7. SỮA CHUA
7.4.3. Qui trình công nghệ sản xuất sữa chua Kefir
7.4.4. Bảo quản sản phẩm sữa chua Kefir: - 152 - Sữa tươi Đồng hóa Làm nguội Thanh trùng
Lên men Men Kefir
Rót hộp Làm lạnh 2 Ủ chín Làm lạnh 1 Sữa chua Kefir
Thời gian bảo quản sữa chua kefir tối đa là khoảng 1 – 2 tuần ở nhiệt độ 4 – 6oC.
7.4.5. Các sản phẩm sữa chua Kefirtiêu biểu có mặt trên thị trường Việt Nam:
Sữa chua kefir Vinamilk được làm từ loại men đặc biệt kefir giúp:
• Giảm Cholesterol, giảm stress.
• Kích thích hệ thống miễn dịch, ức chế vi khuẩn có hại.
• Rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường.
8. KEM:
Kem là sản phẩm đã có mặt lâu đời tại Trung Quốc. Theo Campell (1980) thì mãi đến đến năm 1951 thì nhà máy sản xuất kem đầu tiên trên thế giới được ra đời và người ta bắt đầu xem kem là một sản phẩm thương mại. Ngày nay kem đã trở thành sản phẩm quen thuộc với mọi người tiêu dùng và được yêu thích ở các lứa tuổi khác nhau.
Có rất nhiều loại kem khác nhau trên thị trường. Chúng khác nhau về thành phần dinh dưỡng, màu sắc, hương vị, hình dáng,… Người ta căn cứ vào nguyên liệu chính để phân loại thành các nhóm là:
• Kem được làm từ sữa
• Kem được làm từ sữa và dầu thực vật.
• Kem được làm từ nước quả có bổ sung sữa.
• Kem được làm từ nước, đường, mứt quả,…
Trên thị trường thế giới hiện nay, kem được làm từ sữa và từ sữa có bổ sung dầu thực vật chiếm tới 80 – 90% tổng sản lượng kem.
8.2. Các nguyên liệu chính được dùng để sản xuất kem:
Các nguyên liệu chính được dùng để sản xuất kem được trình bày như sau:
Thành phần Nguyên liệu Tỷ lệ theo chất khô (%)
Tác dụng chủ yếu
Chất béo Cream, dầu bơ, bơ. Dầu thực vật
2 – 15 Tăng giá trị dinh dưỡng
Chất khô không mỡ
Sữa bột gầy Butter milk bột
10 – 11,5 Tăng giá trị dinh dưỡng.
Cải thiện cấu trúc kem.
Đường Glucose, fructose, lactose.
10 – 18 Tăng hàm lượng chất khô.
Chất ổn định Gelatin, casein, alginate, agar, caraghenan.
0,2 – 0,4 Liên kết với các phân tử nước, tạo cấu trúc tốt. Hương Các loại hương tự
nhiên và tổng hợp vani, cacao, chocolate.
Tạo hương thơm, tăng giá trị cảm quan.
Màu Chất màu tự nhiên hoặc tổng hợp.
Tạo màu sắc, tăng qía trị cảm quan.
Các loại nguyên liệu ở dạng bột như sữa bột, đường, chất ổn định được đóng trong các bao. Các nguyên liệu lỏng như sữa tươi, cream, sữa cô đặc có đường được chứa trong bồn. Tất cả các nguyên liệu chính, phụ đều phải đảm bảo chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm.
8.3. Qui trình công nghệ sản xuất kem:
- 155 - Làm lạnh sâu
Kem
Hương màu Nguyên liệu
Rót – Dập que Đông kem – Thổi khí
Ageing (ủ chín) Thanh trùng
Đồng hóa Trộn – Hòa tan
8.4. Bảo quản sản phẩm kem:
Tùy theo loại kem mà nhiệt độ và thời gian bảo quản sẽ khác nhau. Tại cơ sở sản xuất nhiệt độ bảo quản kem tốt nhất là – 30oC. Trong quá trình vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến nơi bán hàng thì nên bảo quản kem ở nhiệt độ – 25oC . Riêng người tiêu dùng được khuyến cáo trữ kem trong tủ đông có nhiệt độ nhỏ hơn – 18oC.
Nếu bảo quản kem đúng theo quy định thì thời gian bảo quản có thể kéo dài từ 6 – 9 tháng.
8.5. Các sản phẩm sữa thanh trùng tiêu biểu có mặt trên thị trường Việt Nam: 8.5.1. Các sản phẩm kem của công ty Vinamilk:
Hình: Kem cây Sữa Chocolate đậu phộng
Hình: Kem cây Sữa hương vani
8.5.1.2. Các sản phẩm kem hộp:
Kem hộp Vinamilk có nhiều hương vị trái cây tự nhiên như dâu, sầu riêng, dừa, khoai môn, đậu xanh ... được đóng trong bao bì hộp 1 lít hoặc 450ml tiện lợi cho người sử dụng. Bạn có thể ăn ngay với bánh côn kem hoặc cho thêm mứt, đậu phộng hoặc sirô
9. PHOMAT:
9.1. Giới thiệu đồi nét về sản phẩm phomat:
Phomat là một sản phẩm rất giàu dinh dưỡng được chế biến từ sữa. Hiện nay trên thế giới co hàng trăm loại phomat khác nhau về cấu trúc, mùi vị, màu sắc, hàm lượng chất béo, các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh. Quy trình sản xuất phomat cũng rất đa dạng,
người sử dụng 26 – 28kg phomat các loại. Còn tại Việt Nam, sản phẩm phomat đã được nhập khẩu từ vài chục năm trước đây. Đến nay, một số công ty chế biến sữa trong nước đã bắt đầu sản xuất được vài loại phomat đơn giản.
Hình: Phomat Cheddar Hình: Phomat cứng Parmesan
9.2. Giá trị dinh dưỡng của phomat:
Phomat có chứa một lượng protein và chất béo tương đối cao nên độ sinh năng lượng tương đương với thịt heo. Các protein, chất béo trong phomat đều ở dạng mà khi vào cơ thê sẽ dễ dàng hấp thu, có đầu đủ amino aicd không thay thế, các vitamin và các loại muối khoáng.
9.3. Nguyên liệu sản xuất phomat:
Để sản xuất phomat, người ta sử dụng nhiều nguyên liệu như sữa tươi, rennin, vi khuẩn lactic, phụ gia,…
9.3.1. Sữa tươi:
Phomat có thể được sản xuất từ sữa bò, sữa dê, sữa cừu dưới dạng sữa tươi, sữa đã tách một phầm chất béo hoặc sữa gầy.
Sữa tươi là nguyên liệu chính trong sản xuất phomat. Sữa tươi nguyên liệu phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng.
Tuyệt đối không nhận sữa non, sữa cuối và sữa của động vật đang bị bệnh, động vật đang dùng thuốc kháng sinh. Ngoài ra trong sữa nguyên liệu không được chứa thực khuẩn thể (bacteriophage), không bị nhiễm các chất sát trùng từ các dụng cụ chứa và hệ thống đường ống vận chuyển.
Sữa nguyên liệu có hàm lượng casein càng cao thì hiệu suất thu hồi phomat sẽ càng cao.
9.3.2. Chất béo:
Để sản xuất phomat có hàm lượng béo cao, các nhà sản xuất có thể sử dụng thêm cream hoặc sữa bơ (bettermilk).
9.3.3. Vi khuẩn lactic:
Có hai nhóm vi khuẩn lactic được sử dụng trong sản xuất phomat là:
• Nhóm vi khuẩn không chịu được nhiệt độ cao:
+ Tiêu biểu cho nhóm này bao gồm các loài vi khuẩn như Streptococcus lactic,
Streptococcus bacterium, Lactobacillus plantarum,…
+ Những vi khuẩn này được dùng để sản xuất phomat có nhiệt độ thấp (38 – 41oC) ở lần gia nhiệt thứ hai.
• Nhóm vi khuẩn chịu được nhiệt độ cao:
vi sinh vật tiết ra.
Ngoài rennin, trong sản xuất phomat người ta còn sử dụng pepsin được chiết từ dạ dày heo, bò, trâu,…
9.3.5. Nấm mốc:
Penicillium candidum được dùng trong quá trình sản xuất một số loại phomat có vỏ ngoài bóng như Camembert, Brie,…
Penicillium glaucum được dùng để tạo vân cho các loại phomat có lấm tấm xanh như Roquefort, Bleu d’Auvergne,…
9.3.6. Muối ăn NaCl:
NaCl được sử dụng nhằm mục đích bảo quản đem lại vị mặn đặc trưng đồng thời cũng là tác nhân tham gia tạo nên cất trúc cho phomat.
9.3.7. Muối CaCl2:
CaCl2 được sử dụng để làm tăng số lượng ion Ca2+ tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng đông tụ.
9.3.8. Khí CO2:
Khí CO2 khi hòa tan vào sữa sẽ làm pH giảm nhẹ. Theo Bylund Gosta (1995) thì việc sục CO2 vào sữa sẽ cho phép rút ngắn được thời gian đông tụ casein hoặc tiết kiệm được lượng chymosin cần sử dụng.
9.3.9. Muối KNO3 hoặc NaNO3:
trong quá trình ủ chín phomat nhưng không ảnh hưởng đến các vi khuẩn hữu ích.
9.3.10. Các chất màu:
Màu sắc của phomat do các hợp chất carotenoides hòa tan trong chất béo của sữa tạo nên. Để ổn định màu sắc cho phomat, những nhà sản xuất thường sử dụng các chất màu tự nhiên như carotenoides (E160) hoặc chlorophylle (E140)
9.3.11. Những nguyên liệu phu khác:
Đường saccharose, nước ép trái cây, mứt trái cây, mật ong,... còn được sử dụng trong sản xuất một số loại phomat để làm đa dạng hóa hương vị của sản phẩm.
9.4.Phân loại phomat:
Có nhiều cách phân loại phomat khác nhau: Phân loại theo tác nhân đông tụ casein:
Có thể phân loại theo tác nhân đông tụ casein như sau: phomat đông tụ do rennin, phomat đông tụ do acid, phomat đông tụ bằng cả rennin và acid.
Phân loại theo hàm lượng nước:
• Phomat rất cứng: có độ ẩm <47%.
• Phomat cứng: có độ ẩm <56%.
• Phomat cứng vừa: có độ ẩm từ 54% đến 63%.
• Phomat mềm: có độ ẩm từ 78% đến 87%.
Ví dụ như: Cheddar, Emmentaler, Manchego,… là phomat cứng. Gouda, Edam, Danbo, Svecia,… là phomat cứng vừa.
Camembert, Brie, Maroilses, Munster, Gorgonzola,… là phomat mềm.
9.5.Qui trình công nghệ sản xuất phomat:
- 163 - Lên men giai đoạn 1
Xử lí khối sữa đông (cắt, khuấy, đảo trộn)
Lên men giai đoạn 2 Làm sạch
Ageing Tiêu chuẩn hóa
Làm nguội Thanh trùng
Nén, ép
Ướp muối
Làm chín phomat
Phomat
NaCl
Rennin, CaCl2, KNO3, NaNO3 Vi khuẩn lactic
9.6. Bảo quản sản phẩm phomat:
Tùy theo loại phomat mà người ta sẽ sử dụng các loại bao bì khác nhau để bảo quản phomat.
Người ta có thể dùng một số hỗn hợp tráng trực tiếp lên phomat bên ngoài hoặc bọc giấy đặc biệt với mục đích làm giảm mức hao sản phẩm, giảm chi phí lao động, bảo vệ hình dáng sản phẩm, ngăn chặn sự phát triển của các loại mốc.
Do sản phẩm có cấu trúc gel đặc trưng nên trong quá trình vận chuyển phomat nên hạn chề sự dằn xóc vì những va chạm cơ học này có thể làm hư hỏng cấu trúc sản phẩm.
Ngoài ra nên hạn chế sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ trong quá trình bảo quản vì đây là nguyên nhân làm xuất hiện những giọt nước ngưng tụ trong bao bì sản phẩm.
9.7. Các sản phẩmphomat có mặt trên thị trường Việt Nam: 9.7.1. Phomat Vinamilk:
9.7.2. Phomat Gouda:
9.7.3. Phomat con bò cười :
9.7.4. Phomat Anchor Mozzarella:
• Xuất xứ: NewZealand.
• Dạng thành phẩm: Đóng gói.
• Nguyên liệu đặc trưng: Sữa bò.
• Trọng lượng : 100 g
10. BƠ:
10.1. Giới thiệu đôi nét về sản phẩm bơ:
Trước thế kỉ 19, người ta sản xuất bơ từ nguyên liệu váng sữa. Váng sữa thường có độ chua cao do quá trình tách váng sữa từ sữa tươi được thực hiện bằng phương pháp thủ công. Người ta để lắng sữa tươi trong thùng chứa và sự tách pha diễn ra nhờ sự chênh lệch về tỷ trọng giữa chất béo và sữa gầy. Thời gian tách pha kéo dài nên hệ vi sinh vật
thành phẩm sẽ có cấu trúc và hương vị không ổn định.
Việc sản xuất bơ bắt đầu được công nghiệp hóa kể từ khi Gustaf de Laval phát minh ra thiết bị tách chất béo (cream) vào năm 1879. Bên cạnh đó, quá trình thanh trùng nguyên liệu creamtrong sản xuất được thực hiện từ những năm 1880 đã cải thiện đáng kể chất lượng của sản phẩm. Và từ năm 1890, người ta bắt đầu sử dụng canh trường vi khuẩn lactic thuần khiết trong sản xuất bơ lên men.
Bơ là một sản phẩm có được nhờ quá trình đánh cream từ việc tách mỡ sữa, có nhiệt năng lớn (7800 cal/kg), độ tiêu hóa cao (97%) và rất giàu các loại vitamin A, E, B1, B2, C.
Có thể dùng bơ làm thức ăn trực tiếp hoặc dùng làm thực phẩm trung gian để chế biến các loại thức ăn khác.
10.2. Phân loại bơ:
Bơ có rất nhiều loại, khác nhau về thành phần, mùi vị và phương pháp chế biến. Người ta có thể chia bơ thành các nhóm chính như sau:
• Theo mùi vị:
+ Bơ ngọt: là loại bơ không có công đoạn lên men lactic trong quá trình sản xuất. + Bơ chua: là loại bơ có công đoạn lên men lactic trong quá trình sản xuất. + Bơ mặn (có muối) hoặc bơ nhạt (không có muối).
+ Bơ có gia vị (bơ có cacao, đường , cà phê,...)
• Theo phương pháp sản xuất:
+ Bơ được sản xuất bằng phương pháp đảo trộn.
+ Bơ được sản xuất bằng phương pháp liên tục có sử dụng máy làm bơ liên hoàn.
10.3.Nguyên liệu dùng để sản xuất bơ: 10.3.1. Cream:
Nguyên liệu chính tong sản xuất bơ là cream. Các nhà máy sản xuất bơ có thể thu nhận cream từ nguyên liệu sữa tươi bằng phương pháp ly tâm hoặc mua cream từ những nhà máy chế biến sữa khác. Trên thị trường hiện nay, hàm lượng chất béo trong cream thường dao động trong khỏang 35 – 40%.
Trong sản xuất bơ lên men, người ta sử dụng vi khuẩn lactic dạng LD như
Streptococcus diacetylactics và Leuconostos citrovorum.
Trong quá trình lên men, ngoài acid lactic thì vi khuẩn lactic sẽ tổng hợp các chất dễ bay hơi như aldehyde acetic, diacetyl, acetoin,… để tạo hương vị đặc trưng cho sản phẩm bơ.
10.3.3. Các phu gia và gia vị: 10.3.3.1. Chất màu:
Màu sắc của bơ do các hợp chất carotenoides có trong cream nguyên liệu quyết định, ngoài ra khi bơ có màu nhạt thì có thể sử dụng một số chất màu thực phẩm để tạo màu cho sản phẩm như Curcumine, Caramel,…
10.3.3.2. Chất chống oxy hóa:
Phổ biến nhất là gallat propyle, butyl hydroxy anisol (BHA), butyl hydroxy toluen (BHT). Hàm lượng sử dụng các chất này không quá 0,01%.
10.3.3.3. Muối NaCl:
Yêu cầu độ tinh sạch của muối không được thấp hơn 99,7%.
10.3.3.4. Các gia vị khác:
số gia vị khác như tiêu, tỏi, củ đinh hương,..Việc lựa chọn gia vị phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng và nơi sản xuất ra sản phẩm.
10.4. Qui trình công nghệ sản xuất bơ:
- 170 - Cream
Kiểm tra chất lượng
Trộn muối Rửa hạt bơ Đảo trộn Lên men Làm lạnh – Ủ chín Thanh trùng cream
Đóng gói Xử lí hạt bơ
Bảo quản
10.5. Bảo quản sản phẩm bơ:
Bơ thường được bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng từ – 4oC đến – 6oC ngay sau khi vừa chế biến xong. Thời gian bảo quản bơ có thể kéo dài vài tháng.
thời gian bảo quản bơ.
Trong quá trình bảo quản bơ, một số biến đổi có thể diễn ra như các chất béo bị oxy hóa tạo nên các peroxyde gây độc cho người sử dụng. Để hạn chế các biến đổi này, ta phải luôn bảo quản bơ trong bao bì kín và ơ nhiệt độ thấp.
10.6. Các sản phẩm sữa tiệt trùng tiêu biểu có mặt trên thị trường Việt Nam: 10.6.1. Bơ tươi nguyên chất Mộc Châu:
• Thành phần: + Chất béo/Fat: 83g + Muối /NaCl
• Trọng lượng đóng gói: 200 g/thanh.
• Dạng đóng gói: gói trong giấy nhôm.
• Hạn sử dụng: 60 ngày, bảo quản lạnh 0oC đến 2oC .
10.6.2. Bơ con bò cười:
10.6.3. Bơ bega:
10.6.4. Bơ president Pháp
• Tên hàng : Bơ lạt viên President
• Xuất xứ : Pháp
• Chất béo : 82%
10.6.5. Bơ paysan breton mặn
• Xuất xứ : Pháp
• Nguyên liệu đặc trưng : sữa bò
10.6.6. Bơ even mặn
• Xuất xứ: Pháp
10.6.7. Bơ Anchor
• Xuất xứ: NewZealand
• Dạng thành phẩm: đóng gói
• Nguyên liệu đặc trưng: sữa bò
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3) Lâm Xuân Thanh, “Giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa” , Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2003.
4) Lê Thị Liên Thanh – Lê Văn Hoàng, “Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa”, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2002.
5) Nguyễn Ngọc Tuân – Lê Thanh Hiền, “Chế biến thịt & sữa”, Nhà xuất bản nông nghiệp, 2004.
6) Nguyễn Thị Hiền, “Vai trò của nước và hệ thống tẩy rửa khử trùng (CIP)trong nhà máy thực phẩm”, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2003.
7) Tetra Pak, “Dairy processing handbook”, 2001.
8) E. Waagner Nielsen – Jens A.Ullum, “Dairy technology 1”, Danish Turnkey Dairies Ltd, 1989. 9) www.vinamilk.com.vn 10)www.nutifood.com.vn 11)www.anco.vn 12)www.nestle.com.vn - 177 -