b. Các biện pháp kiểm soát vốn tháng 9/1998
2.3.4. Hệ thống thuế rút vốn (tháng 2/1999) – Điều chỉnh những biện pháp kiểm
Trước tình trạng dòng vốn chảy mạnh ra bên ngoài và sự sut giảm mạnh của dữ trữ ngoại tệ, Chính phủ Malaysia đã thực hiện một loạt các biện pháp kiểm soát vốn. Mục đích chính của các biện pháp này là đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ bằng cách ngăn cản đầu cơ đối với đồng ringgit thông qua việc xóa bỏ thị trường ringgit ngoài nước và ổn định sự di chuyển của dòng vốn ngắn hạn. Những biện pháp này được thực hiện kèm theo việc cố định tỷ giá giữa đồng ringgit với USD tại mức 3.8 ringgit = 1USD; cắt giảm lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài chính nhằm kích thích kinh tế tăng trưởng.
2.3.4. Hệ thống thuế rút vốn (tháng 2/1999) – Điều chỉnh những biện pháp kiểm soát vốn soát vốn
- Tháng 2/1999: chính phủ Maylaysia đã điều chỉnh các biện pháp kiểm soát vốn bằng thực hiện hệ thống thuế rút vốn. Mục tiêu của hệ thống thuế rút vốn là khuyến khích các nhà đầu tư gián tiếp hiệ tại có xu hướng đầu tư dài hạn vào Malaysia cũn như tăng cường tính hấp dẫn đối với các dòng vốn mới.
Nội dung của hệ thống thuế rút vốn:
-Đây là hệ thống thuế giảm dần theo bậc thang thời gian, quy định thời hạn đối với việc chuyển đổi đồng ringgit từ việc bán các công cụ đầu tư gián tiếp sang ngoại tệ với mức thuế giảm dần theo thời gian đầu tư ở Malaysia.
-Biện pháp mày đươc xây dựng dựa trên cơ chế thị trường và có mục đích ngăn cản việc rút vốn đầu tư gián tiếp nhưng không cấm đoán chúng. Mức độ giảm dần của thuế được áp dụng nhằm trừng phạt việc rút vốn sớm.
+ Quy định cấm không được rút vốn trong vòng 1 tháng đổi với vốn gián tiếp đầu tư vào trong nước trước ngày 15/2/1999, được thay thế bằng hệ thống thuế rút vốn giảm dần theo bậc thang: thuế rút vốn sẽ được giảm từ mức 30% đến 20%, 10% và 0% tương ứng với thời hạn rút vốn là ít hơn 7 tháng, từ 7-9 tháng, từ 9-12 tháng và sau 12 tháng.
+ Đối với đầu tư vào Malaysia sau ngày 15/2/1999, việc chuyển lợi tức ra nước ngoài phải chịu mức thuế 10% hoặc 30% tương ứng thời hạn đầu tư vào Malaysia nhiều hơn hay ít hơn 12 tháng.
Hệ thống thuế rút vốn đối với lợi tức hàm ý rằng hệ thống này có mục đích điều tiết cả dòng vốn đầu tư gián tiếp ra lẫn dòng vốn đầu tư gián tiếp vào. Mặc dù hệ thống thuế rút vốn chỉ đánh thuế đối với dòng vốn chảy ra chứ không đánh thuế dòng vốn chảy vào nhưng các nhà đầu tư nước ngoài cũng vẫn phải tính đến những tác động của hệ thống khi muốn đầu tư vào Malaysia.
2.3.Những tác động tích cực và hạn chế của các biện pháp điều tiết 2.31. Tác động tích cực
- Việc xóa bỏ thị trường ringgit nước ngoài, cấm rút vốn đầu tư gián tiếp trong vòng 1 tháng, hạn chế người cư trú trong nước đầu tư ra nước ngoài đã ổn định được sự di chuyển của dòng vốn FPI
- Niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế dần được phục hồi với việc các tổ chức đánh giá hệ số tín dụng quốc tế đã nâng mức hệ số tín dụng của Malaysia cũng như đưa chứng khoán Malaysia quay trở lại các chỉ số vốn quốc tế.
- Những biện pháp đó đã trợ giúp cho việc duy trì ổn định tỷ giá hối đoái giữa đồng ringgit và USD ở mức 3.8 ringgit = 1 USD và cho phép nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa để kích thích tăng trưởng
- Sự ổn định kinh tế vĩ mô đã giúp chính phủ có thời gian để tạp trung vào việc cải tổ cơ cấu công ty và hệ thống ngân hàng