Phân tích và lựa chọn Cơ sở dữ liệu.

Một phần của tài liệu hỗ trợ học tập qua mạng cho học sinh trung học phổ thông (Trang 41 - 43)

- Trƣờng THCS Liên Đầm, Lâm Đồng

3.2. Phân tích và lựa chọn Cơ sở dữ liệu.

3.2.1. Phân tích cơ sở dữ liệu. * Mơ hình cơ sở dữ liệu tập trung .

- Kho dữ liệu của hệ thống Hỗ trợ học tập qua mạng cho học sinh THPT được lưu trữ tập trung tại máy chủ (về mặt logic là các cơ sở dữ liệu (CSDL) riêng rẽ, nhưng về mặt vật lý là chung một CSDL).

- Người quản trị chịu trách nhiệm quản trị hệ thống và cập nhập, phân phối, chia sẻ dữ liệu, đồng thời cung cấp các chức năng, dịch vụ vận hành hệ thống cho người học qua mạng Internet.

- Tại máy truy cập chỉ có các giao diện cung cấp cho người học các chức năng như đăng ký làm thành viên, tìm kiếm thơng tin bài giảng, chức năng học trực tuyến, trao đổi thông tin với hệ thống qua chat, email.

- Cơ sở dữ liệu tập trung giúp cho người quản trị hệ thống dễ dàng

trong việc quản lý và phân phối, chia sẻ dữ liệu, đăc biệt thuận lợi cho việc quản lý và nâng cấp cơ sở dữ liệu.

* Mơ hình cơ sở dữ liệu phân tán.

- Về kiến trúc cơ sở dữ liệu phân tán là tập hợp dữ liệu logic thuộc về cùng một hệ thống nhưng trải rộng ra nhiều điểm trên mạng máy tính.

- Việc phân tán: Trong thực tế dữ liệu khơng đặt trên cùng một vị trí vì vậy đây là đặc điểm để phân biệt cơ sở dữ liệu phân tán với cơ sở dữ liệu tập trung và cơ sở dữ liệu đơn lẻ.

- Liên quan logic: Trong cơ sở dữ liệu phân tán, dữ liệu có một số đặc tính liên kết chặt chẽ với nhau như tính kết nối, tính liên quan logíc.. Trong cơ sở dữ liệu tập trung, mỗi vị trí quản lý một cơ sở dữ liệu và người sử dụng phải truy cập đến cơ sở dữ liệu ở những vị trí khác nhau để lấy thơng tin.

- Việc cập nhật, phân phối thông tin được thực hiện tại từng kho lưu trữ dữ liệu.

3.2.2. Lựa chọn cơ sở dữ liệu.

- Các kho dữ liệu về bài giảng E-learning được lưu trữ tập trung tại máy chủ của hệ thống (về mặt logic là các CSDL riêng rẽ, nhưng về mặt vật lý là chung một CSDL).

- Quản trị hệ thống chịu trách nhiệm quản trị kho dữ liệu này, đồng thời cung cấp các chức năng, dịch vụ vận hành hệ thống Hỗ trợ học tập qua mạng cho các em học sinh THPT và các đối tượng có nhu cầu học tập. Quản lý các bài giảng do các chuyên gia, giáo viên xây dựng theo từng môn học, phần học, chương, bài, tiết học hoặc theo các chủ đề kiến thức.

- Các giáo viên có thể vào hệ thống qua tài khoản của mình để kiểm sốt q trình đăng tải bài giảng và kiểm tra đánh giá mức độ truy cập và sử dụng các bài giảng đó qua hệ thống.

* Ưu điểm.

- Dữ liệu được lưu trữ tập trung thuận tiện cho việc quản lý. - Dễ dàng quản trị và nâng cấp hệ thống.

* Nhược điểm.

Các học sinh khi truy cập để học tập phải thực hiện các chức năng khai thác thông tin từ xa nên cần phải có đường truyền đảm bảo dung lượng và được duy trì thường xuyên về chất lượng và tốc độ.

Lựa chọn giải pháp mơ hình tổ chức dữ liệu

Qua các mơ tả và phân tích ưu nhược điểm trên hệ thống, hệ thống Hỗ trợ học tập qua mạng cho học sinh THPT được sử dụng mơ hình CSDL tập trung, một giải pháp mang tính khả thi và phù hợp cho hệ thống này.

Một phần của tài liệu hỗ trợ học tập qua mạng cho học sinh trung học phổ thông (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)