- Trƣờng THCS Liên Đầm, Lâm Đồng
XÂY DỰNG CÁC BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ ỨNG DỤNG 4.1 Giới thiệu một số công cụ phần mềm để tạo bài giảng.
4.1. Giới thiệu một số công cụ phần mềm để tạo bài giảng.
4.1.1. Các công cụ tạo nội dung bài giảng (authoring tools).
Quan trọng hơn cả là các công cụ tạo nội dung bài giảng E-learning. Hiện nay, chúng ta có 2 cách tạo nội dung bài giảng E-learning là:
Trực tuyến (online), có kết nối với mạng Internet.
Ngoại tuyến (offline), không cần kết nối với mạng Internet.
Những hệ thống như hệ thống quản trị nội dung học tập LCMS cho phép tạo và quản lý nội dung trực tuyến. Giáo viên có thể cài đặt các cơng cụ soạn bài giảng ngay trên máy tính cá nhân của mình và soạn bài giảng. Với những nước và khu vực mà cơ sở hạ tầng mạng chưa tốt thì việc dùng các công cụ soạn bài giảng là một sự lựa chọn hợp lý. Một hệ thống tạo nội dung mềm dẻo thường cho phép kết hợp giữa soạn bài giảng online và offline.
- Với các trường và cơ sở có quy mơ lớn cần phải quản lý kho bài giảng lớn và muốn chia sẻ cho các trường khác thì phải sử dụng giải pháp kho chứa bài giảng. Kho chứa bài giảng này cho phép lưu trữ, quản lý thông tin về các bài giảng (thường dùng các chuẩn SCORM). Hơn nữa, thường có tính năng tìm kiếm đi kèm, tiện cho việc tìm kiếm các bài giảng. Đôi khi các LCMS cũng đủ mạnh để thực hiện việc quản lý này hoặc cũng có các sản phẩm chuyên biệt cho nhiệm vụ này.
- Các chuẩn dùng để kết nối tất cả các thành phần của hệ thống E- learning (LMS, LCMS), công cụ soạn bài giảng, và kho dữ liệu sẽ hiểu nhau và tương tác được với nhau thông qua các chuẩn.
Các cơng cụ tạo bài giảng đóng vai trò quan trọng giúp giáo viên trong việc tạo ra các bài học dạng E-learning.
Hiện nay ở Việt Nam có một số cơng ty làm và bán ra một số phần mềm soạn bài giảng song tiếc rằng những sản phẩm phần mềm này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Sau đây là các sản phẩm phần mềm soạn thảo bài giảng E-learning được Cục CNTT khuyến cáo dùng tại thời điểm hiện nay.
4.1.2 Phần mềm Adobe Presenter.
Phần mềm này có tác dụng dựa trên phần mềm Power Point. Khi cài đặt, Adobe Presenter sẽ xuất hiện như là một nút bổ trợ trên menu của Power Point. Phần mềm Adobe Presenter sẽ giúp bạn soạn các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, câu hỏi trắc nghiệm, có thể đưa lên mạng để chia sẻ.
Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Power point sang dạng tương tác Multimedia, có âm thanh thuyết minh, có câu hỏi tương tác, khảo sát, xây dựng các hoạt động giáo dục, tạo ra các mô phỏng.
Điều khẳng định là Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về eLearning là SCORM, AICC.
Nếu dùng thêm với Adobe Connect, là phần mềm họp và học ảo, bạn có thể tạo ra mơi trường học tập mọi lúc, mọi nơi (any where, any time), trên mọi thiết bị (any devices) miễn là thiết bị có nối mạng với trình duyệt web và phần mềm Flash player.
Adobe Presenter đã biến Power Point thành cơng cụ soạn bài giảng E- learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh giáo viên giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash.
Bài giảng điện tử E-learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle để quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Bên cạnh đó xét về giá sẽ rẻ hơn nhiều lần so với một số phần mềm tạo bài trình chiếu do một số công ty khác trong nước sản xuất.
* Các bước để sử dụng Presenter.
Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng Power Point có thể thay đổi, cải thiện: đưa logo của trường vào, tạo mục lục các slide, đưa ảnh vào, chỉnh trang lại mầu sắc cho hợp lý, khơng dùng phối mầu lịe loẹt.
Bước 2: Biên tập đưa multimedia vào bài giảng: Cụ thể là đưa vào bài giảng các video, âm thanh.
Bước 3: Công bố trên mạng.
- Có thể xem lại bài giảng qua phần Publish của Adobe Presenter.
- Bản thân Presenter đã được tích hợp vào hệ thống phần mềm họp và học ảo Adobe Connect, với phần mềm Captivate, các tệp Flash video. Nghĩa là nếu bạn có một phịng họp ảo (một số trường THPT, Sở GD&ĐT đã được Cục CNTT cung cấp), vì vậy chỉ cần tải dữ liệu, nội dung bài giảng E- learning tạo ra bằng Power Point + Adobe Presenter lên phòng họp .
* Sau khi cài đặt Adobe Presenter.
Sau khi cài đặt, nháy chuột vào chữ Adobe Presenter trên Menu của Power Point. Kết quả hiện ra bảng điều khiển như sau:
* Thiết lập ban đầu cho bài trình chiếu
Chọn mục Presentation Setting, cho ra màn hình như sau:
Hình 4.2: Cửa sổ khai báo các thiết lập cho bài trình chiếu. 4.1.3 Phần mềm Adobe Connect.
Là hệ thống đào tạo trực tuyến, có nhiều tính năng cao cấp, dễ dùng. - Họp qua web (web conference),
- Lớp học ảo (Virtual Classroom),
- Chia sẻ bài giảng eLearning để học trực tuyến, tạo các khoá học và chương trình học.
Hệ thống Adobe Connect do Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, có địa chỉ là http://hop.edu.net.vn . Tại một thời điểm, tổng số người có thể nối vào hệ thống để làm việc trực tuyến là 80 điểm sử dụng.
Các tính năng chính của hệ thống: - Kênh hình video: người giảng bài. - Kênh tiếng (voice, sound).
- Trình chiếu Power Point.
- Thăm dò dư luận, bỏ phiếu (Polling, Vote). - Bảng trắng để vẽ, viết …
- Chia sẻ màn hình các ứng dụng. - Truyền tệp (file transfer).
- Cộng tác, làm việc chung. - Diễn đàn trao đổi.
- Kiểm tra kiến thức bằng thi trắc nghiệm. 4.1.4. Phần mềm Lecture Maker.
Đây là Phần mềm Lecture Maker 2.0 của hãng Daulsoft - Hàn Quốc, là phần mềm tạo bài giảng E-learning, bài giảng điện tử.
LectureMaker là phần mềm có giao tiếp trực quan, thân thiện và dễ dùng có cấu trúc gần giống chương trình Power Point của hãng Microsoft. Bên cạnh đó, LectureMaker có một số điểm mạnh như chèn được nhiều định dạng file (Power Point, Flash, PDF, website, video, hình ảnh...) và xuất bài giảng ra nhiều định dạng khác nhau (exe, web, đóng gói theo chuẩn SCORM). Bài hướng dẫn được thực hiện trên phần mềm Lecture Maker kết hợp với một số file Power point và file Flash. Đi kèm, trong bài hướng dẫn là các file thực hành được sắp xếp từ dễ đến khó để thầy cơ giáo làm quen dần với các thao tác trong Lecture Maker.
Một số hình ảnh của phần mềm LectureMaker:
Hình 4.4: Các nhóm lệnh của phần mềm LectureMaker.