Tình hình tội phạm của Tội vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này ở nước ta

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 73)

bảo vệ rừng và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này ở nước ta từ năm 2005 đến nay

Theo thống kê của các địa phương trong cả nước, đến năm 2008, toàn quốc có trên 12,9 triệu hécta rừng, bao gồm: 10,35 triệu hécta rừng tự nhiên và trên 2,25 triệu hécta rừng trồng, độ che phủ đạt 38,27%.

Từ năm 1991 đến nay (sau khi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được ban hành), hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp có chuyển biến tích cực, diện tích rừng ngày càng được phục hồi, Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực có diện tích rừng ngày càng tăng. Diện tích rừng tăng lên do khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng mới những năm qua luôn cao hơn diện tích rừng bị giảm do những nguyên nhân hợp pháp và bất hợp pháp. Thống kê về diện tích rừng trên đây cho thấy độ che phủ rừng toàn quốc 5 năm qua (2005 - 2009) tăng bình quân gần 0,5% mỗi năm.

Mặc dù tổng số diện tích rừng toàn quốc tăng trong những năm qua, nhưng diện tích rừng bị mất còn ở mức cao. Thống kê từ năm 1991 đến tháng 10/2008, tổng diện tích rừng bị mất là 399.118 ha, bình quân 57.019ha/năm. Trong đó, diện tích được Nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng là 168.634ha; khai thác trắng rừng (chủ yếu là rừng trồng) theo kế hoạch hàng năm được duyệt là 135.175ha; rừng bị chặt phá trái phép là 68.662ha; thiệt hại do cháy rừng là 25.393ha; thiệt hại do sinh vật hại rừng gây thiệt hại 828ha [6, 7, 8, 9].

Như vậy, diện tích rừng bị mất chủ yếu do được phép chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác theo kế hoạch chiếm 76%; diện tích rừng bị thiệt hại do các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao làm mất 94.055ha rừng, chiếm 23,5% trong tổng diện tích rừng mất trong 7 năm qua, bình quân thiệt hại

Từ năm 1999 đến tháng 10 năm 2008, cả nước đã phát hiện, xử lý 494.875 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Mặc dù, tình trạng vi phạm giảm trong các năm nhưng số vụ vi phạm còn lớn, diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, những cố gắng trong ngăn chặn hành vi VPPL chưa tạo được chuyển biến căn bản.

Tình hình chống người thi hành công vụ diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt, hung hãn. Hành vi chống đối có tổ chức (có nơi bầu người lãnh đạo, tổ chức canh gác, đặt bẫy chông, đá, đập phá phương tiện tài sản…), dùng các thủ đoạn trắng trợn và côn đồ, như: đập phá phương tiện của các cơ quan và cán bộ có thẩm quyền, đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ và thân nhân, gia đình họ, khi bị phát hiện hành vi vi phạm, chúng dùng nhiều phương tiện tấn công, kể cả việc đâm xe vào lực lượng kiểm tra, dùng kim tiêm có máu nhiễm HIV để tấn công…

Do lợi nhuận cao từ buôn bán gỗ và động vật hoang dã trái phép nên tình hình diễn ra phức tạp ở hầu khắp các địa phương. Đầu nậu thường giấu mặt, thuê người nghèo vận chuyển, thu gom, tập kết gỗ, động vật hoang dã tại những điểm bí mật rồi tổ chức vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Nhiều thủ đoạn tinh vi được chúng sử dụng để vận chuyển, tiêu thụ gỗ trái phép, động vật hoang dã trái phép như: dùng xe khách, xe chuyên dùng, xe cải hoán (hai đáy, hai mui, dùng biển số giả…), giấu gỗ dưới hàng hóa khác, kết gỗ chìm dưới bè, sử dụng giấy tờ quay vòng nhiều lần… Gần đây, xuất hiện một số đường dây vận chuyển, buôn bán gỗ, động vật hoang dã xuyên biên giới, quá cảnh qua nước ta sang nước thứ ba.

Với nguyên nhân cháy rừng, từ năm 1995 đến tháng 10/2008, cả nước xảy ra 10.444 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 75.318ha rừng, bình quân mỗi năm bị cháy 5.380ha. Rừng bị cháy trong những năm gần đây chủ yếu là rừng trồng, với các loài cây chính là thông, tràm, bạch đàn, keo; đối với rừng tự

nhiên, chủ yếu là cháy rừng nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi tái sinh mới được phục hồi. Nguyên nhân chủ yếu trực tiếp gây ra cháy rừng là: do đốt dọn thực bì làm nương rẫy, đốt dọn đồng ruộng gây cháy, chiếm 41,80%; do người vào rừng dùng lửa để săn bắt chim thú, đốt đìa bắt cá, trăn, rùa, rắn…, hun khói lấy mật ong, chiếm 30,9%; đốt dọn thực bì tìm phế liệu 6,1%; cháy lân tinh 5,5%; hút thuốc 3%; đốt nhang 2%; cố ý 5%; nguyên nhân khác 5,7%.

Năm 2007, cả nước đã phát hiện 39.320 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng (tăng 3.475 vụ so với năm 2006), trong đó 956 vụ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng; 3.565 vụ phá rừng trái phép; 2.357 vụ phá rừng làm nương rẫy trái phép; 1.231 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoang dã; 20.274 vụ vận chuyển, buôn bán trái phép gỗ và lâm sản; 1.250 vụ vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản khác. Lực lượng kiểm lâm đã xử lý 32.785 vụ, trong đó xử lý hành chính 32.459 vụ; khởi tố hình sự 346 vụ với 343 bị can (đã xét xử 41 vụ, 51 bị cáo). Tịch thu 453 ô tô, máy kéo; 435 xe trâu bò kéo; 3.307 xe máy; 39 tàu, thuyền; 17.675,7m3 gỗ tròn; 19.831,69m3 gỗ xẻ; 66.086,28kg động vật rừng. Tổng thu trên 234,33 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 193,6 tỷ đồng. Đáng chú ý, năm 2007 còn xảy ra 26 vụ chống người thi hành công vụ làm chết 1 người và bị thương 29 người [9].

Năm 2008 cả nước đã phát hiện 42.246 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng (tăng 2.926 vụ so với năm 2007), trong đó xảy ra 452 vụ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng; 6.847 vụ phá rừng trái phép (trong đó có 5.414 vụ phá rừng làm nương rẫy trái phép); 4.544 vụ vi phạm về khai thác gỗ và lâm sản khác; 1.398 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoang dã; 20.133 vụ vận chuyển, buôn bán trái phép gỗ và lâm sản; 1.911 vụ vi phạm quy định về chế biến gỗ và lâm sản khác; 6.705 vụ vi phạm khác. Lực lượng kiểm lâm đã xử lý 36.294 vụ, trong đó xử phạt hành chính 36.013 vụ; khởi tố hình sự 281vụ với 227 bị can (đã xét xử 20 vụ, 19 bị cáo). Tịch thu 466 ô tô,

máy kéo; 276 xe trâu bò kéo; 2.155 xe máy; 73 ghe, thuyền, tàu; 23.299m3 gỗ tròn; 22.476m3 gỗ xẻ; 90.836 kg động vật rừng. Tổng thu trên 206.561 triệu đồng, nộp ngân sách hơn 171.473 triệu đồng [61].

Tình trạng phá rừng gia tăng nghiêm trọng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ riêng 03 tháng đầu năm 2009 đã có 489 ha rừng bị tàn phá, tăng 77% so với cùng kỳ năm 2008. Như vậy là trung bình mỗi ngày cả nước có 5,5ha rừng bị tàn phá. Xin xem bảng thực trạng rừng bị tàn phá trong các năm gần đây:

Bảng 2.1: Số liệu rừng bị tàn phá các năm 2005 - 2009 [16-20]

Năm

Phá rừng Phá rừng theo mục đích

Tổng cộng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Rừng Làm rẫy thuỷ sản N.trồng Trồng

cây CN Khác 2005 1.898,21 45,82 10,2 175,34 759,11 495,21 412,53 1.273,55 2006 2.134,11 41,74 6,42 198,56 813,25 642,09 432,05 1.145,85 2007 1.585,74 48,12 12,24 215,08 356,36 591,89 362,05 1.331,46 2008 3.172,11 78,18 1,05 218,92 750,45 1.093,57 1.029,94 2.662,25 01/2008 - 8/2009 1.572,15 64,46 0,91 98,55 167,37 993,01 247,85 1.149,18

Qua bảng 2.1 cho thấy diện tích rừng bị tàn phá gia tăng theo thời gian, với quy mô lớn, số lượng cây rừng bị khai thác trái phép ngày càng nhiều là hiện hữu nhưng không phải lúc nào các vụ phạm pháp cũng được đưa ra truy tố, xét xử. Do vậy, từ thực tiễn giữa những hành vi VPPL so với những hành vi bị đưa ra truy tố, xét xử và giữa những thiệt hại hiện hữu so với những thiệt hại tính được, xác định có người bồi thường trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ rừng còn có một khoảng cách quá xa.

Bảng 2.2: Số liệu lâm sản bị tịch thu các năm 2005 - 2009 [21-25] Năm Gỗ tròn Gỗ xẻ L.sản khác (1.000 đ) Động vật rừng hoang dã

Thường Quý hiếm Thường Quý hiếm Con (q.hiếm) Con Kg

2005 12.464,87 1.524,13 10847,23 4.035,11 1.975.005 6.582,00 1.112 60.756 2006 12.124,75 1.159,24 9767.1 2.989,54 2.025.000 7.519,00 973 57.685 2007 17.759,44 1.176,56 19.759,18 3.302,64 2.069.018 7.701,00 1.007 66.056 2008 22.950,44 2.274,52 22.765,44 4.074,51 2.001.379 7.848,00 587 90.896 01/2008 - 8/ 2009 17.954,98 628,34 17.688,64 2.495,04 325.786 9.609,00 494 24.589

Bảng 2.3: Số liệu đối tượng vi phạm lâm luật các năm 2005 - 2009 [11-15]

Năm Đối tượng vi phạm Hình thức xử lý

Doanh nghiệp Hộ gia đình, cá nhân Đối tượng khác Phạt hành chính Số vụ xử lý hình sự Số bị can Số bị cáo Số vụ xét xử 2005 223 24.846 15.742 23.792 195 224 27 24 2006 242 23.553 14.258 24.202 284 279 37 33 2007 262 23.987 15.444 33.202 328 332 48 37 2008 214 24.174 18.041 36.327 280 221 19 20 01/2009 – 8/2009 144 16.466 10.861 22.141 225 105 18 24

Qua bảng 2.2 và 2.3 cho thấy tỷ lệ % số vụ việc cũng như số người có hành vi vi phạm được đưa ra xét xử so với số vụ, số người, khối lượng gỗ bị khai thác trái phép bị thu giữ còn chiếm một tỷ lệ quá nhỏ. Việc không đưa ra truy tố, xét xử những vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể do luật pháp còn “kẽ

hở”, người phạm tội đã lợi dụng việc chia nhỏ khối lượng gỗ hoặc lâm sản để

tránh khỏi bị truy cứu TNHS. Người phạm tội cũng có thể tẩu tán hoặc chấp nhận không giữ tài sản phạm pháp khi bị phát hiện. Đó cũng có thể là tiêu

cực, thiếu kiên quyết trong xử lý… Tuy nhiên, dù bất cứ lý do nào thì số lượng lâm sản thu giữ được vẫn là con số thật và tương ứng với nó là những thiệt hại gây ra cho rừng. Những chỉ số này luôn theo chiều hướng tăng, đây là một thực tế. Nếu chỉ căn cứ vào số liệu thống kê xét xử, sẽ thấy số lượng gỗ bị khai thác giảm, số vụ phạm tội giảm, tuy nhiên, đó không phải là số liệu tuyệt đối mà chỉ là phần nổi của thực trạng. Nguyên nhân của việc giảm này không phải xuất phát từ ý thức chấp hành pháp luật, sự tự giác tuân thủ của công dân mà chủ yếu do sự thay đổi về chủ trương, chính sách bảo vệ rừng của nhà nước ta. Đó là những chủ trương, chính sách đúng đắn như hạn chế việc xuất khẩu gỗ, đóng cửa rừng… Những chủ trương đó làm cho người phạm tội còn ít cơ hội để lợi dụng việc được cho phép để khai thác trái phép cây rừng trên diện rộng, với quy mô lớn, bằng công cụ phương tiện hiện đại. Nhưng cũng từ đó diễn biến của tình hình phạm tội xoay sang chiều hướng phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn, công cụ khai thác có thể thô sơ hơn nhưng không vì thế mà việc tàn phá cây rừng giảm đi. Số người phạm tội thuộc nhiều thành phần trong đó có cả cán bộ viên chức. Các biện pháp xử lý hành chính chưa đủ tác dụng giáo dục răn đe người phạm tội. Do vậy, tội phạm xảy ra chưa được điều chỉnh đúng mực của pháp luật.

Đối với tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, khi xem xét thực tiễn xét xử chúng ta cũng phải cần đề cập đến đó là tội phạm ẩn. Điều này có nghĩa, có nhiều vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xảy ra, có thể xác định được thiệt hại nhưng không xác định được người gây ra thiệt hại đó. Với tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, tội phạm ẩn là dạng thường xuyên gặp. Do đặc thù về điều kiện địa lý, lực lượng quản lý kiểm tra rừng còn mỏng không thể giám sát hết được, do lợi dụng sự thông thuộc về địa hình v.v… Do vậy, người phạm tội có thể lẩn trốn để phạm tội trót lọt trong một thời gian dài mà không bị phát hiện.

Xin nêu một ví dụ [72]: Lực lượng kiểm lâm huyện Đông Giang, Quảng Nam kiểm đếm, vận chuyển và lập biên bản thu giữ hơn 270 phách gỗ khai thác trái phép được cất giấu dưới lòng hồ Nhà máy Thuỷ điện Sông Kôn. Tổng khối lượng gỗ trục vớt qua kiểm đếm là 270 phách với tổng khối lượng hơn 24,1m3.

Toàn bộ số gỗ khai thác trái phép này được lâm tặc khai thác tại khu vực rừng đầu nguồn tại địa phận 2 xã Kà Dăng và Sông Kôn do Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Kôn và Vườn Quốc gia Bạch Mã quản lý. Khối lượng lớn gỗ được cất giấu trên đã được nhân dân địa phương phát hiện và cấp báo cho chính quyền địa phương huyện Đông Giang tổ chức thu giữ. Việc điều tra, truy tìm chủ của số gỗ trên không thực hiện được và số gỗ được cơ quan có thẩm quyền phát hiện, trục vớt là do tin báo từ người dân địa phương.

Một ví dụ khác [66]: Trong vụ án phá rừng tại vườn quốc gia Chư Mom Ray, khi bị khi lực lượng tuần tra Hạt Kiểm lâm VQGCMR vào khu vực tiểu khu 652 đã phát hiện 1 bãi gỗ khai thác trái phép, số gỗ thu được tại rẫy ông A Re (làng K’Đin, xã Mo Ray, huyện Sa Thầy) là 80,676m3. Mở rộng khu vực điều tra vào vùng lõi của VQGCMR cách đó chừng 4km, Hạt Kiểm lâm VQGCMR phát hiện thêm 4 cây cẩm lai và 16 cây gỗ hương bị cắt gốc, trong đó 3 cây gỗ hương vẫn còn trong rừng chưa kịp kéo ra. Khối lượng gỗ xác định được gần 10m3. Tuy nhiên, không xác định được người phạm tội. Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử phải chấp nhận điều này, buộc phải gom 4 cây cẩm lai phát hiện thêm để cùng bán sung công và bỏ qua 16 cây gỗ bị chặt hạ.

Thực trạng tội phạm ẩn đối với tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong các năm gần đây luôn theo chiều hướng gia tăng. Đây là thách thức lớn đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)