Giải pháp về văn hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 105)

Hình thành ý thức pháp luật, tôn trọng và tự nguyện bảo vệ nguồn tài nguyên rừng trong cộng đồng dân cư là việc làm khó, đòi hỏi thời gian lâu dài. Đồng bào các dân tộc thuộc vùng sâu, vùng xa vốn là những cộng đồng dân cư tại chỗ. Đời sống của mỗi thành viên không thể tách rời khỏi cộng đồng và trong mỗi buôn làng vai trò của Già làng, trưởng bản là vô cùng quan trọng. Họ hầu như quyết định toàn bộ hoạt động của cả cộng đồng. Chúng ta xác định được đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên các địa bàn có rừng là gắn chặt với rừng nhưng cách tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng như hiện nay là thiếu hiệu quả và không thực tế.

Việc tuyên truyền chỉ mang tính hình thức, chưa đi sâu, đi sát vào những đối tượng cần phải tuyên truyền. Do vậy, trong công tác tuyên truyền cần xác định được những đối tượng làm hạt nhân - đầu mối để thực hiện. Đó

chính là những già làng, trưởng bản, đội ngũ cán bộ xã, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số. Chính họ là những người am hiểu nhất về vùng rừng, về thói quen sinh hoạt của đồng bào. Dựa trên uy tín, tiếng nói của họ có tác dụng gấp hàng chục lần, hàng trăm lần so với phương thức tuyên truyền suông đang thực hiện. Do vậy, cần sát dân, nắm vững được tâm tư tình cảm của họ, dùng kiến thức phổ thông dễ hiểu để vận động, tuyên truyền đối với đội ngũ này, làm cho đội ngũ này trước hết phải hiểu được giá trị to lớn nhiều mặt của rừng và tác hại của việc xâm hại đến nguồn tài nguyên rừng. Để từ chính số lượng ít chất lượng cao này hiệu quả tuyên truyền sẽ được nâng cao thêm một bước. Chúng ta sẽ có được sự tuân thủ không phải vì sợ luật mà điều chúng ta cần là ý thức phải đồng nghĩa với sự giác ngộ. Nếu không hiểu về đặc điểm dân cư, về tập quán sinh hoạt cứ nặng về hình thức, hiệu quả tuyên truyền sẽ không được như mong muốn.

Bên cạnh đó, cần thực hiện các giải pháp văn hóa - giáo dục sau:

- Đẩy mạnh thời lượng, số lượng, các chuyên mục về bảo vệ rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân có điều kiện hơn trong cập nhật kiến thức, hình thành ý thức tôn trọng và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng trong toàn cộng đồng.

- Xây dựng các chương trình về thông tin - giáo dục - truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội.

- Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. Đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học. In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho các cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực

- Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã.

- Cần có chính sách đào tạo đối với con em nông dân, con em đồng bào các dân tộc thiểu số, con em cán bộ công nhân viên theo học các bậc trung cấp, cao đẳng và đại học, trên đại học để phục vụ lâu dài sự nghiệp phát triển lâm nghiệp.

Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và công chức của ngành triển lâm nghiệp. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức kiểm lâm cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới.

Nhà nước hỗ trợ thực hiện các chương trình phổ cập có liên quan đến môi trường và nghề rừng cho nông dân. Tạo hành lang thông thoáng về pháp luật để người lao động trong lâm nghiệp phát huy tiềm năng nội lực, sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên rừng.

KẾT LUẬN

Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến nay đã không ngừng phát triển, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Những QPPL hình sự về tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đã tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng nói riêng, từng bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này và bám sát vào điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam.

Sự ghi nhận tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam là một bước tiến về kỹ thuật lập pháp hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung, tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng nói riêng trong tình hình mới của đất nước.

Qua nghiên cứu có thể thấy tình hình vi phạm tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên cả nước có những diễn biến phức tạp với phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, khó phát hiện, xử lý hơn. Tính chất của tình hình phạm tội ngày càng nghiêm trọng. Việc phạm tội xảy ra ở hầu hết các địa bàn có rừng. Tuy số vụ việc phạm tội với số lượng lâm sản rất lớn ít nhưng phương thức nhỏ lẻ được thực hiện với cường độ liên tục đã làm cho nguồn tài nguyên rừng thật sự đứng trước thực trạng báo động.

Thực trạng xấu này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, về phía người phạm tội đó là do tình hình dân trí còn quá thấp, nhất là ở những vùng sâu vùng xa. Mặt khác, nạn phá rừng còn liên quan đến tập quán sinh hoạt và phương thức sản xuất lạc hậu của cộng đồng dân cư tại chỗ. Nhưng đây không phải là tất cả để làm cho nạn phá rừng ngày càng diễn biến nghiêm

việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết, chưa tạo niềm tin cho quần chúng. Tội phạm vi phạm ngày càng nhiều với quy mô lớn và thủ đoạn tinh vi trong khi thiếu sự đầu tư thích đáng cho công tác bảo vệ rừng. Lực lượng kiểm lâm còn mỏng, chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để bảo vệ hiệu quả hơn nguồn tài nguyên rừng. Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa đến được với nhân dân nhất là ở những vùng sâu, vùng xa. Đó là những nguyên nhân chủ yếu khiến tình hình tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng thời gian qua diễn biến phức tạp.

Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật hình sự năm 1999 đối với tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng cho thấy, về cơ bản các quy định của Bộ luật đã phản ánh được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng, cần phải trừng trị. Các quy định đó đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đấu tranh, xử lý những hành vi, đối tượng vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng cũng đã bộ lộ một số hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật hình sự về tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Đây là vấn đề cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)