Giới thiệu các phần mềm mã nguồn mở để xây dựng hệ thống.

Một phần của tài liệu hỗ trợ học tập qua mạng cho học sinh trung học phổ thông (Trang 38 - 41)

- Trƣờng THCS Liên Đầm, Lâm Đồng

3.1.Giới thiệu các phần mềm mã nguồn mở để xây dựng hệ thống.

Khi số lượng bài giảng điện tử, bài giảng E-learning phục vụ cho học tập của chúng ta lớn, khi số lượng học sinh học đông, khi hoạt động dạy học ngày càng phức tạp thì chúng ta phải cần đến hệ thống quản lý học tập LMS. Đây là một gói phần mềm nhằm giúp giáo viên và nhà giáo dục có thể quản lý các nội dung và tài nguyên học tập. Một hệ thống quản lý học tập có thể giúp người dạy quản lý người học, theo dõi sự tiến bộ của họ và tiến độ hoàn thành các hoạt động học tập. Hệ thống quản lý học tập cũng được sử dụng nhằm hỗ trợ cơng việc hành chính như lập các báo cáo gửi đến giáo viên, nhưng nó khơng thường được dùng để tạo ra nội dung bài học.

Thông thường, một hệ thống quản lý học tập có thể chạy trên các máy tính có nối mạng, nên người dạy, người học có thể truy cập nội dung học tập mọi lúc mọi nơi trong mạng. Phần lớn các hệ thống quản lý học tập là các gói phần mềm thương mại như: Blackboard, WebCT, Desire2Learn, ANGEL, hay eCollege.v.v. nhưng cũng có nhiều hệ thống quản lý học tập được phát triển với nền tảng mở và miễn phí (FOSS - free and open source) như Sakai, Moodle, Dokeos, Claroline.v.v. là các hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở khá phổ biến.

Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung vào hệ thống Moodle (http://moodle.org) với các nỗ lực Việt hóa, tuyên truyền và tập huấn cho các trường học. Gói phần mềm Moodle này là hệ thống quản lý các khóa học được thiết kế nhằm giúp các nhà giáo dục tạo nên các cộng đồng học tập qua mạng một cách hiệu quả. Moodle được xây dựng dựa trên những nguyên lý sư phạm về xu hướng tạo dựng, theo đó, người học sẽ tích cực xây dựng kiến thức mới khi họ tương tác với môi trường xung quanh, với bạn học, với giáo viên. Việc sử dụng các hệ thống quản lý học tập hiện là một xu thế trên con đường ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông vào giáo dục, nhất là với sự khuyến khích của Bộ GD&ĐT trong những năm học gần đây. Ngồi những lợi ích trên, hệ thống quản lý học tập cho phép người dạy và người học cập nhật kiến thức chuyên môn và công nghệ thông tin, tăng cường khả năng tự học, tự kiến tạo tri thức.

Phần mềm mã nguồn mở Moodle:

Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc

VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến.

Moodle (Modular Object -Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và

phát triển chính của dự án. Do khơng hài lịng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán

LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle.

Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục.

Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle.

Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các Theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình. Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã nguồn mở khác.

Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: Phổ thơng, đại học, cao đẳng và trong các tổ chức, các công ty.

Moodle rất đáng tin cậy Moodle được 160 quốc gia sử dụngvà đã được dịch ra 75 ngơn ngữ khác nhau. Có trên 100 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (moodle.org) và sẵn sàng giúp bạn giải quyết khó khăn. Nếu bạn cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp về cài đặt, hosting, tư vấn sử dụng Moodle, phát triển thêm các tính năng mới, và tích hợp Moodle với các hệ thống đã có trong trường của bạn.

Bạn có thể dùng Moodle với các database mã nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL. Phiên bản 1.7 sẽ hỗ trợ thêm các database thương mại như Oracle, Microsoft SQL để các bạn có thêm nhiều cơ hội lựa chọn.

Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Có thể nói Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam. Cộng đồng Moodle Việt Nam giúp bạn giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách dùng các tính năng, cũng như cách chỉnh sửa và phát triển.

Một phần của tài liệu hỗ trợ học tập qua mạng cho học sinh trung học phổ thông (Trang 38 - 41)