Giải pháp đề ra cho việc thực hiện Nghị quyết 30a tại địa bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 30a2008NQ – CP tại địa bàn xã sốp cộp, huyện sốp cộp, tỉnh sơn la, giai đoạn 2009 2013 (Trang 91 - 107)

Do có điều kiện thuận lợi nằm ngay ở vị trí trung tâm phát triển của huyện, cho nên xã Sốp Cộp có nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chính vì vậy cần phải phát huy thế mạnh địa phương bằng việc: Xây dựng các trung tâm thương mại – dịch vụ, khu du lịch sinh thái, bảo tồn thiên nhiên, tạo điều kiện cho lao động nông thôn đã được đào tạo nghề vào làm việc tại các khu vực trung tâm.

Là một xã chủ yếu thuần nông, sản phẩm nông nghiệp vẫn còn mang tính tự cung tự cấp, các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhiều vùng đất đai chưa quy hoạch, đưa vào sử dụng . Do vậy, cần phải mở rộng quỹ đất bằng việc khai hoang, phục hóa, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa kĩ thuật canh tác hiện đại vào sản xuất. Tạo điều kiện đưa khu vực sản xuất hàng hóa nông nghiệp phát triển theo quy mô lớn. Tuy nhiên cần có biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên,

ngăn cấm các trường hợp khai thác bừa bãi, hủy hoại môi trường. Đảm bảo kết hợp giảm nghèo đi đôi với phát triển bền vững.

Tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã, bằng việc mở thêm các lớp đào tạo nghề và dạy nghề cho lao động nông thôn, đồng thời tạo sự liên kết giữa cơ sở dạy nghề và trung tâm lao động, đảm bảo cho lao động sau khi ra nghề có việc làm ổn định. Thường xuyên đào tạo, tập huấn kĩ năng làm việc, cử cán bộ đi học tập, trao đổi kinh nghiệm về kĩ năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Làm tốt công tác tuyên truyền vận động về nội dung của chính sách, giúp người dân hiểu được lợi ích và vai trò của mình trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Cần phải phát huy được vai trò của người dân trong việc thực hiện Nghị quyết, khuyến khích người dân tự đưa ra cách giải quyết cho vấn đề của mình. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ phát triển các dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ thành lập các nhóm tín dụng, nhóm sở thích…

Đối với một số chính sách hiệu quả hỗ trợ chưa cao thì cần phải tập trung đầu tư thêm nguồn lực, bố trí thêm kinh phí hỗ trợ sản xuất, xây dựng thêm các mô hình thí điểm ở nơi tập trung đông dân cư để tiện cho việc quan sát của người dân. Đồng thời, việc xây dựng kế hoạch phải sát với thực tế đảm bảo dễ làm, dễ triển khai. Tập trung đầu tư xây dựng những công trình cơ bản trước, cần thiết với nhu cầu sử dụng của người dân: công trình đường giao thông, điện, nước sinh hoạt.

Khuyến khích các hộ nông dân sản xuất giỏi mở rộng mô hình sản xuất, cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi đề hộ phát triển hình thức kinh doanh sản phẩm nông nghiệp tại địa phương. Tạo điều kiện giao lưu giữa các hộ sản xuất kinh doanh giỏi với các hộ nông dân, để trao đổi học hỏi kinh nghiệm làm giàu.

Trong thời gian tới cần phải có kế hoạch xây dựng khu thu mua và chế biến sản phẩm nông nghiệp tập trung, đẩy nhanh quy trình sản xuất hàng hóa.

Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì vấn đề xã hội vẫn cần được đảm bảo: Đẩy mạnh công tác phòng chống ma túy, công tác xây dựng xã, bản, đơn vị trong sạch – vững mạnh, không có tệ nạn xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát, chấn chỉnh các hoạt động, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục, đào tạo, văn hóa.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ – CP tại địa bàn xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, giai đoạn 2009- 2013” chúng tôi thu được một số kết luận sau:

1. Để thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, Nhà nước đã ban hành nhiều Chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo giúp người dân vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, các chính sách này thật sự hiệu quả khi cộng đồng sử dụng đúng nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và phát huy được thế mạnh của địa phương. Do vậy, sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của các thành viên trong cộng đồng là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đất nước.

2. Qua thời gian nghiên cứu và đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 30a/NQ – CP (giai đoạn 2009 – 2013) trên địa bàn xã Sốp Cộp tôi nhận thấy chính sách đã từng bước đi vào đời sống dân cư và đạt được nhiều thành quả nhất định, góp phần nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người dân, làm thay đổi diện mạo địa phương một cách đáng kể. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh sau: Chính quyền địa phương đã làm tốt công tác tổ chức, tuyên truyền cho người dân về Nghị quyết 30a và huy động được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân địa phương. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đảm bảo đúng nội dung, tinh thần của Nghị quyết: Về việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi, phân phát nguồn vốn hỗ trợ sau khi xét nhu cầu đăng kí, hoàn thiện các công trình cơ sở hạ tầng và đã đưa vào sử dụng. Thực hiện tốt chính sách tăng cường cán bộ, chính sách hỗ trợ cán bộ khuyến nông xã, bản. Đó là những mặt có thể thấy được qua việc thực hiện Nghị quyết tại địa phương. Bên cạnh đó, còn những điểm yếu tồn tại trong quá trình thực hiện, như: Việc

ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách thời gian phê duyệt, cấp kinh phí còn chậm. Một số chính sách còn chưa được triển khai thực hiện tại địa phương: Chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Năng lực quản lý của cán bộ còn yếu, thiếu cán bộ có năng lực và kinh nghiệm thực tế, người dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Mức hỗ trợ của các chương trình còn thấp, dàn trải, chỉ hỗ trợ một lần giống, phân bón cho nên hiệu quả hỗ trợ của chương trình không cao.

3. Giải pháp chúng tôi đưa ra trong nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực, tận dụng tốt thế mạnh của địa phương, phát huy được vai trò và năng lực của cộng đồng. Đồng thời, mở rộng quy mô, đa dạng hóa hình thức sản xuất, tạo điều kiện trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với những hộ sản xuất – kinh doanh giỏi. Phân bổ nhu cầu sử dụng vốn, hợp lý, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầy đủ, hiệu quả. Và phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an ninh xã hội, bảo vệ những thành quả đạt được của địa phương.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Về cơ chế, chính sách

Chuyển dần các chính sách hỗ mang tính trợ cấp cho người dân nghèo, tăng các chính sách khuyến khích tính chủ động, vươn lên của người nghèo, cần có chính sách hỗ trợ đối với các hộ cận nghèo, nghiên cứu việc kéo dài thời gian thụ hưởng chính sách đối với hộ mới thoát nghèo để đảm bảo giảm nghèo bền vững.

Cần bổ sung thêm một số chính sách đặc thù đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số, nhóm dân tộc ít người để ổn định đời sống như chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không có khả năng tạo sinh kế, thoát nghèo; đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ tư liệu sản xuất, vay vốn và tiếp cận thì trường. Có chính sách cho hộ mới thoát nghèo như:

Chính sách khám chữa bệnh, chính sách hỗ trợ trong giáo dục – đào tạo, chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi…

Cần tăng thêm mức hỗ trợ cho một số chính sách: Nâng mức hỗ trợ khoán – chăm sóc bảo vệ rừng từ 200.000 đồng/ha lên mức 500.000 đồng/ha, nâng mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất từ 5 triệu đồng/ha lên 10 triệu đồng/ha, nâng mức hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ 10.000 đồng/người lên mức 20.000 đồng/người – 50.000 đồng/người

Tăng định mức và thời gian hỗ trợ một lần về giống, phân bón để chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp người nghèo kịp chuyển đổi nhận thực và bảo toàn vốn cho những năm tiếp theo, ưu tiên đối với giống cấy trồng vật nuôi có thị trường tiêu thụ, có giá trị cao phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.

5.2.2 Về bố trí nguồn lực

Để đảm bảo đủ nguồn lực cho chương trình giảm nghèo cần phải áp dụng cơ chế huy động đa nguồn, bao gồm: Ngân sách Trung Ương, ngân sách địa phương, huy động thêm các nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp và người dân để thực hiện có hiệu quả, bền vững mục tiêu giảm nghèo đã đề ra.

Tập trung và ưu tiên bố trí, phối hợp và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn để đầu tư các công trình thiết yếu và đời sống dân sinh, các nguồn lực đầu tư nên tập trung, tránh dàn trải, nhỏ lẻ dẫn đến hiệu quả không cao.

5.2.3 Về tổ chức chỉ đạo thực hiện

Tập trung chỉ đạo thực hiện kịp thời, đúng đối tượng các chính sách giảm nghèo, ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ sản xuất, kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng có tác động đến nhiều đối tượng hưởng lợi, đầu tư dứt điểm, không kéo dài và dàn trải, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, phù hợp với người dân trên địa bàn

Đề nghị các ban ngành hướng dẫn kịp thời các văn bản của Chính phủ, cũng như tổ chức các hội nghị cụ thể đối với các địa phương, để việc triển khai được kịp thời, thống nhất cách hiểu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảng đối chiếu số liệu dự án theo Nghị quyết 30a (2009 – 2013)

2. Báo cáo công tác triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất thuộc chương trình 30a năm 2012 trên địa bàn huyện Sốp Cộp.

3. Báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, 2012.

4. Báo cáo kiểm toán, 2012. Chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

5. Báo cáo sơ kết 5 năm 2009-2013 thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo của UBND huyện Sốp Cộp.

6. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2008; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2009

7. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2009; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2010

8. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2010; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2011

9. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2011; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2012

10. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2012; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2013

11. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2013; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2014

12. Nguyễn Minh Diệp, (2011). “Đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010”, Luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

13. TS. Nguyễn Thị Kim Dung và PGS.TS. Phạm Ngọc Linh (2003) “Giáo trình Kinh tế phát triển”, trường Đại học Kinh tế quốc dân, bộ môn kinh tế phát triển.

14. Đề án hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La, giai đoạn 2009-2020.

15. Phạm Vân Đình, Dương Văn Hiểu, Nguyễn Phượng Lê, 2003. Giáo trình Chính sách nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp I Hà Nội.

16. Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

17. Những lý luận chung về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo, đại học Kinh tế quốc dân, 2003. (http://voer.edu.vn/c/208005ac) .

18. Hoàng Mạnh Quân, (2007). “Giáo trình lập và quản lý dự án phát triển nông thôn”, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Quyết định về việc bổ sung kinh phí đối với trạm khuyến nông và Uỷ ban nhân dân các xã huyện Sốp Cộp

20. Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, giai đoạn 2012 – 2020.

21. Cầm Duy Vinh, (2012) “Giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”, đề tài nghiên cứu tốt nghiệp chương trình Trung cấp LLCT – HC.

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho hộ, người dân)

Phiếu số:………..

Ngày điều tra:

Xin ông/ bà vui lòng trả lời giúp chúng tôi các câu hỏi dưới đây, bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng với các câu hỏi có phương án trả lời phù hợp với ý kiến của ông/ bà, đối với các câu hỏi chưa có câu trả lời phù hợp, xin ông/ bà viết vào dòng để trống (….)

I. THÔNG TIN HỘ

1. Họ và tên người được điều tra:

………

2. Tuổi:………. Giới tính:……….. 3. Dân tộc:……….

4. Nơi ở: ………...Sốp Cộp- Sơn La 5. Loại hộ: □ hộ nghèo □ hộ không nghèo

6. Trình độ học vấn:………. 7. Trình độ chuyên môn:

□ sơ cấp □ trung cấp □ cao đẳng □ đại học 8. Nghề nghiệp chính:………..

II. SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHÍNH SÁCH 30A/2008/NQ-CP (hay còn gọi là chương trình hỗ trợ giảm nghèo)

1. Ông/ bà có biết về chương trình 30a không? □ Có □ không

2. Nếu có, ông/ bà biết thông qua kênh thông tin nào?

□ Qua tivi , □ qua radio, □ qua loa phát thanh, □ qua họp thôn, □ qua tờ rơi, □ Qua truyền tai Khác:……… 3. Ông/ bà có biết nội dung của chính sách không?

□ Có □ Không

4. Nếu biết, ông/ bà biết những nội dung nào của chính sách?

……… ……… ………

……… ……… 5. Chính sách 30a được triển khai tại địa phương từ khi nào?

……… 6. Ông / bà có được hưởng lợi từ chính sách không?

□ Có □ không □ có nhưng không đúng với nhu cầu 7. Nếu có, Ông/ bà nhận được hưởng lợi gì, hỗ trợ như thế nào?

……… ……… ………

8. Ông / bà có biết vốn hỗ trợ các chương trình thực hiện tại địa phương là từ đâu không?

□ Có □ không 9. Nếu có, thì từ nguồn vốn nào?

□ Ngân sách trung ương □ Ngân sách địa phương □ Dân đóng góp

□ Vốn của doanh nghiệp □ Khác

III. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

1. Thôn/ bản có lấy ý kiến người dân về việc triển khai thực hiện chính sách tại địa phương không?

□ Có □ không

2. Nếu có, ý kiến của ông bà có được xem xét không? □ Có □ không

3. Ông bà có đóng góp gì cho việc thực hiện chương trình nào tại địa phương không? □ Có □ không 4. Nếu có, ông bà đã đóng góp những gì: ……… ……… ………

……… ……… 5. Theo ông bà, mức độ đóng góp đó đã phù hợp chưa?

□ Phù hợp □ chưa phù hợp

6. Ông bà có được tham gia giám sát công trình nào của địa phương không? □ Có □ không

7. Nếu có, lợi ích/ thù lao ông bà nhận được khi tham gia đánh giá như thế nào?

……… ……… ……… 8. Trong quá trình giám sát ông/ bà tiến hành một mình hay có sự phối hợp với cán bộ:

□ Một mình □ phối hợp với cán bộ

IV. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠI

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 30a2008NQ – CP tại địa bàn xã sốp cộp, huyện sốp cộp, tỉnh sơn la, giai đoạn 2009 2013 (Trang 91 - 107)