- Trƣờng THCS Liên Đầm, Lâm Đồng
3.3. Xây dựng Website trên các phần mềm mã nguồn mở.
* Việc xây dựng website trên các phần mềm mã nguồn mở có những đặc điểm ưu việt như sau:
- Một trong những động lực thúc đẩy hướng tới sử dụng Moodle là khả năng giảm chi phí lớn của nó. Theo một số nghiên cứu, các phương thức đào tạo dựa trên cơng nghệ, trong đó bao gồm cả Moodle, có thể giảm từ 40% đến 60% chi phí so với hình thức đào tạo truyền thống.
- Dù Moodle là một phương pháp học tập rất mới mẻ, nhưng khơng vì thế mà Moodle làm giảm sút chất lượng học tập. Thậm chí trên một số khía cạnh, Moodle cịn có thể nâng cao chất lượng rõ rệt.
- Moodle còn mang lại những lợi thế riêng cho cả người học, người dạy và người tổ chức triển khai các khố học.
- Người học có thể học với những giáo viên tốt nhất, tài liệu mới nhất. - Người học có thể tìm hiểu, thực hiện các trao đổi liên quan tới bài học bất kỳ lúc nào, kể cả ngoài giờ học một cách dễ dàng, chủ động.
- Người học có thể tiếp cận các kiến thức bất kỳ lúc nào, từ bất kỳ nơi nào. - Moodle hỗ trợ học theo khả năng cá nhân, theo thời gian biểu tự lập. - Người học có thể chọn phương pháp học thích hợp cho riêng mình. - Hệ thống Moodle có thể hỗ trợ giám sát và điều chỉnh phương pháp học, kiến thức còn hổng.
- Người học có thể nhận được kết quả phản hồi ngay lập tức. - Học viên được đối xử một cách công bằng.
- Tuy nhiên học tập qua hệ thống Moodle thì người học cần có tính tự giác cao và dựa trên quan điểm tự học nhờ các bài giảng E-learning có sẵn.
- Người dạy có thể cung cấp tài liệu, các bài giảng từ bất kỳ nơi nào. - Có thể thay đổi, cập nhật nội dung tài liệu một cách dễ dàng.
* Những phân hệ chức năng chính là:
- Bài học: Cho phép các giáo viên tạo và quản lý các trang bài giảng có
sự phối hợp chặt chẽ các tư liệu đa phương tiện để đạt mục tiêu sư phạm nhất định. Mỗi trang có thể kết thúc bởi các đánh giá hay các vấn đề mới được nêu ra. Học sinh phải giải quyết các vấn đề đã đưa ra. Sau khi căn cứ kết quả đánh giá do hệ thống cung cấp và năng lực bản thân mà có thể đi tiếp, quay lại hoặc ở nguyên mức học tập cũ để tiếp tục nâng cao trình độ trước khi chuyên sang các kiến thức học tập cao hơn.
- Bài tập: Dùng để giao các nhiệm vụ trực tuyến hoặc ngoại tuyến; các học sinh có thể nộp cơng việc làm được bằng nhiều định dạng (MS Office, ODF, PDF, ảnh.v.v.) thông qua hệ thống.
- Kiểm tra, đánh giá: Tạo nhiều dạng đánh giá quen thuộc bao gồm đúng-sai, nhiều lựa chọn, tự luận, câu trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu hỏi ngẫu nhiên, câu hỏi số, các câu trả lời nhúng với đồ hoạ và văn bản mô tả …
- Tài ngun: Cơng cụ có chức năng cung cấp, quản lý các nguồn tài nguyên học tập; có thể là dạng văn bản bình thường, các tệp tin được tải lên, các liên kết trang điện tử khác, từ điển tự biên, tài nguyên tự soạn thảo hoặc các dẫn nguồn tham khảo.v.v.
- Điều tra: Chức năng này giúp đỡ người dùng điều chỉnh hệ thống hay nội dung hệ thống nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng bằng cách cung cấp một loạt các bài điều tra, thăm dò ý kiến.
- Lựa chọn: Các giáo viên có thể tạo một câu hỏi và một số các lựa chọn cho học sinh; các kết quả được gửi lên để học sinh xem. Sử dụng chức năng này để thực hiện các cuộc điều tra nhanh chóng về vấn đề cần quan tâm.
- Hội thảo: hoạt động chung để đánh giá các bài giảng, tài liệu được chia sẻ trên hệ thống, các vấn đề đưa ra trao đổi chung.
- Tin nhắn đồng bộ: Cho phép trao đổi thông tin thời gian thực đồng bộ giữa các người dùng khác nhau tham gia hệ thống.
- Tin nhắn không đồng bộ: Cho phép trao đổi thông tin bất đồng bộ một một giữa các dạng người dùng tham gia hệ thống như: giáo viên học sinh, người quản trị.
- Diễn đàn : Các cuộc thảo luận được phân chia chủ đề cho phép chia sẻ các trao đổi nhóm bất đồng bộ vấn đề cần quan tâm. Sự tham gia trong các diễn đàn có thể là một phần của việc học tập, giúp các giáo viên, học sinh xác định và phát triển sự hiểu biết về vấn đề quan tâm.
- Bảng thuật ngữ: Giúp tạo ra một bảng các thuật ngữ được sử dụng trong quá trình kiến tạo kiến thức. Có nhiều tình huống cần áp dụng chức năng này bao gồm danh sách các từ, các câu hỏi thường gặp.v.v.
- Nhật kí điện tử: giáo viên, học sinh phản ánh, ghi và xem lại các ý kiến trong quá trình giao tiếp với hệ thống.
Tất cả các phân hệ chức năng này đều hướng tới việc tạo ra khả năng tương tác của các yếu tố người học, người dạy, nội dung trong hệ thống. Hệ thống này giúp cho người dùng linh hoạt về thời gian, địa điểm, tăng hiệu quả khi tiếp cận tri thức của các môn học.
Một số phần mềm mã nguồn mở được khuyến cáo sử dụng là Sakai, Moodle, Dokeos, Claroline….
* Hỗ trợ học tập qua mạng cho học sinh THPT đem lại những lợi ích: - Phát huy ưu điểm của tương tác trực tuyến đa phương tiện. Một trong những điểm mạnh của hệ thống hỗ trợ học tập qua mạng đó là khả năng tạo ra những tư liệu truyền thông tương tác đa phương tiện. Những tư liệu này có khả năng mô phỏng các sự vật, hiện tượng, các tiến trình.v.v. trên thực tế. Nhờ vậy, nội dung, các tư liệu dùng trong quá trình dạy và học sẽ rất sinh động, trực quan, toàn diện, mang tính sư phạm cao. Vai trị của người dạy và
người học là sử dụng những tư liệu đó phù hợp với những u cầu, mục đích truyền đạt, thu nhận, phát triển tri thức của mình. Điều này thích hợp với xu thế phát triển của giáo dục toàn cầu.
- Làm gia tăng sự tương tác, tính tích cực, chủ động của người dạy và người học. Với ưu điểm của mình, hệ thống giúp người dạy và người học phải tích cực hơn để bằng những đặc điểm, kinh nghiệm, tri thức vốn có của bản thân tự xây dựng cho mình những tri thức mới, phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của giáo dục đào tạo.
- Tạo ra các bài tập tương tác dưới nhiều hình thức khác nhau. Giáo viên có thể sử dụng các bài tập tương tác đó cho q trình dạy học của mình để xây dựng, đánh giá nội dung kiến thức cho học sinh. Học sinh qua những bài tập tương tác đó tự xây dựng kiến thức và kiểm tra trình độ bản thân, tự quyết định tốc độ học tập phù hợp. Bài tập tương tác có nhiều dạng, nhiều hình thức, tùy vào từng mơn học, nội dung các học phần, các vấn đề.v.v. mà đưa ra các bài tập phù hợp. Cách xây dựng các tư liệu tương tác đa phương tiện được đề cập chi tiết khi đi vào những nội dung cụ thể.
- Dữ liệu được số hoá dưới dạng là âm thanh, video clip, đồ họa và văn bản.v.v. Đặc biệt, hệ thống cịn có khả năng hỗ trợ giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực thơng qua việc quản lý truy cập tài nguyên từ xa bằng mạng nội bộ hoặc mạng toàn cầu.