Phân biệt Tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175) với Tội Hủy hoại rừng (Điều 189)

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 69)

rừng (Điều 175) với Tội Hủy hoại rừng (Điều 189)

Tội Hủy hoại rừng vốn được tách ra từ Điều 181 BLHS năm 1985 do tính chất khách thể bị xâm hại và cũng vì BLHS năm 1999 quy định một chương mới - Chương các tội phạm về môi trường, nên Tội Hủy hoại rừng được đưa vào chương này, với mục đích thực hiện nguyên tắc cá thể hóa TNHS, xử lý có phân biệt đối với những hành vi phạm tội.

trực tiếp đến rừng và các yếu tố có liên quan đến rừng. Về biểu hiện của hành vi khách quan có những điểm giống nhau như hành vi chặt phá, đốt rừng do vậy cũng có sự tương đồng về công cụ phương tiện thực hiện tội phạm và cách thức thực hiện tội phạm. Mặt khác, trong Điều 175 về hành vi khách quan xâm phạm đến những quy định về bảo vệ rừng cũng quy định hành vi đốt phá rừng. Do vậy, rất dễ có sự nhầm lẫn khi xác định tội danh giữa tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và Tội Hủy hoại rừng. Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu mà chúng ta phải đặc biệt chú ý để từ đó xác định chính xác tội danh.

Trước hết, về khách thể bị xâm hại, ở Điều 175 BLHS năm 1999 đó

chính là những quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế còn ở Điều 189 BLHS năm 1999 là những quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Đây là những quy định nhằm đảm bảo cho sự cân bằng sinh thái, sự ổn định của các yếu tố tự nhiên, môi trường, bảo vệ và phát triển giống loài, hệ thực vật v.v… đây là những yếu tố tồn tại không thể thiếu cho cuộc sống của con người. Do vậy, cần có những chế tài để ngăn chặn những hành vi làm suy thoái và ô nhiễm môi trường. Một điểm quan trọng khác cũng cần lưu ý là những thiệt hại về kinh tế thông thường có thể tính được thành tiền, song thiệt hại về môi trường là thiệt hại khó định lượng. Hậu quả để lại của hành vi xâm hại môi trường rất nặng nề, xảy ra trên phạm vi rộng lớn, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, khó khắc phục và chi phí khắc phục là rất lớn.

Về mục đích của người phạm tội, khi thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, điều họ nhận thức được đó là việc làm của họ gây hủy hoại cho môi trường sinh thái, họ mong muốn hoặc chấp nhận để hậu quả này xảy ra. Do vậy, ngoài động cơ vụ lợi vì mục đích kinh tế như người có hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, tội Hủy hoại rừng có thể được

cá nhân có thể thỏa mãn những mâu thuẫn nội bộ hoặc vì động cơ đê hèn để trả thù thỏa mãn những ganh ghét cá nhân. Dù xuất phát từ những động cơ khác nhau nhưng mục đích mà họ hướng tới chính là việc hủy hoại rừng, làm cho hệ sinh thái bị hủy diệt, khả năng tồn tại và phát triển của rừng bị ngăn chặn và qua đó họ đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Tuy vậy, Tội Hủy hoại rừng không giới hạn chủ thể đặc biệt. Điều luật xác định chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định, dù cho đó là chủ rừng tự hủy hoại rừng do mình được giao để chăm sóc hoặc chủ rừng tự hủy hoại rừng do mình đầu tư 100% vốn. Điều này xác định tính nghiêm khắc của Nhà nước ta trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vốn đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)