Cơ sở thực tiễn của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả phòng chống tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 84)

phòng chống tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Qua việc xem xét các cứ liệu nêu trên có thể thấy rằng, rừng hiện nay vẫn đang bị tiếp tục xâm hại, các loại động thực vật rừng quý hiếm đang bị khai thác ngày càng cạn kiệt. Thiệt hại do hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà nó đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác như mất cân bằng sinh thái, gia tăng các hiện tượng thiên tai. Điều này làm cho đời sống xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó thì những biện pháp đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm này chưa mang lại hiệu quả mong muốn, người phạm tội ngày càng liều lĩnh, dùng thủ đoạn tinh vi hơn, gây thiệt hại nghiêm trọng đến rừng.

Quy định pháp luật chưa rõ ràng, xử lý VPPL chưa nghiêm nên đã tạo kẽ hở cho kẻ phạm tội lẩn trốn và người áp dụng pháp luật có thể nảy sinh tiêu cực, xử lý không nghiêm. Một trong những kẽ hở dễ phát sinh tiêu cực là khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa để xử phạt hành chính là quá lớn. Việc bắt quả tang, định lượng, xử lý hoàn toàn tùy thuộc vào tinh thần trách nhiệm và thái độ của cá nhân. Rừng rộng, lực lượng kiểm lâm mỏng do vậy không thể có sự kiểm tra giám sát trực tiếp nên khó có thể tránh khỏi tiêu cực. Mặt khác, nhiều trường hợp do những nguyên nhân khác nhau, người có trách nhiệm tránh né việc phải xử lý, xử lý không nghiêm, không ngăn chặn được tội phạm.

Xin nêu một ví dụ [70]: Có không ít trường hợp tội phạm đã rõ, nhưng cơ quan tố tụng vẫn đưa ra các lý do không thuyết phục để kết luận hành vi của đối tượng không còn nguy hiểm cho xã hội. Nhờ vậy, thủ phạm ung dung "thoát".

chính gần 4 triệu đồng, tịch thu toàn bộ gỗ. 5 tháng sau, Tâm tái phạm, mua gần 0,2 m3 gỗ xẻ cẩm lai và 0,35 m3 ván sến vận chuyển về thành phố Buôn Ma Thuột. Lần này, kiểm lâm phục kích bắt quả tang. Tâm bị khởi tố điều tra, cho tại ngoại.

Theo Công an Buôn Ma Thuột, đủ cơ sở kết luận Tâm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng quy định tại Điều 175 BLHS năm 1999. Nhưng sau đó, cơ quan điều tra lại đề nghị VKSND miễn TNHS với Tâm, căn cứ khoản 1 điều 25 BLHS năm 1999. Theo đó, khi bị bắt giữ, đối tượng thành khẩn khai báo, vận chuyển lâm sản trái phép chỉ nhằm mục đích mua về sửa chữa nhà. Hành vi của Tâm không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. VKSND Buôn Ma Thuột căn cứ Điều 25 BLHS đã ra quyết định đình chỉ vụ án, đình

chỉ bị can với Tâm do "phạm tội lần đầu, khai báo thật thà, thành khẩn, biết

ăn năn hối cải, hậu quả không lớn, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Số gỗ Tâm mua về sử dụng để làm nhà nên không cần thiết phải truy cứu TNHS...".

Khoản 1 điều 25 quy định, người phạm tội được miễn TNHS nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Trong vụ án này, hành vi mua - vận chuyển gỗ trái phép của Tâm đang bị nhà nước nghiêm cấm. Ở đây không có sự chuyển biến của tình hình. Việc phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo của Tâm là tình tiết giảm nhẹ chỉ có ý nghĩa khi quyết định hình phạt tại phiên tòa, chứ không thể xem là căn cứ miễn truy cứu TNHS. Động cơ của Tâm mua bán - vận chuyển gỗ để làm gì không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, không thể cho rằng chỉ vì để làm nhà mà không xử lý hình sự. Hơn nữa, sau khi bị phạt hành chính, Tâm 2 lần mua hai loại gỗ khác nhau (cẩm lai, sến) vào các thời điểm khác nhau để vận chuyển về thành phố Buôn Ma Thuột.

trường hợp này, động cơ chỉ được xem xét dưới góc độ tình tiết giảm nhẹ chứ

không thể là căn cứ miễn truy cứu TNHS. VKSND chỉ lập luận “Số gỗ mua

về sử dụng để làm nhà nên không cần thiết phải truy cứu TNHS” nên không đấu tranh làm rõ và mặc nhiên miễn truy cứu TNHS. Rõ ràng, việc xử lý đối với Tô Văn Tâm là thiếu nghiêm minh, không đánh giá đầy đủ biểu hiện của hành vi khách quan để xét chính xác mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Rừng vẫn bị tàn phá, với số lượng ít có thể hành chính hóa hình sự, với số lượng nhiều mức hình phạt chưa đảm bảo tính răn đe. Do vậy, vì lợi ích kinh tế người phạm tội vẫn liều lĩnh xâm phạm đến rừng và nếu chúng ta không kiên quyết rừng sẽ không còn. Định lượng để truy cứu TNHS chỉ còn là hình thức bởi lẽ không còn đủ cây rừng để người phạm tội khai thác đủ định lượng. Không kể những bất cập trong quy định, việc phổ biến cũng như thực hiện những văn bản quy định liên quan đến việc bảo vệ rừng còn hạn chế. Vì thế, số vụ khai thác trái phép rừng bị phát hiện, bắt giữ chỉ chiếm 50% tổng số vụ trên thực tế. Điều đó làm giảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với các tội phạm liên quan đến khai thác và bảo vệ rừng. Nếu cơ quan tư pháp không đưa ra được những chế tài đủ sức răn đe và đủ mạnh để trừng trị thích đáng đối với những tội phạm liên quan đến khai thác và bảo vệ rừng thì tất cả những nỗ lực của các cán bộ kiểm lâm, hải quan, cảnh sát và các cán bộ thực thi pháp luật khác sẽ không mang lại hiệu quả. Vì thế, cần xác định lại chế tài hình sự đối với các hành vi này, nhất là nâng cao mức phạt tiền; sửa đổi thống nhất các văn bản hướng dẫn thi hành…

Hành lang pháp lý về bảo vệ và khai thác rừng vẫn còn nhiều kẽ hở, cụ thể tại Điều 4 Quyết định 59/QĐ/BNNPTNT ngày 10/10/2005 quy định một số điều về tuần tra, kiểm soát lâm sản ghi rõ: không kiểm tra đối với đồ mộc đã hoàn chỉnh… Lợi dụng kẽ hở này, nhiều đối tượng đã đến tận cửa rừng để lập xưởng mộc, mỹ nghệ… sơ chế gỗ khai thác bất hợp pháp, sau đó vận

biến gỗ, nên lực lượng kiểm lâm rất khó xử lý. Trong các vụ khai thác rừng có vô vàn các kiểu “tiếp tay đẹp”. Dọc đường xuyên Á thuộc địa phận Tuyên Hóa - Quảng Bình người dân khai thác gỗ, sơ chế thành khung nhà rường để hợp lý hóa rồi vận chuyển đem bán. UBND xã Kim Hóa ký giấy hợp lý hóa

việc đối tượng vận chuyển sản phẩm “khung nhà” đem bán 14m3 gỗ quý. Tuy

nhiên, vì các hành vi này không thuộc sự điều chỉnh của luật hình sự nên không bị khởi tố[10].

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 84)