Hình thức đào tạo: Trên cơ sở các đặc điểm về điều kiện tự nhiên về độ tuổi, tính đặc thù về trình độ văn hóa, nhận thức, điều kiện học tập của thôn bản, văn hóa dân tộc của lao động nông thôn. Phân nhóm đối tượng học nghề theo các tiêu chí sau: Đào tạo tập trung dài hạn tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học nghề để tạo nguồn lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu
lao động xã hội; Đào tạo nghề tập trung ngắn hạn tại Trung tâm Dạy nghề huyện; Đào tạo, tập huấn nghề lưu động: dạy nghề được thực hiện tại trung tâm học tập cộng đồng, các thôn, bản, khu dân cư đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân tại địa phương mà không cần phải đến các cơ sở dạy nghề như hình thức tập trung.
Năm 2009, xã chưa triển khai chính sách. Từ năm 2010 đến nay trên địa bàn xã đã mở được 10 lớp và đào tạo được 109 lao động nông thôn, số người có việc làm là khoảng 45 người, chiếm tỉ lệ 41,3% với tổng kinh phí hỗ trợ là 110 triệu đồng. Hỗ trợ đào tạo cho các nghề ngắn hạn (trong vòng 3 tháng) do công ty Cổ phần Thành Môn, gồm các nghề: Nông lâm tổng hợp, nuôi trồng thủy sản, nề xây dựng. Do địa hình khó khăn, đồng bào sống phân tán, vì vậy để triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và thanh niên dân tộc thiểu số, xã vẫn áp dụng mô hình đào tạo lưu động tại cụm bản.
Bảng 4.6 Tình hình đào tạo nghề tại địa phương (2010 - 2013)
STT Năm Số lớp Lượt người Kinh phí (triệu đồng)
1 2010 2 20 15
2 2011 3 30 29
3 2012 3 34 36
4 2013 2 25 30
(Nguồn: Tổng hợp điều tra, 2014)
Chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn qua từng năm đã giúp đỡ được nhiều người nghèo và thanh niên dân tộc thiểu số được học nghề, có thêm kinh nghiệm trong sản xuất và có cơ hội tìm việc làm, tăng thêm thu nhập và ổn định cuộc sống hàng ngày. Chất lượng, số lượng lao động được đào tạo đã được nâng lên. Tuy nhiên, vì thời gian đào tạo ngắn, không tập trung nên hiệu quả của công tác đào tạo nghề vẫn chưa cao, nhiều người lao động được dạy nghề vẫn chưa biết cách làm.
Hộp 4.8 Kiến thức được học bị bỏ không
gồm 20 người, chủ yếu là người dân trong bản. Cán bộ dạy cho chúng tôi cách chăn nuôi lợn thịt, nhưng do cán bộ không xuống dạy thường xuyên, lớp học đã giải tán, kiến thức dạy trước đó cũng bỏ không.
Anh Lò Văn An, 27 tuổi, bản Hua Mường Bên cạnh đó đời sống của người nghèo còn gặp nhiều khó khăn, cho nên ngoài việc hỗ trợ kinh phí đi lại, ăn uống thì cần tăng thêm mức hỗ trợ học nghề cho mỗi người, hiện tại mức hỗ trợ một người là 10.000 đồng/ngày còn thấp.