rừng (Điều 175) với Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng (Điều 176)
Đây là hai tội phạm cùng được quy định ở chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Về khách thể của tội phạm: Cùng giống nhau là tội phạm đều xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước về kinh tế gây thiệt hại cho Nhà nước. Tuy nhiên, đối tượng tác động của hai tội này là khác nhau, ở Điều 175 đối tượng tác động chính là rừng và các sản phẩm của rừng như gỗ và các lâm thổ sản khác còn ở Điều 176, đó chính là những chính sách, những quy định về quản lý kinh tế trong quản lý rừng. Thông qua tác động vào những quy
định này người phạm tội đã không thực hiện đúng chế độ quản lý gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế của Nhà nước, tổ chức, công dân. Do vậy, về mặt khách quan giữa hai tội có sự khác nhau chủ yếu giữa một bên (Điều 175) là trực tiếp hành động hoặc không hành động tác động trực tiếp đến rừng và một bên (Điều 176) là hành động hoặc không hành động tạo ra các quyết định hành chính cho phép người khác thực hiện. Từ hành vi trái pháp luật tạo cơ sở cho những hành vi trái pháp luật khác. Đó có thể là cho phép khai thác vận chuyển lâm sản, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, giao rừng trái pháp luật.
Về chủ thể: Cũng từ mặt khách quan cho thấy để thực hiện được những hành vi khách quan của tội phạm đòi hỏi một dấu hiệu khác đó là chủ thể đặc biệt (đối với Điều 176) người phạm tội là người có chức vụ quyền hạn trong khi Điều 175 không đòi hỏi dấu hiệu này.
Về mặt chủ quan: Cũng phù hợp với đối tượng tác động, hành vi khách quan và chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và tội Vi phạm các quy định về quản lý rừng cũng có sự khác nhau, giữa một bên (Điều 175) người phạm tội có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý và một bên (Điều 176) luôn đòi hỏi dấu hiệu lỗi cố ý. Nếu với lỗi vô ý người phạm tội sẽ không bị áp dụng theo Điều 176 BLHS năm 1999 mà có thể chuyển sang truy cứu TNHS theo Điều 285 BLHS năm 1999 (tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng).
Trên đây là một số nét cơ bản để phân biệt hai tội.
Ví dụ [49]: TAND huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã đưa ra xét xử sơ thẩm các bị cáo nguyên là lãnh đạo Ban quản lý rừng kinh tế Suối Nhung
(BQLRKT Suối Nhung) về các tội: “Vi phạm các quy định về quản lý rừng”,
Văn Đỏ (SN 1957, nguyên giám đốc), Nguyễn Anh Dũng (SN 1963, nguyên phó giám đốc), Đinh Đức Hạnh (SN 1962, nguyên quyền giám đốc) và Tôn Quốc Yên (SN 1951, cò đất), tất cả cùng ngụ tỉnh Bình Phước.
Theo cáo trạng của VKSND huyện Đồng Phú, vào năm 2003 bị cáo Đỏ, Dũng, Yên, Trần Văn Khinh (đã bỏ trốn) lập hồ sơ, trình lãnh đạo UBND huyện Đồng Phú ký để giao khoán đất rừng cho người dân khai thác trồng rừng rồi thu tiền bất hợp pháp.
Trong quá trình bàn giao đất, lãnh đạo BQLRKT Suối Nhung không đi thực địa dẫn đến diện tích giao khoán chênh lệch khá lớn. Khi những hộ dân nhận khoán vào nhận đất thì đã thấy dân xâm canh trồng điều từ nhiều năm trước. Người dân nhận khoán đã phản ánh lại sự việc thì BQLRKT Suối Nhung cũng không thể can thiệp được. Những hộ dân này khi vào nhận đất canh tác thì thấy đất mình đã bị dân xâm canh trồng điều từ nhiều năm trước nên không thể bắt người nhận khoán phải chịu trách nhiệm trong việc để thất thoát rừng. Các bị cáo: Trương Văn Đỏ, Đinh Đức Hạnh bị phạt từ 24 - 30
tháng cải tạo không giam giữ về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng”; Nguyễn Anh Dũng từ 24 - 30 tháng cải tạo không giam giữ về tội “Vi phạm các quy định về quản lý rừng”.