Xử lí nhiệt là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi nhằm làm tăng thời gian bào quản của thực phẩm. Việc tăng thời gian bảo quản là nhờ tiêu diệt các vi sinh vật và phá hủy các enzyme.Nếu quá trình xử lí nhiệt tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật nhưng chưa loại bỏ hết hoàn toàn các vi sinh vật thì quá trình này gọi là thanh trùng. Nếu thực tế toàn bộ vi sinh vật và enzyme đều bị tiêu diệt thì quá trình này gọi là tiệt trùng.
Nhà bác học người Pháp Louis Pasteur đã chúng minh hiệu quả của quá trình thanh trùng vào khoảng năm 1860 khi ông thực hiện một số thí nghiệm xử lí nhiệt trên bia và rượu vang ở nhiệt độ 60oC và nâng dần nhiệt độ lên cho tới điểm sôi.
Sau đó vào năm 1883 ở Đan Mạch, Fjord đã triển khai một loạt các thí nghiệm thanh trùng trên sữa. Sản phẩm đầu tiên được dùng để thí nghiệm là sữa gầy và sau đó trong những năm 1888 thì các thí nghiệm thanh trùng để làm bơ được bắt đầu. Kết quả
hư hỏng có nguồn gốc từ vi khuẩn, nhờ vậy chất lượng bơ được cải thiện. Trên cơ sở các kết quả này, nghành chế biến sữa đã giới thiệu rộng rãi công nghệ thanh trùng cream để làm bơ vào những năm 1890. Tuy nhiên việc thanh trùng chỉ được bắt buộc bằng luật vào năm 1898 đối với sữa gầy và cream để làm bơ phải thanh trùng ở nhiệt độ cao. Phải mất nhiều năm sau, công nghệ xử lí nhiệt sữa làm phomat và sữa lỏng mới trở nên phổ biến.
Từ năm 1930, thanh trùng HTST (nhiệt độ cao, thời gian ngắn) cho sữa lỏng mới trở thành bắt buộc. Cho tới thời điểm này, các cơ quan bảo vệ sức khỏe đã gặp phải vấn đề làm sao thực hiện xử lí nhiệt có hiệu quả mà không làm giảm nhiều giá trị dinh dưỡng của sữa. Năm 1967, phương pháp tiệt trùng UHT (nhiệt độ sieu cao, thời gian rất ngắn) được phép áp dụng đối với sữa lỏng và các sản phẩm của sữa ở dạng lỏng. Tiệt trùng kể cả thời gian dài hay ngắn đã trở nên hết sức thông dụng ở Trung Âu, Nam Âu như Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan, … Tuy nhiên đối với sản phẩm sữa đóng hộp, phương pháp tiệt trùng trong hộp với thời gian dài đã được sử dụng ở Đan Mạch từ khoảng những năm 1920.