Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 30a2008NQ – CP tại địa bàn xã sốp cộp, huyện sốp cộp, tỉnh sơn la, giai đoạn 2009 2013 (Trang 70 - 75)

Năm 2009: Hỗ trợ mua giống cây, phân bón cho 250 hộ với kinh phí hỗ trợ là là 163.950.000 (đồng). Trong đó; hỗ trợ 0,75 tấn giống lúa; 7 tấn phân đạm; 12,5 tấn phân lân; 4,5 tấn phân kaliclorua. Hỗ trợ phục hóa cải tạo đất cho 25 hộ, với diện tích 60 , kinh phí hỗ trợ là 30.000.000 (đồng).

Năm 2010: Hỗ trợ 96 hộ giống lúa thuần, diện tích là 5799,2 ha ,kinh phí hỗ trợ là 37.311.738 đồng trong đó: 579,92 kg giống.Phân bón: Đạm Ure: 1.450 kg, Lân Supe: 2.609,6 kg, Kaliclorua: 695,9 kg. Hỗ trợ giống ngô lai cho 15 hộ với diện tích 10 ha trong đó:150 kg giống, Đạm: 3.500 kg, Lân Supe: 5.000 kg, Kaliclorua: 1.500 kg, kinh phí hỗ trợ là: 5.550.000 đồng. Hỗ trợ giống lợn lai cho 30 hộ, số lượng 1.800 kg ( 60kg/hộ), trị giá 108 triệu đồng. Hỗ trợ bò giống cho 15 hộ; số lượng 15 con (01 con/hộ) với tổng kinh phí là 144 triệu đồng. Hỗ trợ 15 hộ làm chuồng trại chăn nuôi, với tổng kinh phí là 15 triệu đồng ( 01 triệu đồng/hộ). Hỗ trợ 15 hộ mua giống trồng cỏ, diện tích 05 ha, kinh phí 10 triệu đồng (02 triệu đồng/ha).

Năm 2011: Hỗ trợ giống lúa, phân bón cho 164 hộ, diện tích 16,4 ha với tổng kinh phí là 112 triệu đồng.

Năm 2012: Hỗ trợ 19 tấn phân bón vụ mùa cho 178 hộ, tổng kinh phí là 157,95 triệu đồng. Hỗ trợ 28 con bò cái nền sinh sản cho 28 hộ, tổng giá trị là 266 triệu đồng. Hỗ trợ làm 34 chuồng trại chăn nuôi cho 34 hộ (1 triệu đồng/chuồng).

Năm 2013: Hỗ trợ giống, phân bón cây cà phê cho 108 hộ với tổng quy mô 28,55 ha và 142750 cây giống; 35.7 tấn phân bón, tổng kinh phí là 565 triệu đồng.Hỗ trợ giống thủy sản, diện tích 2.6 ha, cho 116 hộ với 26800 con cá giống, tổng kinh phí hỗ trợ là 52 triệu đồng.

Bảng 4.5 Tổng hợp kinh phí hỗ trợ sản xuất của xã Sốp Cộp giai đoạn 2009 – 2013 STT Hạng mục hỗ trợ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Hỗ trợ giống cây, phân bón 163,95 42,86 112 157,95 565 2 Hỗ trợ giống gia súc (lợn, bò) 0 252 0 266 0

3 Hỗ trợ phục hóa - cải tạo đất 30 0 0 0 0

4 Hỗ trợ mua giống trồng có 0 10 0 0 0

5 Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi 0 15 0 34 0

6 Hỗ trợ giống thủy sản 0 0 0 0 52

Tổng kinh phí 193,95 319,86 112 457,95 617

( Nguồn tổng hợp điều tra, 2014)

Một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất như: Hỗ trợ giống bò, hỗ trợ mua phân bón, hỗ trợ diện tích nuôi trồng thủy sản, làm chuồng trại, chuyển đổi giống cây trồng - vật nuôi, hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư… bước đầu đã phát huy hiệu quả, nhân dân tích cực tham gia phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình, đóng góp phần nào vào công cuộc giảm nghèo, xóa đói giảm nghèo của Đất nước.

Hộp 4.3 Kết quả nhận hỗ trợ bò từ Nghị quyết 30a

Gia đình tôi được hỗ trợ một con bò của Chương trình 30a, từ khi nhận được hỗ trợ cán bộ khuyến nông thường xuyên đến kiểm tra, nhắc nhở tôi cách chăm sóc và tiêm phòng cho vật nuôi. Nhìn vật nuôi nhanh lớn và khỏe mạnh tôi thấy vui lắm

Anh Tòng Văn Toản, 35 tuổi, bản Co Pồng, Qua điều tra bằng phương pháp phỏng vấn, có 90% hộ nông dân được hỏi đều hài lòng với chính sách hỗ trợ của nghị quyết 30a, 10% còn lại là do

không phải chủ hộ và không biết nguồn hỗ trợ được nhận là từ chính sách nào. Khi triển khai chính sách tại địa phương, cán bộ địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân hiểu về chính sách 30a, cũng như quyền lợi của người dân về chính sách, kết quả phỏng vấn: Có 100% hộ biết về nội dung của chính sách và 90% hộ nông dân có chủ hộ đi họp ở nhà văn hóa thôn, bản để nghe cán bộ phổ biến về nội dung Chính sách, được thăm hỏi nhu cầu, nguyện vọng hỗ trợ, đăng kí qua đơn và chờ xét duyệt của cơ quan chức năng.

Chính sách đã cho thấy những thay đổi tích cực ở địa phương, khiến cho người dân yên tâm sản xuất và ổn định đời sống. Đối với những hộ không nhận được hỗ trợ từ chính sách, phần lớn là những hộ có đời sống khá (hộ nông dân sản xuất giỏi), thu nhập cao (chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức, hộ kinh doanh) cũng có đánh giá tích cực về vai trò của chính sách đối với việc hỗ trợ cho người nghèo tại địa phương.

Có 90% hộ cho rằng chính sách phù hợp và nên tiếp tục áp dụng ở địa phương. Qua khảo sát cho thấy, đời sống của người nghèo theo đánh giá của các hộ xung quanh có chuyển biến chậm và số hộ thoát nghèo nhờ nhận được nguồn hỗ trợ của chính sách chỉ trên mức trung bình là 65%.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng đến kết quả của Chương trình, đó là: Một số bộ phận dân cư còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Chính sách, không áp dụng đúng kĩ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, khiến cho cây trồng và vật nuôi nhận được phát triển còi cọc, chậm lớn và chết, làm hao phí nguồn hỗ trợ của Chương trình.

Hộp 4.4 Chính sách hiệu quả đối với hộ muốn thoát nghèo

Được sự quan tâm của Nhà nước, đời sống bà con cũng thay đổi đáng kể, các hộ nghèo được hỗ trợ 100% so với nhu cầu của mình, Chính sách hiệu quả với những hộ muốn thoát nghèo, đối với những hộ không thể thoát nghèo nguyên nhân lâu dài là do mù chữ, không biết làm ăn, nhận thức kém, không biết kĩ thuật chăn nuôi kể cả làm ruộng, làm nương cũng thế.

Ông Vì Văn Thanh, 52 tuổi, trưởng bản Co Pồng Trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của người dân – hộ nghèo kém, không chịu khó học hỏi các phương pháp – kỹ thuật làm ăn khiến cho việc triển khai chính sách hỗ trợ không đạt được kết quả như đã đề ra, trong khi đó hỗ trợ của chính sách chỉ là hỗ trợ không hoàn lại một lần.

Hộp 4.5 Trở ngại khi thực hiện chính sách

Trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, có những hộ nghèo không thể thoát nghèo do họ lười lao động, có những hộ tuy nhận được hỗ trợ nhưng lại để chăn thả tự nhiên, không làm theo yêu cầu kĩ thuật của cán bộ mình dạy cho, sau một thời gian đi kiểm tra thì cây, con giống đã chết. Đó là trở ngại lớn nhất khi thực hiện chính sách.

Anh Nguyễn Hoài Nam, 34 tuổi, Công chức địa chính xây dựng nông nghiệp môi trường

Mặt khác, khu hộ nghèo ở lại xa khu trung tâm và hoàn cảnh của các hộ đều là khó khăn cho nên điều kiện để mua thức ăn chăn nuôi hay thuốc chữa bệnh cho vật nuôi là không có, vì vậy nếu chỉ cung cấp giống vật nuôi là không đủ, hộ nghèo cần phải được hỗ trợ thêm thuốc và các vật phẩm thú y khác. Ngoài ra, công tác triển khai nguồn hỗ trợ đến với người dân còn chậm, có đến 70% hộ nông dân trả lời là khoảng sau 1 - 1,5 năm sau họ mới nhận được hỗ trợ từ cán bộ địa phương, bởi nguyên nhân là do công tác rà soát, bình xét nhu cầu hộ nông dân của cán bộ thôn bản, xã chưa kịp thời, đường đi vào các bản còn nhiều khó khăn còn phải trông chờ vào nguồn phân bổ vốn

của huyện cho xã hàng năm, vì vậy có những hộ không được nhận hỗ trợ nếu như không đủ kinh phí, phải chờ sang năm sau.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 30a2008NQ – CP tại địa bàn xã sốp cộp, huyện sốp cộp, tỉnh sơn la, giai đoạn 2009 2013 (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w