Giải pháp về hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 87)

Cốt lõi của chính sách bảo đảm trật tự xã hội là chính sách hình sự “Cần phải đổi mới chính sách hình sự và chính sách hình sự phải được thực hiện theo hai hướng cơ bản:

- Hình thành chiến lược và sách lược;

- Tổ chức thực hiện đường lối chiến lược và sách lược đó”[37]

1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật về tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.

2. Tăng cường hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc thực

thi pháp luật.

3.2.1.1.Hoàn thiện những quy định của pháp luật về tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Trong tình hình các QHXH luôn vận động và biến đổi không ngừng, dù pháp luật đã dự liệu nhưng cũng không thể dự liệu hết được và cũng không theo kịp sự phát triển của các QHXH. Do đó, tất yếu đòi hỏi phải ban hành và sửa đổi các VBPL trên nhiều lĩnh vực để áp dụng kịp thời điều chỉnh các QHXH. VKSND tối cao, TAND tối cao cần phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan hữu quan để ban hành văn bản một cách đồng bộ và kịp thời tránh tình trạng thiếu quy định, có quy định nhưng thiếu hướng dẫn, văn bản cấp dưới khác với văn bản cấp trên, văn bản hướng dẫn một kiểu, địa phương thực hiện một kiểu. Quy định về tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong BLHS năm 1999 còn bộc lộ một số nhược điểm chưa hợp lý về phương diện pháp lý hình sự và chưa tạo thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Do đó, hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng như sau:

Về dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này

Đây là dấu hiệu bắt buộc của CTTP nhưng việc quy định như luật hiện hành là chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn trong việc đấu tranh phòng chống loại tội này. Những bất cập về thẩm quyền, về thủ tục xử phạt hành chính làm ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng đã được nhiều tác giả đề cập đến. Điều 175 BLHS

án về tội này…” như vậy, chỉ bị áp dụng điều luật này nếu người có hành vi vi phạm chưa đủ mức định lượng, bắt buộc họ phải đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về chính những hành vi được quy định tại Điều 175 BLHS năm 1999. Mặc nhiên, nếu không thuộc Điều 175 BLHS năm 1999 sẽ không bị truy cứu TNHS. Điều này không phản ảnh và cũng không điều chỉnh có

hiệu quả những hành vi vi phạm xảy ra trong thực tế. Ví dụ: một người bị kết

án về tội Hủy hoại rừng (Điều 189 BLHS năm 1999) hoặc về tội Vi phạm các quy định về quản lý rừng (Điều 176 BLHS năm 1999) nếu họ tái phạm, khai thác trái phép cây rừng thì với kinh nghiệm, sự hiểu biết, mức độ nguy hiểm do hành vi của họ thực hiện sẽ cao hơn. Đối với những trường hợp này rõ ràng cần thiết phải xử lý. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành điều này là không thể. Do vậy, để kiên quyết hơn, ngăn chặn có hiệu quả hơn nạn phá rừng cần thiết phải mở rộng phạm vi áp dụng bằng cách mở rộng những dấu hiệu bắt buộc này trong CTTP. Có thể theo hướng quy định: đã bị xử phạt hành chính về những hành vi hoặc đã bị kết án theo những tội danh có liên quan đến rừng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu TNHS (trong trường hợp chưa đủ mức định lượng).

Về khung hình phạt

Thứ nhất, Khoản 2 Điều 175 BLHS năm 1999 quy định: Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. Có thể thấy, việc quy định khoảng cách của khung hình phạt từ mức tối thiểu đến mức tối đa còn quá rộng, điều này dễ dẫn đến việc vận dụng không sát với tính chất, mức độ, hậu quả do tội phạm gây ra. Việc quy định khung hình phạt quá rộng cũng dễ dẫn đến Toà án các cấp khi xét xử, vận dụng sẽ thiếu khách quan, thiếu công bằng và tùy tiện khi áp dụng. Vì vậy, cần quy định khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của

khung hình phạt hẹp hơn, tốt nhất khoảng cách này nên cách nhau từ 03 năm đến 05 năm là phù hợp hơn.

Thứ hai, không nên quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” là tình tiết có ý nghĩa trong việc định tội.

Hiện nay, tình hình tội phạm và vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng diễn ra phổ biến và phức tạp, với thủ đoạn che giấu, đối phó tinh vi ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương. Nhưng trên thực tế, việc điều tra, truy tố đối với các hành vi là rất khó khăn, vướng mắc vì các VBPL còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt BLHS năm 1999 bộc lộ bất cập cần được nghiên cứu

sửa đổi, bổ sung kịp thời. Điều 175 BLHS năm 1999 quy định: Người nào có

một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm …, trong cấu thành cơ bản quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” là yếu tố bắt buộc để xử lý hình sự. Trong khi Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định thời hạn được coi

là chưa bị xử lý vi phạm hành chính: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm

hành chính, nếu qua một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”. Theo đó, nếu sau một năm, cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính tiếp tục vi phạm thì vẫn không xử lý hình sự được (vì Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã hết thời hạn).

Về chế tài xử lý

Chế tài đối với các hành vi phạm tội liên quan đến hành vi vi phạm các quy định và khai thác và bảo vệ rừng được quy định gồm 3 hình thức: phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Nhưng theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, mức phạt tiền được quy định trong BLHS năm 1999 còn nhẹ và

không phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống các tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng trước nguy cơ bị tàn phá nặng nề.

Về đường lối xét xử

Nguyên nhân của việc diện tích rừng tàn phá ngày càng tăng, nhưng số vụ việc cũng như số người có hành vi vi phạm bị đưa ra xét xử so với số vụ, số người, khối lượng gỗ bị khai thác trái phép bị thu giữ còn chiếm một tỷ lệ quá nhỏ, trong đó một nguyên nhân quan trọng là sự thiếu kiên quyết trong xử lý, xử lý không nghiêm làm cho người phạm tội khinh nhờn pháp luật, nhân dân mất lòng tin vào sự nghiêm minh của pháp luật, nhà nước. Để tăng cường xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm, trước hết đối với đội ngũ thực thi công vụ cần được giáo dục để họ thấy rõ vai trò, vị trí của mình trong công tác bảo vệ rừng. Số liệu thống kê cho thấy vụ việc vi phạm được phát hiện và số lượng gỗ bị thu giữ là rất lớn, tuy vậy, vụ việc được đưa ra truy tố, xét xử là rất ít. Một câu hỏi đặt ra cho thực trạng này: rừng vẫn bị tàn phá, gỗ vẫn cứ bị khai thác trái phép, nhưng người phạm tội chỉ dừng lại ở ngưỡng bị xử phạt hành chính và với số lượng gỗ khai thác trái phép lớn như vậy mà chỉ bị xử phạt hành chính thì khả năng phần lớn người dân ở địa bàn có rừng đã tham gia vào nạn phá rừng?!.

Do vậy, cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng và tăng cường kiểm tra giám sát đối với hoạt động của lực lượng chuyên trách để tránh tình trạng hành chính hóa hình sự. Bên cạnh đó, để ngăn chặn tội phạm cần tuyệt đối tránh tình trạng hóa giá tang vật, tạo điều kiện cho một số bộ phận có chức quyền mua số gỗ tang vật này để tái sản xuất.

Vấn đề áp dụng nghiêm khắc các quy định của luật hình sự cần được chú trọng. Nếu không xử lý nghiêm minh sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho việc áp dụng pháp luật và tạo thái độ xem thường pháp luật của người phạm tội. Vì

có thể được chọn lựa so với việc thực hiện những hành vi VPPL khác. Do vậy, cần phải xử lý nghiêm minh, răn đe đúng mức để đảm bảo mục đích giáo dục và phòng ngừa chung.

3.2.1.2.Tăng cường hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc thực thi pháp luật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình thì trong những năm vừa qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có nhiều biện pháp nhằm đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung và tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng nói riêng.

Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp hiện nay của tình hình tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng thì các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải tăng cường hoạt động của mình, đẩy mạnh việc thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phối hợp giữa cơ quan bảo vệ pháp luật với cơ quan quản lý nhà nước chính quyền địa phương và nhân dân một cách chặt chẽ từ đó phòng ngừa, hạn chế và loại trừ tình hình tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Từ thực tiễn xét xử, từ tình hình thực tế số vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xảy ra trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận thấy cần phải có các biện pháp sau:

Tăng cường cơ sở vật chất cho lực lượng Kiểm lâm

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2008, cả nước có 59 chi cục kiểm lâm; 30 vườn quốc gia, 428 hạt kiểm lâm, 18 hạt phúc kiểm lâm sản, 78 đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, 110 hạt kiểm lâm rừng đặc dụng. Cả nước có 10.632 cán bộ kiểm lâm (9.492 biên chế, 1.140 lao động hợp đồng); 122 cán bộ trình độ trên đại học, 4.157 cán bộ trình độ đại học, 4.795 cán bộ trung cấp, 1.558 cán bộ sơ cấp [7] . Lực lượng Kiểm lâm là lực lượng trực tiếp bảo vệ rừng. Nhưng có thể thấy, trên cả nước lực lượng Kiểm lâm hiện đang thực hiệm nhiệm vụ của mình trong tình trạng

thiếu nhân lực và trang thiết bị chuyên dụng. Hiện nay, các thiết bị để ứng phó với nguy cơ cháy rừng, nhất là nguy cơ cháy lớn hầu như không có. Phương tiện phục vụ tuần tra, canh gác, truy bắt chưa được trang bị hiện đại, chưa đủ sức đương đầu với những phương thức và thủ đoạn phạm tội mới. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chính là bảo vệ nguồn lợi kinh tế và cũng là bảo vệ môi trường sống. Do vậy, nhất thiết phải đầu tư và chi phí đầu tư cho việc bảo vệ, ngăn chặn bao giờ cũng rẻ hơn, hiệu quả hơn so với chi phí khắc phục hậu quả. Mặt khác, với lực lượng chuyên trách mỏng như hiện nay, phải tăng cường phương án đào tạo bổ sung và bố trí hợp lý nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao trách nhiệm cá nhân, tăng cường kiểm tra giám sát, tránh tình trạng giao khoán rừng cho từng đầu mối cán bộ mà

thiếu kiểm tra, tạo ra tình trạng “chủ rừng” lạm quyền, tư lợi gây thiệt hại

cho Nhà nước.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng

- Lắp đặt và khai thác có hiệu quả trạm thu ảnh viễn thám phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng và theo dõi diễn biến rừng.

- Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng (đường băng, chòi canh, hồ chứa nước, trạm bảo vệ, đường tuần tra...) ở các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, các vùng trọng điểm đã được xác định về phá rừng và cháy rừng.

- Đầu tư xây dựng các Trung tâm huấn luyện, đào tạo chuyên ngành cho lực lượng bảo vệ rừng.

- Trang bị phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác hiện trường cho các Hạt Kiểm lâm trên toàn quốc, trước mắt tập trung đầu tư cho các Hạt Kiểm lâm ở những vùng trọng điểm.

Cần có một cơ quan giám định chuyên môn để xác định giá trị thiệt hại khi có hành vi vi phạm xảy ra

Thực tế khi điều tra tội này thường gặp khó khăn trong công tác giám định để xác định giá trị thiệt hại; trong Bộ luật còn quy định chung chung, chưa cụ thể, chưa có cơ quan giám định chuyên môn; trong điều tra việc áp dụng luật để xử lý tội phạm cần phải có một số văn bản hướng dẫn cụ thể hơn. Thực tế hiện nay, có một số văn bản hướng dẫn còn chung chung, có một số văn bản bình luận của một số nhóm tác giả nhưng chỉ để tham khảo, không có giá trị về pháp lý. Cần có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để có giá trị pháp lý.

Để đánh giá việc thiệt hại trong khai thác, bảo vệ rừng có cơ sở xử lý, thực tế tại địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khu rừng khai thác quá lâu nhưng việc phát hiện chậm do đó khi giám định giá trị thiệt hại thực tế rất khó, thiếu chính xác. Nên chăng có thể tính giá trị thiệt hại theo diện tích, loại rừng.

Về xử lý tang vật

Người vi phạm trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng phần lớn là người dân bản địa, người đồng bào dân tộc thiểu số, người thuộc diện được thụ hưởng các chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Hầu hết các vi phạm của họ là chưa đến mức phải áp dụng biện pháp khởi tố hình sự về hành vi của họ, chỉ là dùng phương tiện (xe máy) để vận chuyển lâm sản trái phép với số lượng không lớn.

Vì vậy, việc xử phạt, áp dụng hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung đối với các đối tượng này là rất khó khăn (cho dù đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ đối với hành vi vi phạm).

Có những vụ việc phức tạp, cần xác minh và ngăn chặn hành vi vi phạm tiếp theo của đương sự, nhưng thực tế, nếu cơ quan chức năng áp dụng việc tạm giữ phương tiện của người vi phạm theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 159/2007/NĐ-CP thì vừa khó khăn trong công tác bảo quản tài sản

cho đương sự và đây cũng là phương tiện chính để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cả gia đình người vi phạm nên cũng rất khó có thể áp dụng.

Có trường hợp người vi phạm đã sử dụng hai con trâu kéo vào việc vận chuyển lâm sản trái phép nhưng việc áp dụng hình thức tạm giữ phương tiện là rất khó khăn, cơ quan chức năng không thể bảo đảm cho việc chăm sóc,

quản lý “phương tiện” này và nếu thuê người chăm sóc thì không có nguồn

kinh phí để bù đắp [61].

Khó khăn nữa là khi đã áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng đối tượng vi phạm không thực hiện nghĩa vụ nộp phạt theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 87)