3. Ràng buộc về kiểm soát: phong tục tập quán luật quốc tế
1.1 Khái niệm
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) chảy vào các nước đang phát triển là vốn tư nhân nước ngoài đầu tư vào các chứng khoán cổ phần hoặc các chứng khoán nợ của các nước đang phát triển. Khi thực hiện đầu tư gián tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm đến quá trình sản xuất và kinh doanh thực tế mà chỉ quan tâm đến lợi tức (với một mức rủi ro nhất định) hoặc sự an toàn của những chứng khoán mà họ đầu tư vào (với một mức lợi tức nhất định).
1.2. Hình thức
FPI thường được thực hiện dưới hai hình thức:
- Các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài mua cổ phiếu hoặc các công cụ cổ phần khácdo các công ty hoặc các thể chế tài chính của các nước đang phát triển phát hànhtrên thị trường nội địa (bằng đồng nội tệ) hoặc trên thị trường quốc tế (bằng cácđồng quốc tế chủ chốt như đôla Mỹ, Euro, Yen,….).
-Các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài mua trái phiếu hoặc các công cụ nợ khác do Chính phủ hoặc các nước đang phát triển phát hành trên thị trường nội địa (bằngđồng tiền nội tệ) hoặc trên thị trường quốc tế (bằng các đồng tiền quốc tế chủ chốtnhư đôla Mỹ, Euro, Yen,….).
1.3.Những đặc trưng cơ bản của FPI
-FPI có tính thanh khoản cao. Nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể dễ dàng bán lại những chứng khoán cổ phần và chứng khoán nợ mà họ đang nắm giữ để đầu tư vào nơi khác với tỷ suất lợi tức cao hơn và một mức rủi ro nhất định.
-Hình thức đầu tư FPI có tính chất ngắn hạn. Tính thanh khoản cao của FPI khiến cho hình thức đầu tư này mang tính ngắn hạn, mặc dù cổ phiếu được coi là hình thức đầu tư dài hạn và nhiều loại trái phiếu có thời hạn hơn một năm
-FPI có đặc tính bất ổn và dẽ bị đảo ngược. Tính bất ổn, trong một giới hạn nào đó, có thể là có lợi khi nó cung cấp những cơ hội kinh doanh với lợi nhuận cao hoặc những cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. Những cơ hội này sẽ thu hút các nhà đầu tư và khiến cho thị trường tài chính nội địa hoạt động hiệu quả hơn.
- FPI có đặc tính là tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và rất phức tạp như trái phiếu, cổ phiếu, giấy nợ thương mại hoặc dưới dạng các công cụ phái sinh…
2.Tác động của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài đối với các nước đang phát triển
FPI có vai trò lớn trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và đối với từng nước nói riêng. FPI có tác động nhiều mặt, cả tích cực và tiêu cực đối với nước đầu tư và nước nhận vốn đầu tư.
2.1.Tác động tích cực
Thứ nhất, trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nước như một phép cộng đương nhiên vào tổng số dòng vốn này. Hơn nữa, khi vốn đầu tư gián tiếp nước gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên. Hơn nữa, khi dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ là một bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư khác mạnh dạn thông qua các quyết định đầu tư trực tiếp mới của mình, kết quả là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tư trực tiếp xã hội từ phía các nhà đầu tư cả nước ngoài, cũng như trong nước.
Thứ hai, góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ làm cho thị trường tài chính (đặc biệt là thị trường chứng khoán) trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn. Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài này là sự phát triển nở rộ các định chế và dịch vụ tài chính - chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, Công ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường; Đồng thời còn kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước hết trên thị trường chứng khoán... Tất cả những điều này trực tiếp và gián tiếp góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể thị trường tài chính nói riêng, các thể chế và cơ chế thị trường nói chung trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam.
Thứ ba, góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân. Việc phát triển thị trường vốn đầu tư gián tiếp cả về bề rộng và bề sâu sẽ mang lại những cơ hội mới và sự đa dạng hoá trong lựa chọn các phương thức đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài và trong nước.
Thứ tư, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và phát triển thị trường tài chính sẽ đặt ra những yêu cầu mới và cũng tạo các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà nước nói chung và quản lý, quản trị doanh nghiệp nói riêng. Việc quản lý và quản trị doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp và minh bạch hoá, cập nhật hoá thông tin liên quan đến các chứng khoán mà doanh nghiệp đã và sẽ phát hành. Hơn nữa, về nguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ lựa chọn đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển vọng, phát triển tốt trong tương lai. Chính điều này sẽ cho phép quá trình “chọn lọc nhân tạo”, “bỏ phiếu” cho sự hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp này trở nên khách quan và phù hợp cơ chế thị trường hơn (còn những doanh nghiệp khác mà chứng khoán của họ không hấp dẫn sẽ phải điều chỉnh lại định hướng và chất lượng quản trị kinh doanh, sáp nhập hoặc giải thể). Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân tỏng hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế. Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ đa dạng hoá các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp. Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ được cải thiện hơn.
2.2. Những tác động tiêu cực:
Mặc dù có những tác động tích cực nhưng sự gia tăng mạnh mẽ và quá mức của dòng vốn FPI cũng như sự đảo ngược mạnh của dòng vốn này còn có nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
2.2.1 Sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn FPI sẽ khiến cho nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng(kinh tế bong bóng) với những đặc trưng cơ bản là tỷ giá hối đoái danh nghĩa hoặc lạm phát gia tăng.
Lãi suất giảm do co sự gia tăng của mức cung tiền sẽ khiến cho nhu cầu nội địa gia tăng và đồng tiền lên giá lên giá thực tế. Đến lượt mình, sự lên giá thực tế của đồng tiền nội địa sẽ thúc đẩy sự phát triển của khu vực sản xuất hàng hoá phi thương mại và hạn chế sự phát triển của khu vực sản xuất hàng hoá thương mại. Hậu quả là cán cân tài khoản vãng lai sẽ bị xấu đI do khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trong nước giảm, nợ nước ngoài sẽ gia tăng. Nói cách khác, nền kinh tế sẽ bị rơi vào tình trạng phát triển quá nóng, dễ bị tổn thương và sẽ rơi vào khủng hoảng một khi gặp phải các cú sốc bên trong cũng như bên ngoài, hoặc khi dòng vốn đảo ngược mạnh Có một điểm đáng lưu ý là những tác động kể trên của vốn FII đối với nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào việc dòng vốn thu hút được được sử dụng như thế nào và vốn đố được thu hút trên thị trường nội địa hay sử dụng để tài trợ cho đầu tư mới thì tác động của nó tới nền kinh tế cũng giống như tác động của FDI. Nếu vốn đó được dùng để trả nợ, áp lực đối với hệ thống ngân hàng sẽ giảm và dự trữ ngoại tệ sẽ gia tăng. Nếu vốn đó được đầu tư vào thị trường vốn nội địa hay được gửi vào hệ thống ngân hàng, cung tiền nội địa và tín dụng sẽ gia tăng, kéo theo sự gia tăng của nhu cầu về tài sản.Nếu vốn được sử dụng để chi tiêu, tổng cầu sẽ tăng, kéo theo sự gia tăng sản lượng và lạm phát. Tất cả những điều đó sẽ khiến cho đồng tiền lên giá thực tế, lãI suất giảm và giá cả tài sản nội địa gia tăng với những hậu quả đối với nền kinh tế Sự thu hút vốn FPI trên thị trường quốc tế sẽ ít có những tác động bất ổn định đối với thị trường tài chính nội địa. Bởi vì việc kinh doanh chứng khoán tiếp theo sẽ diễn ra trên thị trường nước ngoài không ảnh hưởng tới sự di chuyển tiếp theo của vốn. Tuy vậy, việc tiếp cận ổn định thị trường vốn quốc tế lại phụ thuộc vào đánh giá tích cực của các nhà đầu tư đối với tính thanh khoản của các chứng khoán của người vay nợ cũng như sự tuân thủ của người vay nợ đối với các nguyên tắc của thị trường. Nếu giá cả chứng khoán bất ổn định trên thị trường quốc tế, việc phát hành mới sẽ khó có thể thực hiện được
2.2.2 Sự di chuyển quá mức của dòng vốn FPI sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ rơi vào khủng hoảng một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế
Nếu khu vực tài chính nội địa không có khả năng đương đầu với sự di chuyển của vốn hoặc không được điều tiết, giám sát thận trọng, sự đảo ngược mạnh của dòng vốn FPI sẽ dẫn tới khủng hoảng Tuy nhiên, khủng hoảng còn có thể xảy ra mà không liên quan gì đến các nền tảng cơ bản của nền kinh tế như dưới tác động của sự không hoàn hảo của thị trường vốn quốc tế, những thay đổi bên ngoài và hiệu ứng lây lan 2.2.3. FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá
Điều này xảy ra bởi vì cùng với quá trình tự do hoá tài khoản vốn, ngân hàng trung ương của các nứơc chỉ có thể thực hiện được một trong hai mục tiêu còn lại: sự độc lập của chính sách tiền tệ hay sự độc lập của chính sách tỷ giá hối đoái. Trong điều kiện tự do di chuyển của vốn, nếu ngân hàng trung ương muốn duy trì chính sách tiền tệ độc lập thì họ buộc phảI thả nổi tỷ giá và ngược lại, nếu họ muốn cố định tỷ giá thì buộc phải từ bỏ chính sách tiền tệ độc lập. Việc không tuân thủ nguyên tắc này sẽ khiến cho các chính sách kinh tế vĩ mô trở nên trái ngược nhau và đưa đến những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế
3.Thực trạng của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài chảy vào các nước đang phát triển trong thời kỳ 1990-2002
Bảng 1: Vốn nước ngoài ròng chảy vào các nước đang phát triển, thời kỳ 1990-1996 (tỷ USD) Chỉ tiêu 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Tổng dòng vốn 89.5 121.5 142.9 211.8 218.6 258.6 304.5 Vốn gián tiếp 4.9 18.6 25.2 87.7 73.3 66.8 111.2 -Chứng khoán cổ phần 3.7 7.6 14.1 51 35.2 36.1 48.9 -Chứng khoán nợ 1.2 11 11.1 36.7 38.1 30.7 62.3 Vốn trực tiếp (FDI) 24.5 35.7 47.1 66.6 90 106.8 130.8 Vốn vay ngân hàng 3.2 5 16.3 4.1 9.3 30.9 32.2 Tài trợ chính thức 56.9 62.2 54.3 53.4 46 54.1 30.3
Nguồn: Điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài ở một số nước đang phát triển. (Nguyễn Hồng Sơn, 2005).
Dông vốn FPI chảy vào các nước đang phát triển trong thời kỳ 1990-2002 có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, dòng vốn này liên tục gia tăng trong thời kỳ 1990-1993, suy giảm nhệ trong hai năm 1994-1995, tăng mạnh trong năm 1996, sau đó liên tục sut giảm cho đến năm 2001 và tăng trong 2002.
Thứ hai, so với các dòng vốn khác , dòng vốn FPI vào các nước đang phát triển trong giai đoạn 1990-2002 bất ổn định hơn và nhạy cảm hơn, đặc biệt là so vơia dòng vốn FDI
Thứ ba, tính trung bình, trong suốt thời giai đoạn 1990-2002, tỷ trọng của dòng vốn FPI (22.1%) gần bằng tỷ trọng ủa vốn tài trợ chính thức (20.3%), lớn hơn tỷ trọng của vốn vay ngân hàng (5.7%) nhưng nhỏ hơn tỷ trọng của vốn FDI (52%). Tuy nhiên nếu xét trong thời kỳ tăng trưởng (1990-1996) vốn FPI lại có tỷ tọng cao hơn mức trung bình của toàn thời kỳ.
Thư tư, trong cấu thành cảu vốn FPI, vốn trái phiếu có tỷ trọng lơn hơn và ổn định hơn so với vốn cổ phiếu.
Thứ năm dòng vốn FPI được phân bổ không đồng đều giữa các nước đang phát triển.
Thứ sáu, dòng vốn FPI vào các nước đang phát triển trong thời kỳ 1990-2001 thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường quốc tế cũng tăng liên tục trong thời kỳ 1990-1997, giảm sút trong hai năm 1998, 1999 và tăng mạnh trong năm 2000.
Bảng 2: Vốn nước ngoài ròng chảy vào các nước đang phát triển, thời kỳ 1997- 2003 (tỷ USD)
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Tổng dòng vốn
317.2 335.3 260.9 230 233.5 203.9 …
-Chứng khoán cổ phần 26.7 7.4 15 26 6 9.3 13 -Chứng khoán nợ 38.4 39.7 29.6 17.4 10.1 18.6 … Vốn trực tiếp (FDI) 169.3 174.5 179.3 160.6 171.7 143 145 Tín dụng ngân hàng 43.1 51.4 -5.9 2.6 -11.8 -16 … Tài trợ chính thức 39.7 62.3 42.9 23.4 57.5 49 32
Nguồn: Điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài ở một số nước đang phát triển. (Nguyễn Hồng Sơn, 2005).
Trong giai đoạn 1997-2001, dòng vốn FPI vào các nước đang phát triển đã liên tục giảm sút và chỉ đạt giá trị 43.2 tỷ USD/năm với tốc độ tăng trưởng trung bình -28%. Trong toàn bộ thời kỳ được xem xét, không có năm nào tốc độ tăng trưởng đạt giá trị dương. Trong giai đoạn sau năm 2000, dòng vốn FPI chảy vào các nước đang phát triển có dấu hiệu phục hồi rõ rệt
II.Điều tiết sự di chuyển dòng vốn tư nhân nước ngoài: Quan điểm và những biện pháp cơ bản
1.Quan điểm
Có hai quan điểm đối ngược nhau về tự do di chuyển vốn và kiểm soát vốn:
+ Các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là Mỹ cho rằng: tự do di chuyển vốn là điều không thể đảo ngược được bởi vì nó tạo cơ sở cho việc phân bổ một cách tối ưu các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính, trên phạm vi toàn cầu; thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý…và qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng.
Do đó, để có thể quản lý tốt sự di chuyển của các dòng vốn, cac nước, đặc biệt