phát triển hệ thống ngân hàng, khai thác, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: Từ những khái niệm ban đầu về NHTM và huy động vốn

trong ngân hàng, chúng ta càng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của nghiệp vụ này đối với ngân hàng nói riêng cũng như đối với nền kinh tế nói chung. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn trên cơ sở lý thuyết, sau đó áp dụng vào thực tế để từ đó đưa ra các nhận xét đánh giá chính xác

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI

PHÒNG GIAO DỊCH ĐỐNG ĐA_ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại phòng giao dịch techcombank đống đa_ hà nội (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w