Thành tựu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 30a2008NQ – CP tại địa bàn xã sốp cộp, huyện sốp cộp, tỉnh sơn la, giai đoạn 2009 2013 (Trang 42 - 45)

Điểm lại thời gian 20 năm (1990 – 2010) thành tích của Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong hai thập niên qua là rất lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng về giáo dục và y tế. Tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học của người nghèo là trên 90% và ở bậc trung học cơ sở là 70%. Trình độ học vấn tăng và sự đa dạng hóa các hoạt động phi nông nghiệp, cơ hội làm việc ở công trường, nhà máy... cũng đóng góp tích cực cho công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Trong vòng 25 năm, kể từ năm 1986, Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô la Mỹ đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, với thu nhập đầu người 1.200 đô la Mỹ như hiện nay.

Bảng 2.2 Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam qua các năm (2004 – 2010)

STT Tỷ lệ hộ nghèo Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010 Cả nước % 18,1 15,5 13,4 10,7 1 Thành thị - nông thôn - - - - - Thành thị % 8,6 7,7 6,7 5,1 Nông thôn % 21,2 18,0 16,1 13,2 2 Vùng - - - - - Đồng bằng sông Hồng % 12,7 10,0 8,6 6,4

Trung du và miền núi phía Bắc

% 29,4 27,5 25,1 22,5

Bắc Trung Bộ và duyên hải

Tây Nguyên % 29,2 24,0 21,0 17,1

Đông Nam Bộ % 4,6 3,1 2,5 1,3

Đồng bằng sông Cửu Long % 15,3 13,0 11,4 8,9

(Nguồn Tổng cục thống kê, 2010).

Không chỉ Ngân hàng thế giới mà nhiều nước và tổ chức kinh tế khác cũng đánh giá cao, coi Việt Nam là "một điểm sáng thành công" trong xóa đói giảm nghèo. Mới đây, tại Italia, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã tổ chức "Công nhận thành tích nổi bật trong đấu tranh xóa đói giảm nghèo" cho 38 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng nằm trong nhóm 18 quốc gia được trao bằng khen chứng nhận việc sớm đạt được Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ 1 (MDG 1) - hướng tới mục tiêu giảm một nửa số người bị đói vào năm 2015.

Có thể khẳng định rằng, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Mặc dù kinh tế đất nước còn không ít khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước luôn coi công tác giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng. An sinh xã hội và giảm nghèo luôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của Chính phủ những năm qua. Những thành tựu có được trong xóa đói giảm nghèo là nhờ nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và các cá nhân.

Tỷ lệ đói nghèo ở nước ta đã giảm một cách tích cực. Tính đến năm 2012, đã có 500 nghìn lượt hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở, 542 triệu lượt người được hỗ trợ bảo hiểm xã hội. Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo và các huyện nghèo giảm nhanh, hoàn thành vượt mục tiêu Quốc hội đề ra từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 9,6% (năm 2012). Thông qua thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 47% (năm 2006) xuống còn 28,8% (năm 2010), thu nhập bình quân đầu người là 4,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ các

xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn, bản lên tới 80,7%. 2,2 triệu hộ được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng được 6.834 mô hình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp...

Sau gần 4 năm thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo ở 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a đã giảm từ 58,33% (năm 2010) xuống còn 43,89% (năm 2012), bình quân giảm trên 7%/năm. Các địa phương đã hỗ trợ 1.340 lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, nâng tổng số lao động xuất khẩu lao động qua gần 4 năm lên gần 8.500 người. Các địa phương còn tổ chức đào tạo nghề cho hơn 10.000 lao động nghèo để tạo việc làm tại chỗ, ngoài địa bàn hoặc tham gia xuất khẩu lao động, 225 nghìn hộ được vay vốn với tổng số tiền 1.122 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để chăn nuôi gia cầm, gia súc, phát triển ngành nghề.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách về xóa đói giảm nghèo. Nhiều nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, quyết định, chính sách quan trọng về công tác xóa đói giảm nghèo đã được ban hành để phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Các chương trình, chính sách giảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội (các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội) và sự vươn lên của chính người nghèo..., tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của Nhà nước thực hiện hiệu quả công tác có ý nghĩa xã hội sâu sắc này. Kết quả tích cực của công cuộc xóa đói giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, an sinh xã hội cho người dân vùng đặc biệt khó khăn.

Tuy đạt được những thành tích đáng mừng nhưng công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam lại đang đối mặt với những thách thức mới. Phần lớn những người nghèo còn lại sống ở vùng nông thôn xa xôi, hạn chế về tài sản, trình độ học vấn và điều kiện sức khỏe kém. Nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số là một thách thức kéo dài. Tuy chỉ chiếm 15% dân số cả nước nhưng chiếm tới 47% tổng số người nghèo vào năm 2010, so với 29% năm

1998. Hơn nữa, những người nghèo ngày càng khó tiếp cận với các điều kiện giảm nghèo chung do không theo kịp tốc độ gia tăng của các điều kiện giảm nghèo, đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số.

Bên cạnh những thách thức giảm nghèo mang tính lâu dài thì công cuộc giảm nghèo ở nước ta còn phải tính đến một số thách thức mới như: Bất ổn vĩ mô ngày càng tăng khiến cho tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại; nghèo tại khu vực thành thị gia tăng do tốc độ đô thị hóa nhanh khiến người dân gặp khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi và nguy cơ tái nghèo mới ở khu vực nông thôn, ven biển.

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 30a2008NQ – CP tại địa bàn xã sốp cộp, huyện sốp cộp, tỉnh sơn la, giai đoạn 2009 2013 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w