Lập lịch

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ truy nhập gói đường lên tốc độ cao-hsupa (Trang 58 - 61)

- EAGCH (EDCH Absolute Grant Channel: kênh cho phép tuyệt đối E DCH) là kênh vật lý đường xuống mới có mã định kênh với hệ số trải phổ

2.3.3. Lập lịch

Đối với HSUPA, bộ lập lịch là phần tử then chốt để điều khiển khi nào và tại tốc độ số liệu nào một UE được phép phát. Đầu cuối sử dụng tốc độ càng cao, thì công suất thu từ đầu cuối tại nút B cũng phải càng cao để đảm bảo tỷ số Eb/N0 (Eb=Pr/Rb, Pr là công suất thu tại nút B còn Rb là tốc độ bit được phát đi từ UE) cần thiết cho giải điều chế. Bằng cách tăng công suất phát, UE có thể phát tốc độ số liệu cao hơn. Tuy nhiên, do đường lên không trực giao nên công suất thu từ một UE sẽ gây nhiễu đối với các đầu cuối khác. Do vậy, tài nguyên chia sẻ đối với HSUPA là đại lượng công suất nhiễu cho phép trong ô. Nếu mức nhiễu quá cao, một số truyền dẫn trong ô, các kênh điều khiển và các truyền dẫn đường lên không được lập lịch có thể bị thu sai. Ngược lại, mức nhiễu quá thấp cho thấy rằng các UE đã bị điều chỉnh thái quá và không khai thác hết toàn bộ dung lượng hệ thống. Vì thế, HSUPA sử dụng bộ lập lịch để cho phép người sử dụng có số liệu cần phát được phép sử dụng tốc độ số liệu cao đến mức có thể nhưng vẫn đảm bảo không vượt quá mức nhiễu cực đại cho phép trong ô.

Nguyên lý lập lịch trong HSUPA được minh họa trong hình 2.12.

Khác với HSDPA, bộ lập lịch và các bộ đệm phát đều được đặt tại nút B, số liệu cần phát được đặt tại các UE đối với đường lên. Tại cùng một thời điểm, bộ lập lịch đặt tại nút B điều phối các tích cực phát của các UE trong ô. Do vậy, cần phải có m ột cơ chế để thông báo các quyết định lập lịch cho các UE và cung cấp thông tin về bộ đệm từ các UE đến bộ lập lịch. Chương trình khung HSUPA sử dụng các cho phép lập lịch phát đi t ừ bộ lập lịch của nút B để điều khiển tích cực phát của UE và các yêu cầu lập lịch phát đi t ừ UE để yêu cầu tài nguyên. Các cho phép lập lịch đi ều khiển tỷ số công suất giữa E- DCH và hoa tiêu được phép mà đầu cuối có thể sử dụng, cho phép lớn hơn có nghĩa là đầu cuối có thể sử dụng tốc độ số liệu cao hơn nhưng cũng gây nhiễu nhiều hơn trong ô. Dựa trên các kết quả đo đạc mức nhiễu tức thời, bộ lập biểu điều khiển cho phép lập lịch trong từng đầu cuối để duy trì mức nhiễu trong ô tại mức quy định (hình 2.13).

Trong HSDPA, thông thường một người sử dụng được xử lý trong một TTI. Đối với HSUPA, trong hầu hết các trường hợp chiến lược lập lịch đường lên đặc thù thực hiện lập lịch đ ồng thời cho nhiều người sử dụng vì một đầu cuối có công suất nhỏ hơn nhiều so với công suất nút B. Hơn nữa, một đầu cuối không thể sử dụng toàn bộ dung lượng ô một mình.

Nhiễu giữa các ô cũng cần được điều khiển. Thậm chí nếu bộ lập lịch đã cho phép một UE phát tại tốc độ số liệu cao trên cơ sở mức nhiễu trong ô chấp thuận được nhưng vẫn có thể gây nhiễu không chấp nhận được đối với các ô lân cận. Vì thế, trong chuyển giao mềm, ô phục vụ chịu trách nhiệm chính cho họat động lập lịch nhưng UE giám sát thông tin lập lịch từ tất cả các ô mà UE nằm trong chuyển giao mềm. Các ô không phục vụ yêu cầu tất cả các người sử dụng mà nó không hạ tốc độ số liệu E-DCH bằng cách phát đi chỉ thị quá tải trên đường xuống. Cơ chế này đảm bảo hoạt động ổn định cho mạng.

Lập lịch nhanh cung cấp một chiến lược cho phép kết nối mềm dẻo hơn. Vì cơ chế lập lịch cho phép xử lý tình trạng trong đó nhiều người sử dụng cần phát đồng thời nên số người sử dụng số liệu gói tốc độ cao mang tính cụm được cho phép lớn hơn. Nếu điều này gây ra mức nhiễu cao không thể chấp nhận được trong hệ thống thì bộ lập lịch có thể phản ứng nhanh chóng để hạn chế các tốc độ số liệu mà các UE có thể sử dụng. Không có lập lịch nhanh , điều khiển cho phép có thể chậm trễ hơn và phải dành một dự trữ nhiễu trong hệ thống trong trường hợp nhiều người sử dụng hoạt động đồng thời.

2.3.4. HARQ với kết hợp mềm

HARQ nhanh với kết hợp mềm được HSUPA sử dụng với mục đích cơ bản giống như HSDPA để đảm bảo tính bền vững chống lại các sai lỗi truyền dẫn ngẫu nhiên. Sơ đồ được sử dụng giống như đối với HSDPA. Đối với từng khối truyền tải được phát trên đường lên, một bit được phát từ nút B đến UE để thông báo giải mã thành công (ACK) hay yêu cầu phát lại khối truyền tải thu bị mắc lỗi (NAK).

Điểm khác biệt chính so với HSDPA bắt nguồn từ việc sử dụng chuyển giao mềm trên đường lên. Khi UE nằm trong chuyển giao mềm nghĩa là giao thức HARQ kết cuối tại nhiều ô. Vì thế trong nhiều trường hợp, số liệu truyền

dẫn có thể được thu thành công tại một số nút B nhưng lại thất bại tại các nút B khác. Nhìn từ phía UE, điều này là đủ vì có ít nhất một nút B thu thành công số liệu. Do vậy, trong chuyển giao mềm, tất cả các nút B liên quan đều giải mã số liệu và phát ACK hoặc NAK. Nếu UE nhận được ACK ít nhất từ một nút B thì UE cho rằng số liệu đã được thu thành công.

HARQ với kết hợp mềm có thể được khai thác không chỉ để đàm bảo tính bền vững chống lại nhiễu không dự báo được mà còn cải thiện hiệu suất đường truyền để tăng dung lượng vùng phủ sóng. Các bit được mã hóa bổ sung chỉ được phát khi cần thiết nên tỷ lệ mã sau các lần phát lại được xác định theo tỷ lệ mã cần thiết cho điều kiện kênh tức thời. Đây cũng chính là mục tiêu mà thích ứng tốc độ cố gắng đạt được, điểm khác chính là thích ứng tốc độ cố gắng tìm ra tỷ lệ mã phù hợp trước khi phát.

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ truy nhập gói đường lên tốc độ cao-hsupa (Trang 58 - 61)