Đặc điểm của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài ở Malaysia

Một phần của tài liệu Quản lý Đầu tư quốc tế của nước chủ nhà . Chính sách điều tiết dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài của một số nước đang phát triển. (Trang 55 - 58)

1. Chính sách điều tiết sự di chuyển dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoà

2.1. Đặc điểm của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài ở Malaysia

Bảng 4: Vốn tư nhân nước ngoài ròng vào nền kinh tế Malaysia, thời kỳ 1990- 1998 (tỷ USD) Năm Dòng ngắn hạn Dòng dài hạn Tổng dòng 1990 0.50 2.33 2.83 1991 1.87 4.0 5.87 1992 4.69 5.18 9.87 1993 5.41 5.01 10.42 1994 -3.23 4.12 0.89 1995 1.01 4.17 5.18 1996 4.10 5.08 9.18 1997 -4.59 5.14 0.55 1998 -5.26 2.16 -3.1

Nguồn: Điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài ở một số nước đang phát triển. (Nguyễn Hồng Sơn, 2005).

Động thái của dòng vốn tư nhân nước ngoài ròng vào Malaysia trong thời kỳ 1990-1998 được chia thành 4 giai đoạn

- Giai đoạn tăng mạnh 1990-1993, phản ánh tác động của chính sách tự do hóa tài chính, triển vọng phát triển khả quan của nền kinh tế

- Giai đoạn suy giảm mạnh năm 1994 (xuống còn 0.89 tỷ USD) phản ánh tác động của những biện pháp điều tiết dòng vốn vào

- Giai đoạn tăng mạnh 1995-1996, phản ánh sự xóa bỏ những biện pháp điều tiết và tiếp tục tự do hóa tài chính

- Giai đoạn giảm mạnh 1997-1998, phản ánh tác động của khủng hoảng tài chính châu Á

Dòng vốn FPI vào Malaysia được thực hiện dưới hai hình thức: vốn nước ngoài vào Malaysia thông qua thị trường chứng khoán và vốn nước ngoài thu hút được thông qua việc Malaysia phát hành chứng khoán trên thị trương quốc tế.

+ Dòng vốn này đã liên tục tăng trong thời kỳ 1990-1993, sụt giảm trong thời kỳ 1994-1995, tăng mạnh trong năm 1996, giảm mạnh trong thời kỳ 1997-1998, tăng lên trong năm 1999 và sau đó lại sụt giảm mạnh trong thời kỳ 2000-2002.

+ Vốn FPI vào Malaysia thông qua thị trường chứng khoán được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như đầu tư vào cổ phiếu và chứng khoán công ty; chứng khoán chính phủ; chứng khoán nợ tư nhân; các công cụ thị trường tiền tệ và các công cụ tài chính phái sinh

+ Dòng vốn FPI thông qua thị trường chứng khoán Malaysia thường được rút ra rất mạnh dưới tác động của những chính sách điều tiết hoặc dưới tác động của bất ổn kinh tế.

• Sự gia tăng mãnh mẽ của dòng vốn FPI vào Malaysia trong những năm đầu của thập kỷ 1990 được quyết định bởi hai nhân tố:

+ Thứ nhất, tăng trưởng chậm chạp ở các nước công nghiệp phát triển, lãi suất quốc tế giảm, áp lực của việc tìm kiếm lợi tức cao cũng như đa dạng hóa rủi ro đã thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Malyasia

+ Thứ hia, dòng vốn FPI vào Malaysia được hấp dẫn bởi một loạt các nhân tố nội địa như nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, triển vọng tăng trưởng cao, chế độ chính trị ổn định chính phủ thân thiện với thị trường, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn

Tuy nhiên sự chảy vào mãnh mẽ của dòng vốn tư nhân nước ngòi, đặc biệt là vốn FPI trong những năm đầu thập kỷ 1990 cũng như sự rút ra ồ ạt của các nhà đầu tư trong thời kỳ 1997-1998 đã gây những tác động tiêu cực cho nền kinh tế Malaysia buộc nước này phải thực hiện các chính sách điều tiết sự di chuyển của dòng vốn.

2.2.Những chính sách điều tiết cơ bản của Malaysia 2.2.1.Điều tiết dòng vốn vòa thời kỳ 1990-1994

Trong thời kỳ này vốn FPI đã đổ mạnh vào nền kinh tế Malaysia. Trước sự gia tăng mạnh của dòng vốn vào, Chính phủ Malaysia đã đứng trước sự đánh đổi giữa một bên là sự cần thiết phải duy trì lãi suất cao nhằm kiềm chế lạm phát với một bên là giảm khuyến khích đối với dòng vốn ngắn hạn chảy vào, đặc biệt là dòng vốn có liên quan đến việc mua các chứng khoán nợ như sự gia tăng trong tài khoản ngoài của các ngân hàng thương mại. Dòng vốn này rất nhạy cảm với sự chên lệch lãi suất, mang tính đầu cơ cao.

Để đối phó với tình hình trên, Malaysia đã đặt mục tiêu ưu tiên chống lại sự bất ổn đồng vốn vào quá mạnh gây nên và khôi phục lại sự ổn định của thì trường tài chính bằng cách phối hợp chính sách tiền tệ và các biện pháp ngoại hối.

Thứ nhất, để tránh tác động tiêu cực của việc đồng ringgit lên giá đối với thương mại, phản ứng đầu tiên của Chính phủ là can thiệp vô hiệu đối với dòng vốn vào chức không cho phép đồng ringgit được dao động linh hoạt hơn.Đồng thời với việc can thiệp vô hiệu, các biện pháp hạn chế sự gia tăng cung tiền cũng được thực hiện.

Thứ hai, lo ngại về khả năng mất kiểm soát đối với cung tiền, lạm phát cũng như sự bất ổn trên thị trường tài chính đã khiến chính phủ Malaysia đưa ra một loạt các biện pháp kiểm soát trực tiếp cũng như gián tiếp đối với sự di chuyển vốn, nhằm bổ sung cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ và xóa bỏ biện pháp can thiệp vô hiệu. Các biện pháp đưa ra bao gồm:

Những phản ứng đầu tiên của thị trường đối với các biện pháp của Malaysia là tiêu cực: đồng ringgit giảm giá vào những tháng đầu năm 1994 và thị trường chứng khoán có điều chỉnh nhất định. Tuy nhiên vào nửa năm sau năm 1994, mức cung tiền cũng như thặng dư cán cân tài khoản vốn đã giảm mạnh phản ánh sự đảo ngược của dòng vốn ngắn hạn trong khi dòng vốn dài hạn hầu như không bị ảnh hưởng. Do đó, cuối năm 1994, chính phủ Malaysia đã xóa bỏ các biện pháp kiểm soát dòng vốn vào Malaysia.

Những biện pháp kiểm soát dòng vốn được coi là thành công vì chúng giúp đạt được mục tiêu giảm thiểu sự chảy vòa của dòng vốn ngắn hạn cũng như sự gia tăng của cung tiền.

2.2.2.Tiếp tục tự do hóa tài chính thời kỳ 1995-1996

Thời kỳ 1995-1996, Malaysia tiếp tục quá trình tự do hóa tài chính với những đặc trưng cơ bản sau

- Các giao dịch xuyên biên giới đối với đồng ringgit được thực hiện một cách tự do, bao gồm việc thanh toán thương mại. Do đó, thị trường nước ngoài đối với đồng ringgit rất phát triển, đặc biệt là Singapo. Cho tới năm 1997, các ngân hàng Malaysia không bị hạn chế trong việc thực hiện các nghiệp vụ có kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro đồng ringgit đối với những người không cư trú và điều này khuyến khích các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá giữa thị trường trong nước và nước ngoài.

- Sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài gián tiếp vào Malaysia được tự do hoàn toàn, trước ngày 1/9/1998, không có bất kỳ hạn chế nào đối với sự di chuyển của dòng vốn gián tiếp ra bên ngoài của các công ty nội địa không vay mượn trong nước.

- Việc vay mượn ở nước ngoài của những nhà kinh doanh được ủy nhiệm và các ngân hàng thương mại cấp 1 cũng như việc cho những người cư trú vay bằng ngoại tệ không bị hạn chế nhưng đối tượng của sự điều tiết thận trọng hạn chế.

- Đầu tư trực tiếp nướ ngoài FDI được khuyến khích mạnh mẽ thông qua chính sách thuế và các biện pháp khuyến khích khác

Như vậy trong thời kỳ này, sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài ra và vào Malaysia hầu như được tự do hoàn toàn. Điều này đã góp phần khuyến khích dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào nền kinh tế Malaysia sau đó lại đảo ngược rất nhanh và mạnh khi xảy ra khung hoảng tài chính tiền tệ châu Á.

Một phần của tài liệu Quản lý Đầu tư quốc tế của nước chủ nhà . Chính sách điều tiết dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài của một số nước đang phát triển. (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w