Xóa đói giảm nghèo và chính sách xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 30a2008NQ – CP tại địa bàn xã sốp cộp, huyện sốp cộp, tỉnh sơn la, giai đoạn 2009 2013 (Trang 26 - 28)

2.1.5.1 Xóa đói giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là sự nghiệp của toàn dân, nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. ( trích: Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP)

Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phân hoá giàu nghèo diễn ra rất nhanh nếu không tích cực xoá đói giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy

được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến bộ của thời đại.

Do đó trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1996-2000 nhà nước đã xây dựng được các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia. Xoá đói giảm nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà nó còn là vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.

Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, xoá đói giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo về văn hoá, xã hội .Vì vậy, phải tiến hành thực hiện xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao động ở nông thôn vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Không giải quyết thành công các chương trình xoá đói giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung. Như thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được. Không tập trung nỗ lực, khả năng và điều kiện để xoá đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới trình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, thoát khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu.

2.1.5.2 Đặc điểm chính sách xóa đói giảm nghèo

Chính sách xóa đói giảm nghèo hướng vào việc hỗ trợ cho người nghèo đói các điều kiện sản xuất cần thiết (và trong chừng mực nhất định cả các điều kiện sinh hoạt), giúp người nghèo đói thoát khỏi đói nghèo, ổn định sản xuất và đời sống. Xét trên ý nghĩa đó, đây là một chính sách trực tiếp nâng cao đời sống người nghèo (Phạm Vân Đình, 2003)

Chính sách xóa đói giảm nghèo thể hiện ở việc cung cấp tài chính, hỗ trợ vật tư kỹ thuật, bồi dưỡng trình độ sản xuất, tay nghề cho người nghèo.

Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thường rất khó khăn vì đối tượng của chính sách xóa đói giảm nghèo là những người nghèo đói (những người non yếu về trình độ kỹ thuật và tổ chức sản xuất, đông con và thường chỉ có nguồn thu từ nông nghiệp…). Vốn cho người nghèo vay thường không được sử dụng đúng mục đích, vốn đầu tư cho sản xuất thường bị lạm dụng cho sinh hoạt… Trình độ kỹ thuật non yếu là điều kiện bảo đảm không chắc chắn cho kết quả sản xuất trông đợi. Người nghèo thường phải vay tín chấp nhưng thường “bóc ngắn cắn dài” nên việc thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy Ngân hàng cho người nghèo và các tổ chức tín dụng cho người nghèo vay vốn thường có các hình thức cho vay và thu nợ rất linh hoạt phù hợp với trình độ tiếp thu và khả năng thanh toán của người nghèo.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 30a2008NQ – CP tại địa bàn xã sốp cộp, huyện sốp cộp, tỉnh sơn la, giai đoạn 2009 2013 (Trang 26 - 28)