Chính sách cải cách và tự do hóa hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý Đầu tư quốc tế của nước chủ nhà . Chính sách điều tiết dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài của một số nước đang phát triển. (Trang 65 - 77)

b. Các biện pháp kiểm soát vốn tháng 9/1998

3.2.2.3.Chính sách cải cách và tự do hóa hệ thống ngân hàng

Xây dựng một hệ thống ngân hàng hai cấp bao gồm ngân hàng trung ương, hệ thống ngân hàng thương mại và các ngân hàng chính sách. Việc tách các ngân hàng chính sách với chức năng thực hiện cac khoản cho vay chính sách, không lấy kết quả hoạt động kinh doanh làm mục đích, ra khỏi hệ thống các ngân hàng thương mại. Ngân hang TW có chức năng kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động của các ngân hàng tỉnh nhằm giảm bớt rủi ro trong việc cho vay và tăng hiệu quả các khoản vay.

Để chống lại các ảnh hương tiêu cực của khủng hoảng Châu Á 1997, Ngân Hàng TW Trung Quốc đã thành lập Ủy ban giám sát các ngân hàng thương mại quốc doanh;đánh giá và giám sát chất lượng tài sản tín dụng; quản lý tỷ lệ tài sản/nợ.

Hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng được cải cách theo hướng độc lập trong hoạt đồn.Những ngân hàng này không còn phải cho vay theo chỉ đạo. Bốn ngân hàn quốc doanh lớn nhất được chuyển đổi thành các ngân hàng đa năng và tại thành nền tảng của hệ thống tài chính với 67% tài sản tiền gửi ngân hàng và 56% tổng tài sản tài chính.

3.3.Những tác động tích cực và hạn chế của các biện pháp điều tiết 3.3.1. Những tác động tích cực

- Những biện pháp điều tiết chặt chẽ sự di chuyển của dòng vốn FPI vào Trung Quốc đã giúp cho nước này ổn định được tình hình kinh tế vĩ mô, đảm bảo được sự độc lập của chính sách tiền tệ, trợ giúp cho quá trình tự do hóa nền kinh tế và bảo vệ hệ thống tài chính trong nước trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài

- Việc kiểm soát chặt chẽ quá trình vay nơ nước ngoài cho phép Trung Quốc tránh được tình trạng nợ quá mức cũng như sai lệch về tiền tệ và thời hạn nợ với những tác động gây bất ổn định đối với hệ thống tài chính nội địa.

- Việc kiểm soát tỷ giá và ngoại hối cũng như kiểm soát các giao dịch phái sinh đã hạn chế được nguy cơ đầu cơ đối với đồng nhân dân tệ và duy trì được sự ổn định của tỷ giá.

3.3.2. Hạn chế

- Việc phân chia thị trường chứng khoán thành 2 khu vực tách biệt đã lamg giảm tính thanh khoản của thị trường và khuyến khích các hình thức giao dịch phi chính thức

- Những hình thức điều tiết chặt chẽ sự di chuyển của FDI không ngăn cản được tình trạng vốn chảy ra bên ngoài và hiện tượng “quay vong vốn”

- Những biện pháp này đã khiến cho thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng Trung Quốc chưa thể phát triển được theo chiều sau, tăng các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

- Kiểm soát ngoại hối cùng với những nguyên nhân khác đã khiến cho đồng nhân dân tệ nằm trong tình trạng thấp giá với những nguy cơ điều chỉnh đột biến, cản trở việc chuyển sang một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn

- Những biện pháp điều tiết chính của Trung Quốc còn tạo cơ hôi cho việc tham nhũng và lạm dụng chức quyền.

3.4. Nhận xét

Những biện pháp điều tiết sự di chuyển của dòng vốn FPI vào Trung Quốc nói riêng và dòng vốn nước ngoài vào Trung Quốc nói chung về cơ bản mang tính khối lượng chứ không dựa trên thị trường và được thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp hành chính. Mục đích là khuyến khích sự chảy vào của dòng vốn dài hạn và hạn chế sự di chuyển của dòng vốn ngắn hạn. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định nhưng những chính sách này được coi là thành công vì chúng đã giúp cho Trung Quốc ổn định được các điều kiện kinh tế vĩ mô, bảo vệ khu vực nội địa trước sức ép cạnh tranh của nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng và bảo vệ nền kinh tế trước tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng.

Thành công của những biện pháp này được quyết định bởi các nhân tố sau: - Chính sách điều tiết sự di chuyển của dòng vốn FPI nói riêng và dòng vốn nước ngoài nói chung được đặt trong chiến lược phát triển chung của Trung Quốc. Chúng được thực hiện một cách khá triển để và nhất quán nhưng cũng khá linh hoạt

và luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế bên trong cũng như bên ngoài.

- Quá trình điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài được tiến hành trong điều kiện Trung Quốc thực hiện tự do hóa nền kinh tế một cách từ từ với những khác biệt so với quá trình tự do hóa mà nhiều nước đang phát triển đã thực hiện. Quá trình tự do hóa của Trung Quốc được thực hiện một cách có lựa chọn, trên cơ sở thử nghiệm, thậm chí đảo ngược lại khi cần thiết.

4. Chính sách điều tiết sự di chuyển dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài ở Thái Lan

Từ đầu những năm 1990 cho tới khi xảy ra khủng hoảng châu Á năm 1997, Thái Lan luôn là địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự chảy vào mạnh mẽ của dòng vốn này đã góp phần giúp cho nền kinh tế Thái Lan có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Tuy nhiên, chính sự đảo ngược mạnh của dòng vốn đó đã khiến cho nền kinh tế Thái Lan rơi vào khủng hoảng với tác động lây lan tới toàn khu vực. Để vượt qua khủng hoảng, Thái Lan đã phải cầu cứu sự viện trợ của IMF với việc chấp nhận “liều thuốc đắng cổ truyền”.

4.1. Đặc điểm của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài ở Thái Lan

Từ đầu thập kỷ 1990, dòng vốn nước ngoài đã chảy mạnh vào nền kinh tế Thái Lan, đạt mức trung bình 355.639 tỷ baht/năm trong thời kỳ 1992-1996, sau đó lại đảo ngược mạnh với mức âm 389.391 tỷ baht/năm trong nam 1997, Quý I năm 1999, lượng vốn chảy ra lớn hơn gần 34 tỷ baht so với lượng vốn chảy vào. Trong đó sự chảy vào và đảo ngược mạnh của dòng vốn thống qua hệ thống ngân hàng đạt mức 179.277 tỷ baht/năm thời kỳ 1992-1996 và âm 336.781 tỷ baht/năm thời kỳ 1997.

Bảng 6: Cơ cấu dòng vốn tư nhân ròng vào Thái Lan thời kỳ 1987-1999 (triệu baht) Trung bình 1987-1991 1992-1996 1997 Quí I - 1999 Ngân hàng (65) 179 227 (50.4) -336 781 (86.5)

Phi ngân hàng (935) 176 362 (49.6) -52 609 (13.5) FDI (220) 35 034 (9.9) 110 775 (-28.4) Vay khác (352) 7472 (2.1) -121 287 (31.1) FPI (91) 66 840 (18.8) 57 239 (-14.7)

Tài khoản tiền baht của người không cư trú (175) 64 284 (18.1) -94.461 (24.3) Tín dụng thương mại và các hình thức tín dụng khác 2 732 (0.8) -8 170 (2.1) Tống số 355 639 -389 391

Nguồn: Điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài ở một số nước đang phát triển. (Nguyễn Hồng Sơn, 2005).

Dòng vốn FPI vào Thái Lan được thực hiện thông qua việc các nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán cổ phần và chứng khoán nợ trên thị trường chứng khoán Thái Lan cũng như Thái Lan phát hành các công cụ cổ phần và công cụ nợ trên thị trường quốc tế.

Dòng vốn này có đặc điểm

- Vốn FPI vào Thái Lan đã tăng mạnh trong thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng và liên tục giảm sút trong thời kỳ sau khủng hoảng

- Trong thời kỳ trước khi xảy ra khung hoảng, FPI luôn có tỷ trọng lớn hơn so với vốn FDI nhưng vẫn nhỏ hơn so với vốn vay qua hệ thống ngân hàng

- dòng vốn FPI không ổn định tong suốt thời kỳ được xem xét, đặc biệt là vốn được thực hiện thông qua các công cụ nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn tư nhân nước ngoài vào Thái Lan do các nhân tố sau;

- Vào đầu thập kỷ 1990, Thái Lan đã tiến hành rất nhanh quá trình tự do hóa tài chính với tham vong biến nước này thành trung tâm tài chính khu vực

- Lãi suất ở Thái Lan luôn được duy trì ở mức cao hơn lãi suất thế giới - Chính sách tỷ giá hối đoái cố định

Sự gia tăng của dòng vốn tư nhân nước ngoài vào trong nước trong những năm đầu thập kỷ 1990, đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng nhưng đông thời cũng đẩy nền kinh tế Thái Lan rơi vào trạng thái phát triển quá nóng với biểu hiện là thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, lạm phát gia tăng, thị trương chững khoán bùng nổ, thị trường bất động sản có tính bong bong.

4.2. Những biện pháp điều tiết cơ bản của Thái Lan4.2.1. Các biện pháp kiểm soát vốn 4.2.1. Các biện pháp kiểm soát vốn

- Ngày 8/8/1995, các NHTM được yêu cầu phải gửi BOT 7% tiền gửi thời hạn dưới 1 năm của những người không cư trú. Biện pháp này nhằm mục đích tăng chi phí đối với dòng vốn nước ngoài ngắn hạn

-Ngày 23/6/1996, các NHTM, BIBF và các công ty tài chính được yêu cầu phải giử vào BOT 7% giá trị vốn vay nước ngoài ngắn hạn

- Một loạt các biên pháp kiểm soát khác như đưa ra những hạn chế về trạng thái ngoại hối của các NHTM; yêu cầu báo cáo về những biện pháp quản lý rủi ro trong các giao dịch ngoại hối và các công cụ phái sinh… cũng được thực hiện.

- Tháng 6/1997, trước sức ép mạnh mẽ của đầu cơ, Thái Lan đã thực hiện một loạt các biện pháp cấm một số giao dịch ngoại hối với người nước ngoài; phải thanh toán bằng USD cho bất kỳ việc mua hối phiếu bằng đồng baht trước hạn.

4.2.2. Thắt chặt tiền tệ và can thiệp vô hiệu

-Thái Lan đã thực hiện biện pháp thắt chặt tiền tệ thông qua việc tăng lãi suất chỉ đạo (5/1995); giảm tỷ lệ cho vay/tiền gửi trong trường hợp tỷ lệ này vượt quá mức trung bình…

- Để bảo vệ chế độ tỷ giá hổi đoái cố định, Thái Lan đã tiến hành các biện pháp can thiệp vô hiệu trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, biện pháp này ít có tác dụng do khả năng phát hành các trái phiếu nội tệ của Thái Lan không lớn. Các biện pháp này không những rất tốn kém , khiến cho chênh lệch giữa lãi suất nội địa và lãi suất nước ngoài luôn duy trì ở mức cao nên khuyến khích dòng vốn chảy vào.

Như vậy, Thái Lan không đưa ra những biện pháp điều tiết cụ thể đối với sự di chuyển của dòng vốn FPI mà chủ yếu nhằm chống lại việc đầu cơ đồng baht và duy trì cố định tỷ giá.

Ngày 2/7/1997, Thái Lan đã buộc phải thả nổi đồng baht và cầu cứu sự viện trợ của IMF.

Sau khi nhận được viện trợ của IMF, Thái Lan đã thực hiện khá triệt để và nhất quán chương trình cải cách kinh tế với 3 mục tiêu lơn: ổn định giá trị đồng baht, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc đảo nợ nước ngoài của khu vực tư nhân và cải cách thể chế tài chính.

4.3.Những tác động tích cực và hạn chế của các biện pháp điều tiết

- Những biện pháp điều tiết của Thái Lan được thực hiện mà không có sự phối hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô khác

- Quá trình tự do hóa tại khoản vốn ở Thái Lan đã diễn ra quá nhanh và khôn được tiến hành cùng với quá trình giám sát và điều tiết thận trọng hệ thống tài chính nội địa, đặc biệt là hệ thống ngân hàng

- Chính phủ Thái Lan đã đứng ra bảo lãnh cho hoạt động của hệ thống tài chính và điều đó đã dẫn tới hiệu ứng “rủi ro đạo đức”.

4.4. Nhận xét

Như vậy, trong suốt thập kỷ 1990, thậm chí ngay cả khi xảy ra khủng hoảng tài chính- tiền tệ 1997-1998, Thái Lan vẫn kiên trì thực hiện chính sách tự do hóa tài chính của mình và không có những chính sách điều tiết thận trọng đối với sự di chuyển của các dòng vốn tư nhân nước ngoài, trong đó có vốn gián tiếp. Mặc dù Thái Lan đã thực hiện một số biện pháp về quản lý ngoại hối và can thiệp vô hiệu đối với dòng vốn vào, nhưng biện pháp này đã không đưa lại hiệu quả vì không có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác cũng như không được thực hiện cùng với việc giám sát và điều tiết thận trọng hệ thống tài chính nội địa.

Khủng hoảng tài chính ở Thái Lan còn cho thấy, để có sự độc lập trong chính sách tiền tệ và tự do hóa sự di chuyển vốn, một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn cần được áp dụng. Ngược lại, nếu muốn duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định và sự độc lập của chính sách tiền tệ, cần thực hiện những biện pháp điều tiết thận trọng đối với sự di chuyển vốn. Việc không tôn trọng quy luật này đã khiến cho Thái Lan bị

tác động mạnh của hiệu ứng rủi ro tháo chạy của các nhà đầu tư và rơi vào khủng hoảng.

5. Bài học kinh nghiệm

- Sự di chuyển mãnh mẽ của dòng vốn tư nhân nước ngoài dưới tác động của quá trình tòa cầu hóa tài chính cũng như các liên kết kinh tế quốc tế dễ bị đảo ngược và ngắn hạn của vốn FPI đã khiến cho việc điều tiết sự di chuyển của dòng vốn này trở nên vô cùng cần thiết.

- Để thực hiện thành công quá trình điều tiết, nước tiếp nhận đầu tư cần có môi trường chính sách cũng như nền tảng kinh tế vững mạnh

- Có mối quan hệ nhân quả giữa các nền tảng kinh tế cơ bản vững chắc với việc điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài, đặc biệt là vốn gián tiếp.

- Điều tiết sự di chuyển vốn tư nhân nước ngoài sẽ được thực hiện tốt khi chúng phù hợp với mục tiêu chung cảu các chính sách kinh tế và tốt nhất khi chúng là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát tireenr quốc gia.

- Không có một hình thức điêu tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân gián tiếp duy nhất nào phù hợp cho tất cả các nước

- Điều tiết hoạt động là đặc trưng quan trọng của điều tiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.Một số kiến nghị

Mặc dù dòng vốn FPI vào Việt Nam chưa đáng kể nhưng yêu cầu về vốn trong qua trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ sẽ khiến cho dòng vốn FPI vào Việt Nam gia tăng trong tương lai.

Để có thể hấp thụ được ở mức cao nhất những lợi ích của dòng vốn FPI, Việt Nam cần thực hiện những biện pháp sau:

- Xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin tài chính –ngân hàng dựa trên những chuẩn mực quốc tế

- Thiết lập một cơ chế điều tiết và giám sát thận trọng thị trường chứng khoán cũng như hệ thống ngân hàng dựa trên cơ sở chuẩn mực quốc tế. Đông thời phải thiết lập hệ thống điều tiết sự di chuyển cảu dòng vốn quốc tế ra và vào Việt Nam.

- Cần đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho việc thu hút dòng vốn FPI

- Hoàn thiện hệ thống quy định và pháp luật đối với thị trường chứng khoán noi chung và những quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng.

Mục lục:

Chương 1. Tổng quan về đầu tư quốc tế và các hình thức đầu tư quốc tế.

I.Tổng quan về đầu tư quốc tế...2

1. Khái niệm...2

2. Tác động của đầu tư quốc tế tới các Bên liên quan...2

a) Đối với nước nhận đầu tư...2

b)Đối với nước đi đầu tư...3

II.Các hình thức đầu tư quốc tế ...4

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài...4

2. Đối tư gián tiếp nước ngoài...6

Chương 2: Quản lý đầu tư nước ngoài của nước chủ nhà Quyền kiểm soát của nước chủ nhà...7

1.Quy định về sự gia nhập...9

Một phần của tài liệu Quản lý Đầu tư quốc tế của nước chủ nhà . Chính sách điều tiết dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài của một số nước đang phát triển. (Trang 65 - 77)